Vì sao uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng?

Mặc dù đã uống đủ lượng nước cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày nhưng nhiều người vẫn gặp tình trạng răng miệng khô khốc, khát nước liên tục. Vậy thực chất nguyên nhân uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng là gì? Vấn đề này sẽ được Nha Khoa Kim giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Khô miệng là gì?

Khô miệng là hiện tượng xảy ra khi lượng nước bọt tiết ra không đủ để giữ ẩm khoang miệng. Khi đó, khoang miệng sẽ có cảm giác khô khốc, có mùi hôi khó chịu và dù uống nhiều nước cũng không thể cải thiện.

Khô miệng là gì?

Khô miệng là hiện tượng tuyến nước bọt tiết ra ít, không đủ để giữ ẩm cho khoang miệng

Dấu hiệu nhận biết khô miệng

Khi bị khô miệng bạn sẽ có cảm giác khô khóc ở cổ họng, khi cử động lưỡi dính chặt vào vòm miệng. Ngoài ra, một số người còn có thể bị đau rát, châm chích các mô trong khoang miệng, đặc biệt là ở lưỡi. Nghiêm trọng hơn, không miệng còn có thể gây loét miệng, nứt môi, lưỡi hoặc sưng tuyến nước bọt.

Ngoài cảm giác khó chịu, bứt rứt, khô miệng còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:

  • Thay đổi vị giác, cản trở hoạt động ăn nhai hàng ngày dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  • Thúc đẩy quá trình thoái hóa răng gây sâu răng, hôi miệng.
  • Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng dễ dàng hơn, dẫn đến các bệnh nấm miệng, viêm nướu, viêm nha chu.
  • Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
  • Gây cảm giác khó chịu khi nói chuyện khiến tâm lý bị ảnh hưởng: cảm thấy tự ti, lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi.

Dấu hiệu nhận biết khô miệng

Miệng và cổ họng lúc nào cũng có cảm giác khô, khó chịu

Tại sao uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng?

Triệu chứng khô miệng thường bị nhiều người tặc lưỡi cho qua, ít ai biết rằng đây là dấu hiệu cảnh báo cho những bệnh lý dưới đây:

Bệnh răng miệng

Tình trạng khô miệng kéo dài xảy ra phổ biến ở những người mắc bệnh nha chu – tổ chức xung quanh răng, bao gồm: nướu răng, dây chằng và xương ổ răng. khi những tổ chức này bị viêm nhiễm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ trong miệng. Từ đó, tác động vào tuyến nước bọt và gây ra tình trạng giảm tiết nước bọt – một trong những nguyên nhân gây khô miệng.

Khi bị viêm nha chu, ngoài cảm giác khô miệng, bệnh nhân còn gặp phải các triệu chứng khác như:

  • Sưng nướu, đau nhức nướu
  • Chảy máu chân răng
  • Răng có màu vàng, đen
  • Lưỡi khô rát, hôi miệng
  • Sốt

Tùy vào nguyên nhân và triệu chứng trong từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phù hợp để điều trị bệnh nha chu. Vì vậy, khi phát hiện ra những dấu hiệu trên, người bệnh không được chủ quan mà nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám.

uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng do các bệnh về răng

Viêm nha chu và các bệnh lý răng miệng khác có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô miệng

Đái tháo đường

Đái tháo đường (hay tiểu đường) tình trạng cơ thể tăng kháng insulin hoặc suy giảm bài tiết insulin làm tăng nồng độ đường huyết (glucose huyết). Khi đó, áp suất thẩm thấu của máu cũng sẽ tăng cao dẫn đến tăng lọc thận khiến cơ thể mất nước và gây ra phản ứng khát, khô miệng.

Ngoài ra, đường máu liên tục tăng cao cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nước bọt. Điều này khiến người bệnh hay có cảm giác khô khốc ở miệng, càng uống nước càng khát, nhất là vào ban đêm. Khô miệng có thể xuất hiện ở cả người bệnh tiểu đường type I và II.

Bên cạnh triệu chứng khô miệng, người bệnh cũng có thể đối mặt với các triệu chứng khác như.

