Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha sử dụng các loại khí cụ niềng răng giúp nắn chỉnh và dịch chuyển răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Từ đó giúp cải thiện tình trạng mọc lệch, khấp khểnh, giúp răng đều và đẹp hơn. Vậy trong quá trình niềng răng bạn sẽ sử dụng tất cả bao nhiêu loại khí cụ, công dụng và vai trò của chúng trong quá trình niềng răng là như thế nào? Cùng Nha Khoa Kim giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
Khí cụ niềng răng là gì?
Khí cụ niềng răng là các dụng cụ nha khoa có vai trò giúp hỗ trợ răng trong việc dịch chuyển và ổn định đúng vị trí trên cung hàm. Khí cụ niềng răng có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ đảm nhiệm những chức năng khác nhau. Tùy vào tình trạng răng và phương pháp niềng răng mà bác sĩ sẽ sử dụng các loại khí cụ sao cho phù hợp nhất. Hiện nay, có 2 cách niềng răng phổ biến đó là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt, mỗi phương pháp sẽ có các khí cụ chuyên biệt khác nhau.
Khí cụ sử dụng trong niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài hay niềng răng cố định là phương pháp niềng răng truyền thống với khả năng nắn chỉnh răng hiệu quả, khắc phục được hầu hết các trường hợp răng mọc lệch. Ngày nay, phương pháp niềng răng mắc cài được chia làm nhiều loại khác nhau như: niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài tự đóng hay niềng răng mắc cài mặt trong,… Với mỗi phương pháp niềng khác nhau thì bác sĩ sẽ sử dụng một bộ khí cụ riêng để nắn chỉnh răng.
Tuy nhiên, nhìn chung thì các phương pháp niềng răng này đều sử dụng một bộ khí cụ cơ bản bao gồm:
Hệ thống mắc cài
Mắc cài và dây cung là các khí cụ đóng vai trò quan trọng trong việc niềng răng, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Hệ thống mắc cài được sử dụng nhằm tạo ra một lực siết đủ để dịch chuyển răng, đồng thời giúp cố định răng trong quá trình niềng.
Vật liệu chính dùng để chế tác mắc cài thường là kim loại nhưng ngày nay, để đảm bảo được tính thẩm mỹ thì mắc cài còn được chế tác từ các vật liệu cao cấp khác như sứ, pha lê,… Chúng được gắn trực tiếp trên bề mặt của răng bằng keo nha khoa chuyên dụng giúp cố định tốt trên răng.
Dây cung
Dây cung chính là hệ thống dây kết nối giữa các mắc cài có tác dụng tạo lực để kéo răng di chuyển theo định hướng của mắc cài. Có nhiều loại dây cung khác nhau, chất liệu chủ yếu sắt không gỉ như: Niken – Titanium. Sau khi thực hiện gắn mắc cài bác sĩ sẽ tiến hành đi dây cung, các dây cung này sẽ được đặt vào các khe của mắc cài và cố định bằng dây thun hoặc dây thép.
Hook niềng răng
Hook là phần nhỏ ở trên đầu của mắc cài có dạng móc, dùng để bấm vào dây cung. Hook thường được gắn ở răng nanh hay các răng cối nhỏ và trên khâu (band) hay mắc cài (bracket) của răng cối lớn hoặc thun được gắn trên hook khiến 2 hàm liên kết vào nhau.
Band (Khâu) niềng răng
Band niềng răng (hay khâu niềng) là loại khí cụ chỉnh nha thiết kế theo hình dáng răng của người niềng, được sử dụng làm điểm neo của hệ thống niềng răng. Thông thường Band sẽ được gắn cố định vào răng số 6 hoặc số 7, phần đầu của dây cung được gắn vào khâu nhằm duy trì lực tác động của hệ thống dây cung lên các răng khác.
Thun liên hàm
Thun liên hàm là một loại thun nha khoa có độ đàn hồi cao, an toàn với sức khỏe được sử dụng nhằm tạo ra một lực kéo vừa đủ trên răng. Thun liên hàm được chia làm 3 loại chính với công dụng giúp hỗ trợ tạo ra một lực kéo vừa đủ để dịch chuyển răng về đúng vị trí mong muốn. Chúng thường được sử dụng trong các trường hợp răng mọc lệch, mọc ngoài đường cung răng,… giữ cho các răng ở 2 hàm sau khi niềng cân xứng với nhau.
Minivis niềng răng
Minivis cũng là một loại khí cụ niềng răng phổ biến được sử dụng trong các trường hợp hàm bị lệch, xương hàm cứng, mất răng số 6, răng bị hô hoặc mất răng số 6 hay cười hở lợi,… Trong niềng răng, Minivis được chế tác từ titanium với thiết kế dạng xoắn ốc dài khoảng 6 – 12mm và đường kính trung bình khoảng 1.4-2mm.
