Nghiến răng khi ngủ: Nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục

Nghiến răng khi ngủ là một rối loạn vận động thường gặp phải ở người lớn và trẻ em. Nghiến răng khi ngủ không những làm cho người ngủ cạnh cảm thấy có chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo cho một số bệnh lý? Vậy nguyên nhân khiến răng khi ngủ là gì và cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Nghiến răng khi ngủ là bị gì?

Nghiến răng là tình trạng cắn chặt 2 hàm vô thức trong lúc ngủ và thường sảy ra vào ban đêm. Hoạt động nghiến răng khi ngủ không phục vụ cho chức năng nhai, do đó nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể gây quá tải cho xương và cơ hàm. 

Nghiến răng khi ngủ là tật xấu xuất hiện phổ biến ở cả trẻ em và người lớn tuổi. Dấu hiệu của ngủ nghiến răng thường thấy là cảm giác đau đầu, đau răng, mỏi hàm khi ngủ dậy hoặc các vấn đề khác như mòn hoặc mẻ răng. Tuy nhiên, không phải ai nghiến răng cũng có các dấu hiệu trên, tùy vào thể trạng của mỗi người mà dấu hiệu sẽ xuất hiện hoặc không. 

Nghiến răng khi ngủ là bị gì?

Nghiến răng là hoạt động cắn chặt 2 hàm vô thức trong lúc ngủ

Tại sao ngủ lại nghiến răng?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghiến răng vô thức trong lúc ngủ, phổ biến nhất như:

Do Stress

Nhiều nghiên cứu cho thấy, yếu tố tâm lý điển hình là lối sống quá căng thẳng có ảnh hưởng đáng kể đến tật nghiến răng. Căng thẳng cảm xúc được xem là yếu tố chính kích hoạt đến tật xấu này. 

Nghiến răng ban đêm có thể là sự giải tỏa những căng thẳng đã hoặc đang diễn ra vào ban ngày. Căng thẳng đi kèm với cảm giác lo âu, kìm nén có thể kích hoạt các hoạt động của não bộ, khiến thần kinh bị kích thích và gây ra các phản ứng của nghiến răng.

Do tích cách

Những người có tích cách mạnh mẽ, dễ kích động, thích cạnh tranh có khả năng mắc chứng nghiến răng khi ngủ cao sơn so với những người có tính cách nhẹ nhàng.

Do tuổi tác

Chứng nghiến răng thường xảy ra ở trẻ nhỏ vì trẻ chưa kiểm soát được cảm xúc của mình, khi trẻ lớn lên chứng này cũng sẽ biến mất.

Do yếu tố di truyền

Nếu các thành viên trong gia đình mắc chứng nghiến răng khi ngủ thì nguy cơ cao bạn cũng sẽ mắc phải chứng này. Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người bị nghiến răng khi có thành viên trong gia đình từng mắc trước đây chiếm từ 21- 50%.

Do thuốc và chất kích thích

Tác dụng phụ của các loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống suy nhược, thuốc an thần,…có thể làm tăng nguy cơ nghiến răng vào ban đêm. Ngoài ra, các thức uống có chứa các chất kích thích như rượu, bia,…cũng có tác dụng tương tự.

Do rối loạn khớp cắn

Rối loạn khớp cắn cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Chúng cản trở đường đi của hoạt động ăn nhai bình thường. Nguyên nhân có thể xuất hiện ở một hoặc một nhóm răng. 

Tại sao ngủ lại nghiến răng?

Nghiến răng có thể xuất hiện do cơ thể căng thẳng quá mức hoặc các vấn đề về rối loạn khớp cắn

Do dị ứng

Nghiến răng cũng có thể xuất hiện khi bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng đường ruột hoặc dị ứng thức ăn. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra chứng nghiến răng trầm trọng ở trẻ em.

Do thiếu dinh dưỡng

Cơ thể thiếu vitamin, mất cân bằng enzym cũng có thể ảnh hưởng đến chứng nghiến răng. Bên cạnh đó, rối loạn dinh dưỡng, nội tiết, tiết niệu cũng dẫn đến chứng nghiến răng khi ngủ, thường xảy ra chủ yếu ở trẻ em.

