Dấu hiệu bé sốt mọc răng và cách giảm sốt tại nhà

Bé bị sốt có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó, sốt mọc răng là một trong những tình trạng thường gặp. Vậy dấu hiệu bé sốt mọc răng là gì và ba mẹ cần làm gì để giảm sốt tại nhà. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim nhé!

Trẻ sơ sinh bắt đầu mọc răng khi nào?

Trẻ sơ sinh bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7, ở giai đoạn này những chiếc răng đầu tiên sẽ bắt đầu mọc lên. Một số trường hợp trẻ có thể mọc răng sớm hơn hoặc muộn hơn so với bình thường. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Trừ khi trẻ 18 tháng tuổi mà vẫn chưa mọc răng thì nên đưa trẻ đi thăm khám ngay.

Thông thường, thứ tự mọc răng ở trẻ lần lượt như sau: 2 răng cửa dưới, 2 răng cửa trên, 2 răng cửa bên hàm trên, 2 răng cửa bên hàm dưới, răng hàm, răng nanh. Hầu hết trẻ sẽ mọc khoảng 20 răng sữa trước 3 tuổi.

Một số trường hợp trẻ đã mọc sẵn 1 – 2 răng khi mới chào đời hoặc mọc răng chỉ sau vài tuần sinh. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình trẻ bú sữa hoặc răng lung lay khiến trẻ bị nghẹt thở. Khi đó, ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp ngay bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý đúng.

▷ Xem thêm: Thứ tự mọc răng của bé: Dấu hiệu và chăm sóc đúng cách

Trẻ sơ sinh bắt đầu mọc răng khi nào?

Trẻ sơ sinh bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7

Dấu hiệu nhận biết bé sốt do mọc răng

Cha mẹ thường nhầm lẫn giữ việc trẻ sốt thông thường và trẻ sốt khi mọc răng. Dưới đây là một vài dấu hiệu dễ nhận biết cho thấy bé bị sốt do mọc răng mà cha mẹ có thể lưu lại:

Sốt nhẹ

Bé thường bị sốt nhẹ từ 38 – 38.5 độ C khi răng bắt đầu mọc lên. Trường hợp nướu răng bị sưng hoặc viêm, bé có thể bị sốt cao hơn. Tuy nhiên, hầu hết bé chỉ bị sốt nhẹ và không kèm theo tiêu chảy.

Trường hợp bé sốt cao trên 38 độ C và bị tiêu chảy có thể bé không bị sốt do mọc răng mà đang mắc một bệnh nào khác. Lúc này, ba mẹ nên đưa bé đi thăm khám ngay để được theo dõi kịp thời.

Biếng ăn

Cơn sốt do mọc răng có thể làm bé cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Do đó, trẻ bé lười ăn và quấy khóc nhiều hơn. Lúc này, ba mẹ không nên ép con ăn mà thay vào đó hãy chia nhỏ bữa ăn để bé ăn từng chút một.

Nướu sưng, đỏ

Khi bé bắt đầu mọc răng, nướu của bé sẽ bị sưng và đỏ. Tình trạng này khiến cho nhiệt độ cơ thể của bé cao hơn bình thường. Đây cũng là 1 nguyên nhân khiến bé bị sốt khi mọc răng.

Dấu hiệu mọc răng khác

Ngoài các dấu hiệu kể trên, bé sốt do mọc răng cũng có thể gặp phải một số tình trạng như:

  • Chảy nước dãi nhiều
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi
  • Nhai núm vú
  • Hay cắn tay, đồ vật
  • Nôn
  • Quấy khóc nhiều hơn
  • Kéo tai, xoa má
  • Trằn trọc, khó ngủ

Dấu hiệu nhận biết bé sốt do mọc răng

Sốt mọc răng ở trẻ thường kèm theo các triệu chứng như biến ăn, sưng nướu hoặc chảy nước dãi nhiều

Cách giảm sốt mọc răng cho bé an toàn

Sốt mọc răng là tình trạng sinh lý hoàn toàn bình thường nên ba mẹ không cần quá lo lắng. Sau đây là một số cách giúp hạ sốt cho bé tại nhà mà ba mẹ có thể áp dụng:

Chườm ấm

Chườm ấm là một trong những cách giúp bé hạ sốt trong giai đoạn mọc răng hiệu quả. Nhờ cách thức này, các mạch máu ở da của bé sẽ giãn ra, làm bay hơi nước và giúp giảm nhiệt độ của cơ thể xuống. 