Khi niềng răng, Minivis sẽ được bác sĩ tiến hành cắm vào xương hàm làm điểm neo chặn cố định cùng với các khí cụ khác tạo nên lực kéo vừa đủ để dịch chuyển răng về đúng vị trí mong muốn, tránh tình trạng răng chạy lệch so với phát đồ điều trị.
Lò xo niềng răng
Một loại khí cụ thường gặp khác trong niềng răng là lò xo, chúng thường được áp dụng trong trường hợp răng sai lệch nặng, cần lực kéo hoặc đẩy đủ lớn để dịch chuyển răng. Chúng được chế tác từ thép không gỉ với kích thước nhỏ và độ đàn hồi cao nhằm tạo lực kéo hoặc đẩy trên răng mà không gây bất tiện cho người sử dụng.
Trong niềng răng thường sử dụng 3 loại lò xo chính là lò xo đẩy, lò xo kéo và lò xo duy trì. Tùy vào tình trạng sai lệch của răng mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại lò xo phù hợp. Việc sử dụng loại khí cụ này còn giúp rút ngắn quá trình niềng răng, đồng thời cải thiện hiệu quả răng sau khi niềng.
Khí cụ nong hàm
Nong hàm là kỹ thuật nha khoa giúp nới rộng cung hàm, tăng diện tích vòm họng và tạo khoảng trống giữa các răng. Trong niềng răng, nong hàm thường được sử dụng cho hàm trên nhằm tạo thêm khoảng trống để dịch chuyển răng về đúng vị trí, đồng thời hạn chế trường hợp nhổ răng trước khi niềng. Nong hàm được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp vòm hàm hẹp, hàm bị méo, khớp cắn lệch hay hàm không đủ khoảng trống để răng dịch chuyển.
Thông thường, nong hàm được áp dụng phổ biến ở người lớn vì khi này xương hàm đã trở nên cứng chắc, do đó khó có thể dịch chuyển răng bằng các khí cụ thông thường. Trung bình thời gian nong hàm sẽ kéo dài khoảng 2 đến 6 tháng hoặc lâu hơn tùy vào tình trạng răng miệng của từng người.
Thun tách kẽ
Thun tách kẽ là những vòng tròn nhỏ bằng cao su, có tác dụng tạo khoảng cách giữa 2 kẽ răng với nhau. Trước khi mang mắc cài 1 tuần thì người niềng răng phải mang thun tách kẽ để tạo ra khoảng cách giữa 2 kẽ răng, hỗ trợ cho bước mang khâu chỉnh nha và mắc cài dễ dàng hơn.
Hàm duy trì cố định
Hàm duy trì là một khí cụ niềng răng cố định không thể thiếu. Sau khi mắc cài được tháo bỏ, quá trình niềng răng hoàn tất thì hàm duy trì vẫn được dùng để giữ cho răng chắc chắn, ổn định và không di chuyển về vị trí ban đầu, thay thế chức năng của mắc cài trước đó. Hàm duy trì phải vừa khít với khuôn hàm của từng người để sử dụng sau khi tháo niềng răng.
Sáp nha khoa
Thời gian đầu của quá trình niềng răng có mắc cài, các loại khí cụ niềng răng bằng kim loại sẽ cọ xát vào nướu và má gây tổn thương chảy máu hoặc đau. Khi đó, người niềng răng cần sử dụng sáp nha khoa để bôi vào bề mặt những khí cụ hoặc kẽ răng để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn như đau nhức, chảy máu…
Khí cụ sử dụng trong niềng răng trong suốt
Ngày nay, phương pháp niềng răng trong suốt (hay niềng răng không mắc cài) được sử dụng phổ biến bởi khả năng tháo lắp linh hoạt cùng độ thẩm mỹ cao. Khác với niềng răng mắc cài, khí cụ chính được áp dụng trong niềng răng trong suốt là bộ khay niềng bằng nhựa được chế tác riêng theo tình trạng răng miệng của từng người. Có 2 loại khí cụ chính được sử dụng trong niềng răng trong suốt bao gồm:
Khay trong suốt
Trong suốt quá trình niềng răng, trung bình một người sẽ sử dụng khoảng 20 đến 45 khay niềng trong suốt, tùy vào mức độ lệch của răng mà số khay niềng có thể nhiều hoặc ít hơn. Thời gian đeo khay niềng sẽ kéo dài từ 9 đến 32 tháng với thời gian đeo tối thiểu là 22 tiếng trên 1 ngày.