  • Thường xuyên mệt mỏi
  • Ăn nhiều nhưng vẫn không tăng cân hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu ngày càng tăng
  • Thị lực giảm, thường có cảm giác nhìn mờ
  • Hay bị nhiễm nấm men ở miệng hoặc âm đạo
  • Thời gian lành thường lâu hơn so với người bình thường

uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng do đái tháo đường

Lượng insulin tiết ra bất thường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng uống nước nhiều nhưng vẫn khô miệng

Hội chứng Sjogren

Hội chứng Sjogren cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng khô miệng dù uống nhiều nước. Đây là bệnh lý tự nhiên xảy ra khi chức năng của các tuyến ngoại tiết trên cơ thể bị rối loạn. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tuyến nước bọt, khiến lượng nước bọt tiết ra không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Ngoài cảm giác khô miệng, hội chứng Sjogren còn có các biểu hiện khác như:

  • Cơ thể mệt mỏi, uể ỏi
  • Mắt ngứa đỏ, nhiều gỉ, khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng
  • Viêm mí mắt, viêm kết mạc, giác mạc do tuyến lệ ít hoạt động
  • Khi khóc không có nước mắt
  • Mũi, họng, thanh quản, phế quản, da và âm đạo bị khô
  • Mát vị giác, khứu giác
  • Thở gấp, phát ban, sốt

Để điều trị hội chứng Sjogren, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc nhằm kiểm soát triệu chứng, ngăn biến chứng xảy ra. Thuốc được chỉ định có thể là nước mắt nhân tạo, pilocarpin – thuốc kích thích tăng tiết nước bọt, thuốc chống viêm nhóm corticoid, thuốc giảm đau nhóm NSAIDs, tùy vào tình trạng của người bệnh.

uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng do hội chứng sjoogren

Chứng rối loạn các chức năng bài tiết là nguyên nhân làm suy giảm chức năng của hệ bài tiết nước bọt

Bệnh thận

Thận là bộ phận được ví như “máy lọc thải độc” của cơ thể, nó giúp lọc máy và đào thảo độc tố ra khỏi cơ thể thông qua nước tiểu. 

Ở những người mắc các bệnh về thận như suy thận, sỏi thận, viêm cầu thận, viêm bể thận,… sẽ làm suy giảm chức năng thận. Lúc này, thận có thể tăng khả năng lọc khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng. Bạn sẽ có cảm giác khát, khô miệng dù đã uống nước rất nhiều.

Một số biểu hiện khác báo hiệu bệnh lý ở thận như:

  • Tăng/giảm lượng nước tiểu bất thường
  • Cơ thể xanh xao, phù nề
  • Miệng khô đắng
  • Vùng thắt lưng đau nhức

Tùy vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà sẽ có các phương pháp điều trị bệnh thận khác nhau. Có thể là uống thuốc, phẫu thuật hoặc kết hợp thực hiện nhiều phương pháp. Để có phác đồ điều trị phù hợp, bệnh nhân nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.

uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng do bệnh thận

Chức năng của thận suy giảm làm cơ thể mất nước nghiêm trọng dẫn đến tình trạng thường xuyên khô miệng

Bệnh cường giáp

Khô miệng là một triệu chứng phổ biến của bệnh cường giáp. Bệnh lý này xảy ra khi tuyến giáp tăng sản xuất hormon giáp tự do. Đây là hormone thực hiện nhiều hoạt động chuyển hóa trong cơ thể.

Khi nồng độ hormone tuyến giáp tăng sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, khiến cơ thể nóng lên và tiêu thụ oxy nhanh chóng. Đây là lý do mà người bệnh thường xuyên bị khô miệng dù uống nhiều nước.

Bên cạnh khô miệng, bệnh cường giúp cũng có một số triệu chứng khác như:

  • Bướu cổ
  • Hay hồi hộp, lo lắng, run tay
  • Tiêu chảy
  • Kinh nguyệt rối loạn
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân

Để điều trị bệnh cường giáp, bệnh nhân cần phải dùng thuốc kéo dài để kiểm soát hoạt động của tuyến giáp và nồng độ hormon giáp. Trường hợp nghiêm trọng, cần phải tiến hành phẫu thuật để ngăn biến chứng nguy hiểm xảy ra.

▷ Tham khảo thêm: Hôi miệng từ cổ họng: nguyên nhân và cách trị dứt điểm

uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng do bệnh cường giáp

Hormone tuyến giáp tăng gây thúc đẩy quá trình trao đổi chất làm cơ thể nóng lên, thường xuyên khô miệng

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng thì nên làm gì?

Dưới đây là một số việc mà bạn cần làm khi uống nhiều nước vẫn bị khô miệng:

Uống nước đúng cách

Bạn thường xuyên cảm thấy khô miệng dù đã uống nhiều nước, hãy kiểm tra xem mình đã uống nước đúng cách hay chưa. Nếu nguyên nhân gây hôi miệng là do sinh lý, việc uống nước đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng khô miệng chỉ sau một vài ngày.

