Thông thường từ khoảng 13 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu mọc chiếc răng hàm đầu tiên. Trong quá trình trẻ mọc răng, bố mẹ cần phải chăm sóc cẩn thận để răng nướu chắc khỏe và ngăn ngừa viêm nhiễm. Vậy làm sao để có thể nhận biết trẻ sắp mọc răng hàm? Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ giải đáp rõ vấn đề trên.
Nội Dung Chính
Dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng hàm
Mọc răng là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển về thể chất của trẻ. Chiếc răng sữa đầu tiên sẽ xuất hiện khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi, đôi khi răng có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn. Nhưng nhìn chung trẻ sẽ mọc đầy đủ tất cả 20 chiếc răng sữa khi trẻ lên 3 tuổi.
Trẻ khi sắp mọc răng thường có dấu hiệu thích cắn nhai mọi thứ xung quanh
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy lợi trẻ sắp mọc răng hàm để phụ huynh có thể nhận biết sớm quá trình này:
Chảy nhiều nước dãi
Đây là dấu hiệu sinh lý khá bình thường nên bố mẹ không cần phải quá lo lắng. Thông thường, dấu hiệu trên sẽ xuất hiện vào thời điểm tháng thứ 4.
Nguyên nhân là do quá trình mọc răng hàm sẽ làm dây thần kinh thứ 5 bị kích thích. Lúc này, khoang miệng của trẻ còn nông và chức năng nuốt nước bọt chưa được hoàn thiện nên trẻ bị chảy dãi nhiều, liên tục.
Sưng lợi
Sưng lợi là dấu hiệu điển hình khi trẻ mọc răng hàm. Mầm răng nhú lên sẽ làm lợi trẻ bị sưng đỏ, đau nhức nên trẻ sẽ hay quấy khóc hoặc cho tay vào miệng.
Sốt nhẹ
Trẻ mọc răng hàm chỉ bị sốt nhẹ ở khoảng 38 – 38.5 độ C do nướu đau và sưng tấy gây nóng trong cơ thể và phản ứng lại bằng việc sốt. Thông thường, thời gian sốt mọc răng hàm của trẻ sẽ kéo dài từ 2 đến 3 ngày và sau đó 5-7 ngày trẻ sẽ bắt đầu mọc răng.
Nổi mẩn ở cằm và quanh miệng
Nước dãi chảy quá nhiều sẽ làm vùng da ở cằm và quanh miệng trẻ nổi mẩn đỏ. Lúc này, bố mẹ nên vệ sinh thường xuyên để trẻ giảm bớt cảm giác khó chịu.
Thích cắn nhai
Không chỉ riêng răng hàm mà khi trẻ sắp mọc bất kỳ loại răng nào cũng sẽ có dấu hiệu này. Khi răng bắt đầu nhú lên sẽ làm lợi trẻ ngứa ngáy, để giảm bớt khó chịu trẻ có xu hướng thích gặm, cắn mọi thứ xung quanh hoặc chân tay chính mình.
Trẻ quấy khóc, bú kém
Quá trình răng phá nướu để trồi lên kèm theo sốt, sưng đau, khó chịu nên trẻ thường sẽ dễ cáu gắt, quấy khóc. Phần nướu sưng đau khiến trẻ không muốn ăn uống đụng chạm vào chỗ đau dẫn đến bú kém, thậm chí là bỏ bú.
Một số dấu hiệu khác
Ngoài các dấu hiệu kể trên, trẻ sắp mọc răng hàm còn xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo khác như: khó ngủ, mất ngủ, hay giật mình, kéo tai, xoa má, tiêu chảy, hôi miệng,…
▷ Tham khảo: Trẻ mấy tháng mọc răng? Những thông tin quan trọng bạn cần biết
Bé bị sưng lợi trong bao lâu thì mọc răng hàm?
Như đã đề cập ở trên, trẻ sắp mọc răng hàm rất dễ nhận biết với các các triệu chứng như sưng lợi, chảy nước dãi, sốt nhẹ, biếng ăn, gặm và cắn với tần suất thường xuyên,…
Các triệu chứng trên là quá trình sinh lý bình thường của cơ thể trẻ và thường xuất hiện trước khi răng sữa nhú lên từ 3 – 5 ngày, sau đó kết thúc từ 5 – 7 ngày tùy vào cơ địa từng trẻ. Trong giai đoạn này, bố mẹ có thể quan sát hình ảnh nứt lợi mọc răng ở trẻ một cách rõ ràng nhất.
Thông thường, sau khi có dấu hiệu sưng lợi từ 3-7 ngày thì trẻ sẽ bắt đầu mọc răng hàm
Trong một số trường hợp, triệu chứng sưng lợi sẽ nặng hơn, nhất là với trẻ mọc răng hàm lần đầu tiên. Ngoài ra, khi mọc răng, lợi trẻ sẽ bị nứt ra để tạo khoảng trống cho răng nhú lên khỏi xương hàm. Quá trình này có thể làm bé quấy khóc nhiều hơn, bỏ ăn dẫn đến sụt cân.
Lúc này, bố mẹ có thể thực hiện một số biện pháp giúp trẻ giảm đau tại nhà đồng thời thường xuyên vệ sinh tại vị trí chiếc răng đang mọc để tránh tình trạng nhiễm trùng, khiến cơn đau nhức do nứt lợi trở nên dữ dội hơn.