Khay niềng trong suốt được chế tác chủ yếu từ nhựa nha khoa được kiểm định có độ an toàn và lành tính cao với cơ thể con người. Bộ khay niềng được chế tác và thiết kế riêng theo tình trạng răng của từng giai đoạn niềng, độ cứng của khay giúp cố định và dịch chuyển răng từ từ về vị trí mong muốn. Tương tự với niềng răng mắc cài, khay niềng trong suốt vẫn tạo một lực kéo cố định trên răng nên sẽ gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu trong suốt quá trình niềng.
Attachment
Attachment là loại khí cụ được sử dụng chính trong niềng răng trong suốt, chúng còn được gọi là nút đặt lực, mấu chặn niềng hay nút chặn. Attachment đóng vai trò là điểm bám cố định cho các khay niềng, hỗ trợ đánh lún răng, đóng khoảng, làm trồi răng và xoay răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.
Attachment thường có màu trắng trùng với màu của khay niềng nên vẫn đảm bảo tốt tình thẩm mỹ khi niềng. Đồng thời, quá trình gắn và tháo Attachment cũng vô cùng đơn giản, không xâm lấn cũng như không gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
Hàm duy trì trong suốt
Cùng giống như niềng răng mắc cài, để duy trì và ổn định răng sau khi kết thúc quá trình niềng răng trong suốt kết thúc thì bạn phải sử dụng thêm hàm duy trì. Thời gian đeo hàm duy trì sẽ phụ thuộc vào mức độ sai lệch cũ của răng và tình trạng răng miệng hiện tại. Việc đeo hàm duy trì là điều cần thiết để tránh trường hợp chạy răng về vị trí cũ gây lệch răng, mất tương quan giữa hai hàm. Do đó, dù sau khi quá trình niềng răng kết thúc thì bạn vẫn phải tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ và đeo hàm duy trì tối thiểu từ 8 đến 10 tiếng/ngày.
▷ Xem chi tiết: Hàm duy trì trong suốt có mấy loại? Giá bao nhiêu?
Nha Khoa Kim – Hệ thống nha khoa niềng răng an toàn
Niềng răng Nha Khoa Kim quy tụ đội ngũ bác sĩ chỉnh nha được đào tạo chuyên sâu, cấp phép hành nghề và nhiều năm kinh nghiệm trong chỉnh răng. Với kinh nghiệm và tay nghề của mình, các bác sĩ sẽ đảm bảo chỉnh nha hiệu quả và đúng liệu trình, không lo sai lệch.
Công nghệ niềng răng hiện đại
Tại Nha Khoa Kim để thực hiện một ca niềng răng hiệu quả, các bác sĩ sẽ lên kế hoạch và dự đoán tốc độ di chuyển của răng. Khách hàng sẽ được chụp phim Pano-Cepha, 6 hình khuôn mặt, phân tích bằng phần mềm Vceph 3D và lấy mẫu hàm, cùng với mẫu dấu mô phỏng tại nhà máy sản xuất răng sứ. Từ đó sẽ có các dữ liệu trực quan để tạo nên quy trình hoàn chỉnh giúp bác sĩ niềng răng được chính xác và đảm bảo thẩm mỹ tốt nhất. Tùy vào tình trạng răng, mong muốn và điều kiện của khách hàng, bác sĩ sẽ tư vấn để chọn được cách niềng răng hiệu quả và thẩm mỹ nhất.
Chi phí niềng răng phù hợp
Bên cạnh đó, Nha Khoa Kim còn có nhiều chương trình khuyến mãi và chính sách niềng răng trả góp 0% lãi suất, giúp khách hàng yên tâm trải nghiệm dịch vụ niềng răng tốt mà không lo về giá. Liên hệ ngay với bộ phận nhân viên tư vấn thông qua số hotline: 1900 6899 để được tư vấn chi tiết hơn về quy trình và hồ sơ niềng răng trả góp.
▷ Xem chi tiết hơn: Tổng Chi Phí Niềng Răng Bao Nhiêu Tiền? Giá Niềng 2024
Có thể thấy, khí cụ niềng răng đóng vai trò quan trọng trong quá trình nắn chỉnh và dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Việc sử dụng bao nhiêu loại khí cụ còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng và mức độ lệch của răng. Hy vọng, thông qua bài viết trên bạn đã có thể hiểu hơn về các loại khí cụ sẽ sử dụng cũng như công dụng của chúng. Đừng quên theo dõi Nha Khoa Kim để biết thêm nhiều kiến thức và thông tin hay về sức khỏe răng miệng.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.