  • Lượng nước: Ở người trưởng thành, lượng nước tiêu chuẩn cần nạp là 35g/kg/ngày. Con số này bao gồm tất cả các nguồn nước: nước lọc, nước ép trái cây, nước canh.
  • Cách uống: Thay vì uống liên tục 1 cốc nước to, bạn nên chia nhỏ số lần uống nước trong ngày, uống ngay cả khi bạn khát hoặc không khát. Điều này giúp cơ thể được cấp nước đều đặn, hỗ trợ đào thải các chất cặn bã tốt hơn.
  • Thời điểm uống nước: Bạn nên uống khoảng 200ml nước ấm vào mỗi buổi sáng để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Trong ngày, bạn uống nước cách bữa ăn 30 phút để tránh làm hoạt động tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng.

Vệ sinh răng miệng đầy đủ

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngăn thức ăn tích tụ ở kẽ răng và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Điều này giúp bảo vệ men răng, tránh các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, hôi miệng,…

  • Đánh răng đều đặn 2 lần/ngày, vào buổi sáng và tối.
  • Bên cạnh đánh răng, bạn cũng cần kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa, tăm nước hoặc các loại nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng.
  • Cần chải đủ các mặt răng, chải răng từ hàm trên xuống hàm dưới và theo chiều xoay tròn để bề mặt răng và các kẽ răng được làm sạch hiệu quả.
  • Nên sử các loại kem đánh răng có chứa thành phần fluor để bảo vệ men răng tốt hơn, hạn chế mắc các bệnh lý răng miệng.

▷ Tham khảo thêm: Các loại nước súc miệng trị hôi miệng cực hiệu quả nên thử

Điều chỉnh chế độ ăn

Chế độ và thói quen ăn uống hằng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Để tình trạng khô miệng nhanh chóng cải thiện, bạn cần:

  • Hạn chế tiêu thụ các món ăn cay nóng, món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm có tính acid, thực phẩm chứa cafein, các loại bánh kẹo ngọt vì sẽ tăng nguy cơ bị khô miệng.
  • Uống nhiều nước, có thể uống thêm nước ép trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Tăng cường những thực phẩm giàu canxi, vitamin C, A để cấp nước, hỗ trợ tuyến nước bọt hoạt động tốt hơn, giúp khoang miệng luôn ẩm ướt.
  • Có thể sử dụng các loại trà thảo dược từ bạc hà, nha đam, gừng, chanh để tăng tiết nước bọt tự nhiên, giảm cảm giác khô miệng.
  • Tránh xa các loại thuốc lá, thuốc lá điện tử, xì gà,…nếu muốn khắc phục triệt để triệu chứng khô miệng.

Thăm khám

Nếu đã điều chỉnh những vấn đề trên nhưng triệu chứng khô miệng vẫn không thể dấu hiệu cải thiện, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay để xác định chính xác nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời. 

Quá trình thăm khám diễn ra như sau:

  • Khám lâm sàng để bác sĩ kiểm tra các yếu tố như: tiền sử bệnh, tiền sử sử dụng thuốc, các triệu chứng lâm sàng hiện có.
  • Kiểm tra và đánh giá khả năng hoạt động của tuyến nước bọt.
  • Chụp X-quang hoặc chụp CT Scanner để phát hiện những tổn thương ở răng.
  • Xét nghiệm vi sinh hoặc sinh thiết tuyến nước bọt để xác định vi khuẩn gây bệnh.
  • Xét nghiệm sinh hóa hoặc huyết học để kiểm tra chức năng của các cơ quan cũng như tình trạng dinh dưỡng của cơ thể.

Thông qua kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây khô miệng, đánh giá tình trạng tổn thương và lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân.

▷ Xem thêm: Xịt thơm miệng có an toàn? Cách dùng đúng và hiệu quả

Uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng thì nên làm gì?

Uống nhiều nước, xây dựng chế độ ăn uống khoa học cùng vệ sinh răng miệng đúng cách giúp giảm tình trạng khô miệng tại nhà

Tóm lại, uống nhiều nước nhưng vẫn khô miệng cần sớm tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục và điều trị kịp thời. Bởi tình trạng không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, hãy liên hệ với Nha Khoa Kim qua số hotline: 1900 6888 để nhận được sự tư vấn từ đội ngũ chuyên gia nhé!

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)