Quá trình bé mọc răng là giai đoạn khó khăn đối với cả bé và bố mẹ. Để chăm sóc bé tốt hơn, bố mẹ nên giữ cho mình một thái độ bình tĩnh. Trường hợp trẻ sốt quá cao bố mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.
▷ Tham khảo: Trẻ mọc răng sốt mấy ngày? Những thông tin bạn cần biết
Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm
Để nhận biết chính xác khi nào trẻ mọc răng hàm, bố mẹ có thể cùng Nha Khoa Kim tham khảo một số dấu hiệu hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng dưới đây:
Dấu hiệu răng của bé đã dần nhú lên
Nướu bị sưng, đỏ khi trẻ mọc răng hàm
Dấu hiệu trẻ sắp mọc răng cửa hàm trên
Lợi trẻ bị sưng khi chuẩn bị mọc răng hàm trên
Răng hàm bé đã mọc hoàn chỉnh
Lợi trẻ xuất hiện đốm trắng là hình ảnh răng bắt đầu nhú
Trẻ mọc răng hàm dưới bị sưng nướu
Hình ảnh răng hàm đã dần nhú lên
Nướu trẻ sưng đỏ khi mọc răng hàm dưới
Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm dưới
Nướu trẻ sưng tấy khi sắp mọc răng
Bé bị sưng lợi khi mọc răng hàm có sao không?
Mọc răng là quá trình sinh lý hết sức bình thường ở trẻ. Khi trẻ mọc răng, lợi sẽ bị sưng, vị trí sưng sẽ trùng với vị trí răng hàm đang mọc. Nếu như trẻ mọc nhiều răng trong cùng một lúc, thời gian sưng lợi sẽ kéo dài hơn so với bình thường, đi kèm theo một số triệu chứng như sốt, sổ mũi, tiêu chảy,…
Về cơ bản, triệu chứng sưng lợi khi mọc răng ở trẻ là hoàn toàn bình thường, không có gì đáng nguy hiểm nếu bố mẹ vệ sinh và chăm sóc răng lợi cho trẻ đúng cách. Tuy nhiên, điều này sẽ gây đau đớn và khó chịu cho trẻ, nhất là khi ăn nhai. Việc cắn hay nhai mạnh lên vùng nướu bị sưng sẽ khiến bé bị đau, từ đó dẫn đến bỏ ăn, sụt cân.
▷ Tham khảo: Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Sưng lợi khi mọc răng ở trẻ là dấu hiệu sinh lý bình thường và không có gì đáng nguy hiểm
Trẻ mọc răng hàm bị đau phải làm sao?
Để giảm các triệu chứng khó chịu của trẻ khi mọc răng, bố mẹ có thể áp dụng ngay một số cách sau đây:
Vệ sinh răng miệng cho trẻ
Trong quá trình trẻ mọc răng, nướu và lợi sẽ bị nứt ra để răng có thể nhú lên. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
Vì vậy, mẹ nên thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng cách dùng một miếng gạc thấm vào dung dịch nước muối sinh lý để lau nhẹ vùng nướu, lợi cho trẻ, đồng thời kết hợp massage để giảm bớt cảm giác sưng đau khó chịu.
Chọn thức ăn phù hợp
Giai đoạn mọc răng sẽ gây khó khăn cho cả mẹ và bé trong việc ăn uống. Vì vậy, việc chọn thức ăn phù hợp trong giai đoạn này là rất quan trọng. Sau đây là một vài điều mà mẹ cần lưu ý:
- Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, xay nhuyễn để hạn chế tác động lên nướu.
- Cho bé gặm cái loại trái cây, rau củ để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy ở vùng nướu đang mọc răng hàm.
- Sữa chua, sữa, trái cây cũng là những loại thực phẩm giúp ba giảm đau trong giai đoạn này.
Chia nhỏ bữa ăn
Mẹ tuyệt đối không được ép trẻ ăn khi trẻ không muốn. Bởi càng ép trẻ sẽ càng sợ và có trải nghiệm không tốt đối với đồ ăn.
Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cũng như đem đến sự thoải mái cho trẻ mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn thay vì ép trẻ ăn trong một bữa. Đồng thời, mẹ phải đút trẻ ăn từ từ và nhẹ nhàng, hạn chế tác động vào nướu khiến trẻ bị đau.
Đưa trẻ đến gặp nha sĩ
Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà tình hình vẫn không cải thiện, thậm chí còn xuất hiện các hiện tượng dưới đây thì mẹ cần đưa trẻ đến gặp ngay nha sĩ:
- Chảy nhiều nước dãi.
- Chà tay, gãi mạnh lên vùng má và tai liên tục.
- Nước bị sưng đỏ, phồng rộp.
- Khó chịu, dễ quấy khóc, bỏ bú, lười ăn, khó ngủ.
- Mệt mỏi, suy nhược, tụt cân.
Vệ sinh răng miệng đúng cách và đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa nếu tình trạng đau nhức kéo dài
Khi quan sát thấy những hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm mà Nha Khoa Kim vừa chia sẻ ở bài viết trên, mẹ cần đặc biệt chú ý và có cách chăm sóc đặc biệt để giảm cảm giác khó chịu cho trẻ. Các triệu chứng mọc răng là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường và sẽ nhanh chóng biến mất trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường, mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ ngay nhé!
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.