Viêm lợi uống thuốc gì? Top 05 loại thuốc viêm lợi hiệu quả nhất

Viêm lợi chính là một bệnh lý nha khoa gây ra cảm giác cực kỳ khó chịu cho người mắc phải. Chính vì thế uống thuốc viêm lợi sẽ là giải pháp tối ưu nhất được tìm đến khi không may xuất hiện tình trạng này. Tuy nhiên hiện nay với sự đa dạng của các loại thuốc nên việc bị viêm lợi uống thuốc gì vẫn làm cho nhiều người thấy đau đầu lựa chọn. Vậy đâu mới là loại thuốc tối ưu dành cho bạn? Hãy cùng với chúng tôi đi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Viêm lợi là bệnh gì?

Viêm lợi là tình trạng lợi chân răng bị viêm nhiễm gây ra hiện tượng đỏ, sưng phù ở chân răng. Các biểu hiển chính của viêm lợi bao gồm: 

  • Nướu có hiện tượng sưng to và có màu đỏ thẫm
  • Chạm tay vào sẽ có cảm giác đau và dễ chảy máu, đặc biệt khi đánh răng.
  • Có cảm giác đau nhức, khó chịu tại vùng nướu bị sưng.

Nguyên nhân chủ yếu gây đến bệnh viêm lợi là quá trình vệ sinh không được đảm bảo dẫn đến việc vi khuẩn còn tồn tại ở chân răng. Lâu ngày chúng sẽ tích tụ và tấn công vào tổ chức niêm mạc miệng, gây nên các tình trạng viêm lợi. 

Viêm lợi có nên uống thuốc không? 

Thuộc một trong các cách chữa trị tình trạng viêm lợi được bệnh nhân áp dụng nhiều nhất hiện nay chính là sự dụng thuốc Tây y để chữa trị. Theo như các chuyên gia trong ngành khuyến cáo, sử dụng thuốc Tây y sẽ mang đến hiệu quả nổi bật như sau:

Viêm lợi có nên uống thuốc không? 

Viêm lợi có nên uống thuốc không? 

  • Giảm nhanh hiện tượng sưng đau và nhiễm trùng do viêm lợi gây nên
  • Ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây viêm nhiễm lây lan đến những khu vực xung quanh.
  • Có thể sử dụng để chữa trị dứt điểm tình trạng viêm loại giai đoạn cấp tính, mãn tính
  • Thuốc được dùng ở dạng uống hoặc là gel bôi nên cực kỳ tiện dụng mà người bệnh có thể dễ dàng mang theo bên người được.

Viêm lợi uống thuốc gì hiệu quả?

Như vậy viêm lợi không những gây ra đau đớn, phiền toái cho người mắc mà khi không chữa trị được kịp thời thì nó còn dễ làm hình thành bệnh nha chu. Do đó việc lựa chọn đúng loại thuốc viêm lợi phù hợp với tình trạng răng của mình là điều cần thiết. Bạn có thể tham khảo một số loại được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Syndent Plus Dental Gel

Syndent Plus Dental Gel là thuốc thuộc nhóm ETC, có dạng gel lỏng, được sử dụng trong điều trị các trường hợp sưng lợi, viêm lợi, đau buốt răng và nhiễm khuẩn đường miệng. Bên cạnh đó sản phẩm còn được bác sĩ kê đơn nhằm loại bỏ cao răng hiệu quả. Syndent Plus Dental Gel phù hợp cả cho bệnh nhân viêm nha chu và viêm lợi. 

Thành phần chính gồm Lidocaine Hydrochloride khan USP (0.40g), Metronidazole (0, 20 g) Chlorhexidine Gluconate BP (0,05 g) và một vài tá dược đầy đủ cho 1 viên. Hướng dẫn sử dụng như sau:

  • Với người lớn: Sử dụng lượng gel vừa đủ vào đầu ngón tay, thoa nhẹ vào vùng răng bị viêm lợi ngày 3 – 4 lần, tối đa 3h thoa lại một lần.
  • Với trẻ nhỏ: Dùng tương tự giống người lớn nhưng liều dùng sẽ giảm 2 – 3 lần/ngày, tối đa 6 tiếng thoa thuốc lại một lần. Không sử dụng cho trẻ dưới 30 tháng tuổi.