Cách thực hiện: Nhúng khăn sạch vào nước ấm (khoảng 37.5 – 38 độ C), vắt ráo nước rồi lau toàn thân cho bé. Đặc biệt là những chỗ có mạch máu lớn như lòng bàn tay, bàn chân, nách, lưng, bẹn để tăng khả năng hạ nhiệt. Thực hiện lặp đi lặp lại cho đến khi bé hạ nhiệt.

Lưu ý: Chỉ dùng nước ấm, không dùng nước quá lạnh hoặc quá nóng nhé!

giảm sốt mọc răng cho bé bằng cách chườm ấm

Chườm ấm là phương pháp giúp giãn mạch máu, làm bay hơi nước và giảm sốt hiệu quả

Chườm lạnh

Chườm lạnh cũng là một cách giúp hạ sốt hiệu quả cho bé khi mọc răng. Với cách làm này, nhiệt độ cao từ cơ thể của bé sẽ được truyền qua khăn lạnh và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. 

Cách thực hiện: Nhúng khăn sạch vào nước lạnh (khoảng dưới 32 độ C), vắt ráo nước rồi lau toàn thân cho bé, đặc biệt là ở những vị trí như nách, bẹn, trán.

Lưu ý: Không nên sử dụng khăn lau quá lạnh vì có thể gây phản tác dụng, làm cho bé bị cảm lạnh hoặc thậm chí là sốt nặng hơn.

giảm sốt mọc răng cho bé bằng cách chườm lạnh

Chườm lạnh là cách giúp giảm nhiệt độ cơ thể tốt khi bị sốt, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn

Cho bé uống nhiều nước

Khi bé bị sốt, cơ thể sẽ mất rất nhiều nước. Lúc này, ba mẹ có thể bổ sung nước bằng cách cho con bú, uống các loại nước ép từ hoa quả hoặc uống oresol để bù nước cho cơ thể.

Cho bé mặc trang phục thoải mái

Ba mẹ cũng nên chú ý đến trang phục của bé. Không nên để bé mặc đồ quá kín mà hãy ưu tiên những bộ trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt để giảm nhiệt cơ thể, giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh.

Sử dụng thuốc hạ sốt

Trường hợp trẻ bị sốt cao trên 38.5 độ C, bố mẹ có thể dùng miếng dán hạ sốt hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ để mua thuốc hạ sốt cho bé, tránh tình trạng bé bị sốc, co giật, trụy tuần hoàn,…

▷ Xem thêm: Trẻ mọc răng sốt mấy ngày? Những thông tin bạn cần biết

05 Mẹo dân gian trị sốt mọc răng cho bé

Để giảm tình trạng viêm lợi, sốt cao cho bé khi mọc răng, ba mẹ có thể tham khảo một số biện pháp dân gian dưới đây:

Trị sốt bằng lá hẹ

Trong lá hẹ có chứa allicin – đây được xem là một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, giảm sưng nướu – nguyên nhân gây sốt do mọc răng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 2 – 3 bụi hẹ tươi, cắt bỏ phần rễ, lá già và rửa sạch với nước muối.
  • Bước 2: Cắt nhỏ và xay nhuyễn lá hẹ với 50ml nước sạch.
  • Bước 3: Lọc bỏ bã, lấy phần nước cốt hẹ.
  • Bước 4: Nhúng gạc rơ lưỡi vào dung dịch lá hẹ và rơ xung quanh vùng nướu bị sưng, viêm của bé.

Mẹo trị sốt mọc răng bằng lá hẹ

Mẹo trị sốt mọc răng cho trẻ bằng lá hẹ

Trị sốt bằng lá trà xanh

Thành phần của lá trà xanh có chứa catechin – đây là một hoạt chất chống oxy hóa, giúp kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Không những thế bề mặt lá trà xanh còn nhẵn mịn nên sẽ không làm niêm mạc lưỡi của bé bị kích ứng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 5g lá trà xanh, sau đó đem rửa sạch với nước muối và rửa lại với nước thường.
  • Bước 2: Xay nhuyễn lá trà xanh với 50ml nước.
  • Bước 3: Lọc bỏ bã, lấy phần nước cốt trà xanh.
  • Nước 4: Nhúng gạc rơ lưỡi vào dung dịch lá trà xanh và rơ nhẹ nhàng quanh vùng nướu bị viêm của bé.