Do rối loạn thần kinh

Các rối loạn thần kinh trung ương cũng liên quan đến nghiến răng: chứng bại não, động kinh, bệnh Down, bệnh Huntington, bệnh Leigh, bệnh Parkinson, nhiễm khuẩn màng não, stress sau chấn thương, hội chứng Rett.

Do yếu tố nghề nghiệp

Chứng nghiến răng hay cắn chặt răng có thể xuất phát từ những đòi hỏi đặc biệt của một số nghề nghiệp như: nghệ sĩ piano cắn chặt răng để giữ đàn khi chơi, công nhân cắn chặt răng để gồng lấy sức lúc khuân vác, nghệ sĩ xiếc dùng răng để giữ người lên không trung.

Nghiến răng khi ngủ có nguy hiểm không?

Nghiến răng là hoạt động không dùng để thực hiện các chức năng của hệ thống nhai, do đó có thể gây chấn thương khớp cắn. Khớp cắn hoạt động nhiều ảnh hưởng đến chức năng cơ, tác động đến khớp thái dương hàm. Sai khớp cắn là một trong các nguyên nhân cơ bản dẫn đến nghiến răng khi ngủ. Và hậu quả có nó là có thể sẽ mắc chứng đau khớp thái dương hàm.

Bên cạnh đó, nghiến răng khi ngủ còn dẫn đến các ảnh hưởng khác như:

  • Tổn thương răng, xương hàm
  • Răng trở nên nhạy cảm do mòn, dễ bị gãy, ố vàng
  • Ảnh hưởng đến các phục hình răng
  • Rối loạn khớp thái dương hàm
  • Đau đầu, đau mặt, đau hàm nặng
  • Biến dạng khuôn mặt

Nghiến răng khi ngủ có nguy hiểm không?

Nghiến răng là hoạt động không nhằm mục đích ăn nhai, do đó tình trạng kéo dài có thể gây áp lực lên cơ và xương hàm

Mẹo chữa nghiến răng khi ngủ dân gian

Dưới đây là một số biện pháp dân gian mà bạn có thể tham khảo và áp dụng để hạn chế chứng nghiến răng khi ngủ:

Uống sữa ấm

Trước khi đi ngủ, bạn hãy uống một cốc sữa ấm pha với bột nghệ. Tryptophan có trong sữa sẽ giúp các dây thần kinh được thư giãn và mang đến cho bạn giấc ngủ ngon hơn. 

Đặc biệt, khi kết hợp với nghệ sẽ gia tăng hoạt động chống oxy hóa và chống viêm tự nhiên. Điều này tác động tích cực đến việc giảm chứng nghiến răng khi ngủ.

Chườm ấm

Chườm ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp các cơ xung quanh răng, hàm, miệng, cổ được thư giãn. Đồng thời, tăng cường lưu thông máu đến các khu vực này. Từ đó, hạn chế các tác hại tiềm tàng của chứng nghiến răng khi ngủ.

Massage hàm

Massage hàm là một cách hiệu quả để giảm thiểu căng thẳng – nghiên nhân gây nghiến răng khi ngủ. Sau đây là các bước massage hàm mà bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Mở đóng, chuyển động tròn lặp đi lặp lại để cơ hàm được thư giãn.
  • Bước 2: Cho một vài giọt tinh dầu vào đầu ngón tay và massage theo chuyển động tròn.
  • Bước 3: Kết hợp massage cơ cổ, cơ vai, trán và khu vực 2 bên đầu để máu lưu thông tốt hơn và đạt hiệu quả điều trị cao hơn.

Lưu ý: Thực hiện bài tập này ngày 3 lần, mỗi lần 10 phút.