Thuốc trị viêm lợi Syndent Plus Dental Gel

Thuốc trị viêm lợi Syndent Plus Dental Gel

Thuốc chữa viêm lợi tốt nhất Naphacogyl

Naphacogyl dùng tốt nhất là cho các bệnh viêm nhiễm khoang miệng, điển hình như viêm nha chu, áp xe răng, chảy máu chân răng,… Ngoài ra thì sản phẩm còn được bác sĩ kê đơn thuốc trong trường hợp bệnh nhân hậu phẫu răng miệng nhằm phòng ngừa viêm nhiễm. Thành phần chính của Naphacogyl là Spiramycin (100000 IU) và Metronidazol (125mg). Hướng dẫn sử dụng cụ thể gồm:

  • Với người lớn: Liều dùng 4 – 6 viên/ngày, chia ra thành 2 lần uống, dùng trong bữa ăn
  • Với trẻ nhỏ: Dùng tương tự giống người lớn nhưng liều lượng giảm đi 1 nửa, còn 2 viên/ngày.

Lưu ý không được uống thuốc tư thế nằm, không dùng cho người cao tuổi. Các đối tượng có bệnh viêm đường ruột, bệnh dạ dày cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Thuốc chữa viêm lợi tốt nhất Naphacogyl

Thuốc chữa viêm lợi tốt nhất Naphacogyl

Thuốc chữa viêm lợi Emofluor Gel

Emofluor Gel chính là loại thuốc dạng Gel chuyên dùng cho chữa trị các bệnh lý về chân răng bao gồm mòn hở chân răng, viêm lợi, ê buốt răng. Bên cạnh đó thì còn giúp giảm các cơn đau viêm lợi gây ra và có tác dụng phòng chống bệnh hỏng men răng, sâu vỡ răng. Thành phần cấu tạo của Emofluor Gel gồm Stannous Fluoride, Propylene Glycol, Sodium Saccharin, Glycerin, Aroma, Phosphorylcolamine, Cellulose Gum, PEG-40-Hydrogenated Castor Oil,  PEG 8 và Aqua.

Hướng dẫn sử dụng là lấy lượng thuốc vừa đủ lên ngón tay hay bàn chải rồi bôi đều lên khu vực đang bị viêm. Sau đó để im trong khoảng 1 phút rồi nhổ đi và không cần súc miệng lại với nước. Khuyến cáo dùng cho trẻ trên 6 tuổi.

  • Đề phòng: Dùng 1 lần/ngày vào mỗi buổi tối
  • Đặc trị: Dùng 3 – 4 lần/ngày

Thuốc chữa viêm lợi Emofluor Gel

Thuốc chữa viêm lợi Emofluor Gel

Thuốc chữa viêm lợi Amoxicillin

Amoxicillin là loại thuốc kháng sinh có chức năng hỗ trợ phòng ngừa vi khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn hiệu quả. Vậy nên không chỉ viêm lợi mà nhiều tình trạng viêm nhiễm khác như nhiễm khuẩn đường thở, viêm nha chu,… đều được các bác sĩ chỉ định sử dụng loại thuốc này để khắc phục.

  • Thành phần chính gồm: Amoxicillin 500mg, Colloidal silicon dioxid A200 và Natri Starch Glycolat, Natri lauryl sulfat.
  • Hướng dẫn sử dụng: Dùng 3 lần/ngày, mỗi lần uống 250 – 350mg tùy vào tình trạng của mỗi người. Hãy dùng liên tục từ 7 – 10 ngày nếu muốn thuốc phát huy tác dụng tối ưu nhất.
  • Lưu ý: Amoxicillin chỉ có tác dụng phòng ngừa, ức chế vi khuẩn chứ không có tác dụng tiêu diệt được vi khuẩn.

