Có rất nhiều khí cụ được sử dụng trong quá trình niềng răng. Tùy theo từng trường hợp nhất định mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại khí cụ phù hợp, trong đó có thun liên hàm. Vậy thun liên hàm là gì? Nó có tác dụng gì khi niềng răng? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết.
Nội Dung Chính
Thun liên hàm là gì?
Thun liên hàm thực chất là một vòng cao su, có độ dẻo và đàn hồi cao, được gắn từ hàm trên xuống hàm dưới với mục đích tạo lực kéo ổn định cho răng, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.
Thun liên hàm là khí cụ được sử dụng trong niềng răng mắc cài
Các loại thun liên hàm
Tùy vào trường hợp phải kéo răng nhiều hay ít mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại chun liên hàm phù hợp. Hiện nay, có 3 loại chun được sử dụng phổ biến là:
Thun liên hàm loại 1
Đây là loại chun liên hàm được sử dụng trong trường hợp đóng khoảng giữa các khe hở của răng. Loại chun này được các bác sĩ sử dụng để móc từ vị trí răng nanh, răng hàm trên đến răng hàm dưới để tạo lực kéo vừa phải.
Thun liên hàm loại 2
Loại chun này được sử dụng trong trường hợp phải nhổ bỏ răng nhằm mục đích củng cố điểm neo. Với chun liên hàm loại 2, bác sĩ sẽ móc chun từ vị trí răng hàm dưới đầu tiên cho đến răng nanh hàm trên.
Thun liên hàm loại 3
Trường hợp răng hàm dưới bị hở, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng chun liên hàm loại 3. Mục đích là để nâng phần răng hàm trên lên, đồng thời rút phần răng hàm dưới lại.
Có 3 loại thun liên hàm chính được sử dụng trong các trường hợp khác nhau
Tác dụng của đeo thun liên hàm
Tác dụng của đeo chun liên hàm chính là canh chỉnh khớp cắn giữa 2 hàm sao cho đều nhau. Ngoài ra, nó còn giúp kéo răng khểnh, răng mọc lệch hoặc răng nằm ngoài đường cung răng về vị trí mong muốn.
Trong quá trình niềng răng, nhờ lực kéo của hệ thống mắc cài và dây cung mà các răng được trở về đúng vị trí trên cung hàm. Tuy nhiên, răng lúc này chỉ mới được điều chỉnh thẳng hàng ở mỗi cung hàm riêng biệt, trong khi nguyên tắc của chỉnh nha là phải đảm bảo chuẩn đường giữa, đúng khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới.
Việc đeo chun liên hàm sẽ đáp ứng được điều này. Các sợi chun sẽ được gắn vào mắc cài có sẵn ở 2 hàm nhằm mục đích tạo lực kéo để dịch chuyển các răng về đúng vị trí, đồng thời giữ cho các răng ở 2 hàm tương xứng nhau và chuẩn khớp cắn.
Chun liên hàm được sử dụng với mục đích kéo và nắn chỉnh khớp cắn về vị trí mong muốn
Cách đeo thun liên hàm đúng cách
Không giống như mắc cài, dây cung cần được cố định trên răng. Chun liên hàm là loại khí cụ chỉnh nha phải được thay mỗi ngày. Do đó, khi bác sĩ hướng dẫn cách đeo lần đầu, bạn cần ghi nhớ và áp dụng để thay đổi cho những lần sau.
Cách đeo chun liên hàm không quá phức tạp. Trước tiên, bạn hãy đứng trước gương, mở miệng và xác định xem trước đó bác sĩ đã gắn chun ở răng nào. Sau đó, dùng tay kéo chun ra và đặt lại đúng vị trí mà bác sẽ đã gắn trước đó.
Hướng dẫn cách đeo chun liên hàm đúng cách đơn giản
Giai đoạn đeo thun liên hàm khi niềng răng
Mục đích của việc đeo chun liên hàm là để cân đối khớp cắn. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần phải đeo chun liên hàm và giai đoạn đeo chun liên hàm ở mỗi người sẽ khác nhau.