Mẹo chữa nghiến răng khi ngủ dân gian

Massage thư giản và giữ tinh thần luôn thoải mái là biện pháp giúp cải thiện chứng nghiến răng hiệu quả

Sử dụng các loại tinh dầu

Để giảm bớt mức độ căng thẳng – nguyên nhân phổ biến gây chứng nghiến răng về đêm bạn có thể sử dụng loại số loại tinh dầu như: tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu hoa cúc, gỗ tuyết tùng, cam bergamot,… để hít trực tiếp hoặc xông bằng tay trước khi đi ngủ.

Thực hành thiền hoặc yoga

Các vấn đề sức khỏe tinh thần đều là nguyên nhân gây ra chứng nghiến răng. Thiền được chứng minh là có tác dụng làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng, lo lắng và giúp ngủ ngon hơn. Trong khi đó yoga giúp kéo căng vùng cổ, hàm, miệng, giảm bớt áp lực trên khuôn mặt và hạn chế chứng nghiến răng về đêm.

Cách trị nghiến răng khi ngủ 

Các biện pháp dân gian kể trên sẽ không đem lại hiệu quả nếu bạn nghiến răng ở mức độ nặng. Khi đó bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

Sử dụng thuốc

Thuốc sẽ không đem lại hiệu quả cho việc điều trị tật nghiến răng mà nó chỉ có tác dụng làm giảm sự căng cơ quá mức do nghiến răng. Một số loại thuốc thường sử dụng là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ.

Để kiểm soát căng thẳng hoặc các vấn đề về cảm xúc, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như: chống trầm cảm, thuốc chống lo lắng.

Tiêm botox – hay còn được gọi độc tố của botulinum cũng được áp dụng cho những người bị mắc chứng nghiến răng nghiêm trọng khi các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả.

Sử dụng thuốc hay tiêm botox đều là những phương pháp giúp khắc phục tạm thời và không có hiệu quả lâu dài. Khi áp dụng, người bệnh nên thận trọng và tham khảo thật kỹ ý kiến từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý kê đơn và sử dụng thuốc ngoài khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.

Cách điều trị nghiến răng

Sử dụng thuốc có thể cải thiện tình trạng nghiến răng tạm thời, chúng không có giá trị lâu dài 

Niềng răng

Nếu nguyên nhân gây nghiến răng là do khớp cắn bất thường thì niềng răng chỉnh nha được xem là một giải pháp hiệu quả giúp giảm bớt hoặc loại bỏ tình trạng nghiến răng.

Một số phương pháp khác 

Để giảm chứng nghiến răng về đêm bạn nên:

  • Trị liệu tâm lý: Tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ tâm lý hay bác sĩ trị liệu để kiểm soát tốt căng thẳng, từ đó giảm chứng nghiến răng.
  • Thay đổi hành vi: Điều chỉnh thói quen vận động miệng và hàm về vị trí thích hợp cũng giúp ích cho việc điều trị chứng nghiến răng.

Sử dụng máng chống nghiến răng

Máng chống nghiến là một vật dụng nha khoa được đeo trong lúc ngủ. Nó đóng vai trò ngăn cách hàm trên và hàm dưới, giúp bảo vệ mặt răng khỏi sự mài mòn. Hiện nay, một số loại máng còn có tác dụng điều chỉnh thói quen vận động hàm, từ đó giúp hạn chế nghiến răng.

▷ Tham khảo thêm: Cách sử dụng và tác dụng của máng chống nghiến răng khi ngủ

Sử dụng máng chống nghiến răng

Sử dụng máng chống nghiến được nhiều bác sĩ khuyên dùng giúp bảo vệ và khắc phục tình trạng nghiến răng khi ngủ

Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nghiến răng khi ngủ có thể gây ra những tác hại nặng nề đối với sức khỏe răng miệng. Hiện nay, nghiến răng vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm. Để phát hiện và kiểm soát nó ngay từ sớm, bạn nên duy trì thói quen sống lành mạnh và thăm khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm. Nếu bạn có thông tin cần trao đổi, vui lòng gọi ngay đến hotline: 1900 6899 để được Nha khoa Kim hỗ trợ nhé!

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.