Thuốc chữa viêm lợi Amoxicillin

Thuốc chữa viêm lợi Amoxicillin

Thuốc chữa viêm lợi Clindamycin

Clindamycin là thuốc kháng sinh sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng và viêm lợi cấp tính. Khi mà thuốc đi vào cơ thể thì nó sẽ ức chế hiệu quả sự sinh sôi cũng như phát triển của vi khuẩn. Sau đó khiến chúng bị suy yếu dần rồi biến mất. 

  • Thành phần chính: Clindamycin Hydrochloride, Sodium Hydrate, nước, EDTA, Benzyl Alcohol.
  • Hướng dẫn sử dụng: Trường hợp viêm lợi nhẹ dùng ngày 4 lần, mỗi lần uống 150 – 300mg/lần. Còn trường hợp viêm lợi nặng cũng vẫn dùng ngày 4 lần nhưng liều lượng tăng dần lên 300 – 450mg/lần.

Thuốc chữa viêm lợi Clindamycin

Thuốc chữa viêm lợi Clindamycin

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị viêm lợi

Để đảm bảo hiệu quả phát huy tối ưu nhất, hạn chế tác dụng phụ ngoài ý muốn thì khi sử dụng thuốc trị viêm lợi bạn cần lưu ý một số điều quan trọng như sau:

Không được tự ý sử dụng thuốc

Đa phần những loại thuốc chữa viêm lợi đều là loại thuốc kháng sinh, sẽ chỉ được dùng dưới sự chỉ định cũng như kê đơn từ bác sĩ. Do vậy bạn không nên tự ý mua hay dùng bất kỳ dòng thuốc nào nếu chưa có sự thăm khám cũng như tư vấn của người có chuyên môn.

Giữ gìn vệ sinh răng miệng cẩn thận

Với những loại thuốc ở dạng bôi thì việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp cho thuốc phát huy được công dụng tối đa. Còn ngược lại nếu bạn bôi thuốc khi răng miệng chưa được sạch cho lắm thì có thể khiến tình trạng viêm lợi của mình trầm trọng hơn.

Chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cần thận để đạt hiệu quả cao

Chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng cần thận để đạt hiệu quả cao

Cẩn trọng với những tác dụng phụ đi kèm

Khi sử dụng thuốc chữa trị viêm lợi thì tác dụng phụ của thuốc là điều mà bệnh nhân có thể gặp phải. Tuy nhiên nếu mà tình trạng tác dụng phụ trở nên xấu đi, ngày một nghiêm trọng hơn hoặc bạn gặp phải hiện tượng không được đề cập ở trong tác dụng phụ thì tốt nhất cần di chuyển đến bác sĩ để thăm khám và chữa trị kịp thời. Bên cạnh đó người bệnh cũng nên sử dụng đúng liều lượng bác sĩ khuyến cáo để hạn chế tối thiểu tác dụng phụ của thuốc.

Hy vọng rằng một số chia sẻ vừa rồi đã giúp cho bạn trả lời được câu hỏi viêm lợi uống thuốc gì và qua đó lựa chọn cho mình dòng sản phẩm ưng ý nhất. Thuốc trị viêm lợi khá đa dạng nên ngoài việc tham khảo thuốc trên thị trường thì bạn cũng nên thăm khám để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn dòng thuốc phù hợp với mức độ bệnh của mình nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đọc đọc bài viết.

Mọi thắc mắc cần tư vấn, giải đáp về vấn đề răng miệng vui lòng liên hệ ngay với Nha Khoa Kim qua số hotline 1900 6899 để được giải đáp nhé. Hoặc đăng ký thông tin theo form bên dưới nhé!

 

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)