Thời điểm đeo chun phụ thuộc vào tình trạng răng miệng hiện tại của người niềng, quá trình răng dịch chuyển khi sử dụng mắc cài,… Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp cần đeo chun liên hàm thì đều đeo ngay vào những ngày đầu niềng răng. Để biết chính xác thời điểm, người dùng nên đến gặp trực tiếp bác sĩ chỉnh nha để nhận được sự tư vấn.
Chun liên hàm thường được đeo ở giai đoạn đầu khi niềng răng
Thời gian đeo thun liên hàm bao lâu?
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà thời gian đeo chun liên hàm ở mỗi người sẽ có sự thay đổi, có thể nhanh hoặc chậm hơn.
Nếu răng của người niềng đã tương đối về mặt khớp cắn thì chỉ cần đeo chun trong thời gian ngắn. Và ngược lại thì có thể lâu hơn một vài tuần để đảm bảo khớp cắn 2 hàm cân đối với nhau, răng được xếp đều, đẹp, ăn nhai tốt sau khi tháo niềng.
Thời gian đeo chun liên hàm phụ thuộc vào mức độ lệch của khớp cắn
Đeo thun liên hàm có đau không?
Vào những ngày đầu đeo thun, người niềng có thể cảm thấy vướng víu, khó chịu và hơi nhức răng mỗi khi ăn nhai. Tuy nhiên, người niềng tuyệt đối không nên tháo thun lúc này vì sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian niềng răng và tăng cảm giác đau đớn hơn khi đeo lại vào những lần sau.
Cách tốt nhất là người niềng nên tập làm quen, khi răng đã di chuyển dần dần thì cảm giác đau sẽ nhanh chóng biến mất. Ngoài ra, để giảm đau khi đeo thun liên hàm, không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày người niềng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách chăm sóc răng cũng như chế độ ăn uống phù hợp.
Cảm giác đau khi đeo chun liên hàm là điều không tránh khỏi, đặc biệt khi ăn nhai
Nuốt thun liên hàm có sao không?
Nếu chẳng may chun liên hàm bị hoặc tuột và bạn vô tình nuốt phải trong lúc ngủ hoặc ăn uống thì có sao không? Câu trả lời của Nha Khoa Kim là không, vì chun liên hàm được hoàn toàn từ cao su tự nhiên, bên ngoài có phủ một lớp bột ngô nên sẽ không hại cho sức khỏe của người niềng trong quá trình sử dụng.
Chun liên hàm được sản xuất từ cao su y tế nên hoàn toàn lành tính và không gây nguy hiểm quá nhiều đến sức khỏe
Lưu ý khi đeo thun liên hàm
Khi đeo chun liên hàm, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Bạn nên thay dây thun ít nhất 12 tiếng/lần, mỗi ngày nên thay 2 – 3 lần để đảm bảo độ đàn hồi, luôn mang dây thun khi ra ngoài để phòng trường hợp đứt thun.
- Tháo thun mỗi khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.
- Bản quản thun cẩn thận, đặt ở nơi khô ráo, có ánh nắng mặt trời.
- Trước khi đeo thun nên rửa tay sạch sẽ.
- Không tự ý sử dụng 2 hoặc nhiều thun trong cùng một lúc vì sẽ gây hại cho chân răng.
- Khi đeo thun không há miệng quá to vì có thể làm thun mất đi độ đàn hồi, dễ bị đứt và không đảm bảo hiệu quả khi đeo.
Đảm bảo vệ sinh và thời gian đeo chun liên hàm tối thiểu 12 tiếng/ngày để có được kết quả tốt nhất
Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết trên của Nha Khoa Kim, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về dây thun niềng răng. Có thể thấy đây là một loại khí cụ chỉnh nha quan trọng, giúp kéo răng về lại đúng vị trí và khớp cắn được cân đối. Tuy nhiên, để thun phát huy hiệu quả thì người niềng phải đeo thun đúng cách, giữ gìn vệ sinh và bảo quản thun cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.