Mẹo trị sốt mọc răng bằng lá trà xanh

Mẹo trị sốt mọc răng cho trẻ bằng lá trà xanh

Trị sốt bằng rau ngót

Rau ngót có chứa vitamin A, vitamin C, giúp rút ngắn thời gian lành thương, tăng sức đề kháng đồng thời giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nướu trong thời gian trẻ mọc răng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 10 – 15g lá rau ngót, đem rửa sạch với nước muối và rửa lại 1 lần nữa với nước thường.
  • Bước 2: Xoay nhuyễn lá rau ngót với 50ml nước.
  • Bước 3: Lọc bỏ bã, lấy phần nước cốt lá rau ngót.
  • Bước 4: Nhúng gạc rơ lưỡi vào dung dịch lá rau ngót và rơ nhẹ nhàng quanh vị trí nướu bị viêm của bé.

Mẹo trị sốt mọc răng bằng rau ngót

Mẹo trị sốt mọc răng cho trẻ bằng rau ngit

Trị sốt bằng quả na

Quả na chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa có tác dụng hạ sốt, giảm đau, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và giảm cảm giác khó chịu khi bé mọc răng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 quả na chín mềm.
  • Bước 2: Bỏ hạt, lấy phần thịt băm nhuyễn.
  • Bước 3: Bón cho bé ăn liên tục trong giai đoạn bé mọc răng. Trường hợp bé chưa ăn được thì có thể ép lấy nước cho bé uống.

Mẹo trị sốt mọc răng bằng quả na

Mẹo trị sốt mọc răng cho trẻ bằng quả na

Trị sốt bằng đậu xanh

Trà xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên thường được sử dụng để hạ sốt, giảm đau cho bé trong quá trình mọc răng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 50g đậu xanh, rửa sạch rồi đem ngâm với nước ấm trong khoảng 30 phút.
  • Bước 2: Xay nhuyễn đậu xanh rồi đem đun với 1 lít nước
  • Bước 3: Để nguội rồi dùng bông thấm nào hỗn hợp này và rơ nhẹ nhàng tại vị trí nướu bị viêm của bé.

Mẹo trị sốt mọc răng bằng đậu xanh

Mẹo trị sốt mọc răng cho trẻ bằng đậu xanh

Lưu ý: Các mẹo hạ sốt dân gian kể trên chỉ mang tính tham khảo, ba mẹ không nên áp dụng các biện pháp này tại nhà khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Những lưu ý khi trẻ bắt đầu mọc răng

Trẻ trong giai đoạn mọc răng thường khó chịu và quấy phá. Dưới đây là một vài lưu ý mà cha mẹ cần biết để giúp trẻ trong quá trình mọc răng:

  • Trong giai đoạn mọc răng nướu thường sưng và ngứa gây nhiều khó chịu cho bé. Do đó, cha mẹ có thể sử dụng các loại vòng bằng silicon cho bé nhai để giảm bớt cảm giác khó chịu. 
  • Khi trẻ bắt đầu mọc lên những chiếc răng đầu tiên thì bên cạnh rơ lưỡi, mẹ cũng nên sử dụng miếng gạch sạch nhúng vào nước ấm và chà lên vùng răng và nướu. Cách này giúp vệ sinh răng và nướu, đồng thời giảm cảm giác khó chịu cho bé. 
  • Trong trường hợp nướu hay bị sưng và đau, cha mẹ có thể ướp lạnh một chiếc khăn sạch hoặc vòng nhai để trẻ sử dụng như cách chườm lạnh. Tuy nhiên, nên đảm bảo nhiệt độ lạnh ở mức phù hợp, không bỏ vào ngăn đá. 
  • Không nên tự ý mua và sử dụng các loại thuốc giảm đau hoặc gel vệ sinh nướu cho trẻ bên ngoài. Trong trường hợp trẻ sốt và quấy phá liên tục cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được tham khám và điều trị đúng cách. 

Những lưu ý khi trẻ bắt đầu mọc răng

Trong giai đoạn trẻ mọc răng cha mẹ cần đảm bảo vệ sinh răng miệng và giảm sốt cho trẻ đúng cách

Nhìn chung, các dấu hiệu bé sốt mọc răng thường không quá nghiêm trọng nên ba mẹ không cần phải quá lo lắng, thay vào đó, hãy chăm sóc bé thật cẩn thận. Cuối cùng, nếu bạn còn câu hỏi nào khác về sức khỏe răng miệng của bé, hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Kim qua số hotline: 1900 6899 để giải đáp nhanh chóng nhé!

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.