Lệch hàm là một dạng khiếm khuyết khiến gương mặt mất cân xứng. Tình trạng này làm nhiều người cảm thấy bất an, lo lắng và tự ti về khuôn mặt không đều đặn của mình. Vậy lệch hàm là gì? Nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào mới hiệu quả? Cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
Lệch hàm là gì?
Lệch hàm (hay còn gọi là khớp cắn lệch) là tình trạng phần xương quai hàm bị lệch sang trái hoặc phải, hay phát triển quá mức đưa ra trước hoặc lùi về sau khiến môi trên – môi dưới và tổng thể khuôn mặt mất đi sự cân đối, hài hòa.
Hiện nay, tình trạng lệch khớp cắn xảy ra phổ biến ở rất nhiều người, trong đó có 2 trường hợp được bắt gặp nhiều nhất:
- Lệch hàm trên – dưới: Là tình trạng hàm trên phát triển đưa ra trước (răng hô) hoặc thụt vào trong (răng móm) nhiều hơn so với hàm dưới.
- Lệch hàm trái – phải: Là tình trạng phát triển không đồng đều của đường viền xương hàm 2 bên, khiến khuôn mặt mất cân đối với biểu hiện một bên lồi và một bên hóp.
Lệch hàm là tình trạng xương hàm bị lệch sang trái hoặc sang phải so với bình thường
Ngoài ra, răng khôn mọc lệch cũng là nguyên nhân gây chèn ép răng bên cạnh từ đó dẫn đến hiện tượng khớp cắn bị lệch. Về lâu dài, có thể gây biến dạng khuôn mặt. Hoặc trường hợp các răng trên cung hàm mọc lệch, làm răng khấp khểnh, khớp cắn lệch.
Dấu hiệu nhận biết lệch hàm
Tình trạng lệch khớp cắn có thể nhận biết qua các biểu hiện sau đây:
- Nhìn bằng mắt thường, có thể thấy hàm trên hoặc hàm dưới bị lệch sang một bên. Đồng thời hàm răng đưa ra trước hoặc thụt về sau quá nhiều.
- Đau hàm, đau mặt, đau phía trước tai, đau khớp thái dương hàm, đau nhiều khi cử động miệng.
- Cử động hàm khó khăn, thậm chí không thể đóng miệng như bình thường
- Miệng có cảm giác lệch hoặc cong khi cắn thức ăn
- Khó khăn khi giao tiếp, nói chuyện
Xương hàm trên hoặc dưới bị lệch sang một bên và có cảm giác hàm di chuyển khi cắn thức ăn
Nguyên nhân gây lệch hàm
Tình trạng lệch khớp cắn có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:
Bẩm sinh
Gen di truyền là một trong những yếu tố quyết định tình trạng răng, môi, cơ, xương của mỗi người. Do đó, nếu trong gia đình có người bị lệch xương hàm thì khả năng cao con cái sinh ra cũng gặp phải tình trạng này.
Chấn thương
Xương hàm bị chấn thương hoặc va đập mạnh do tai nạn ngoài ý muốn cũng dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn. Các va chạm trong khi vận động, chơi thể thao, tai nạn,…có thể khiến xương quai hàm bị tác động mạnh, dẫn đến gãy, nứt hoặc lệch.
Sự cố phẫu thuật thẩm mỹ
Các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ như gọt cằm, độn hàm,…có tác động đến xương hàm. Nếu trong quá trình thực hiện, không may xảy ra sai sót hoặc lỗi kỹ thuật có thể khiến xương hàm bị lệch, không giữ được hình dáng tự nhiên như ban đầu.
Răng mọc không đều
Răng mọc lệch lạc, không đúng vị trí trên cung hàm cũng là nguyên nhân gây lệch khớp cắn. Tình trạng này nếu không sớm phát hiện và tìm cách khắc phục có thể khiến xương hàm phát triển không đồng đều gây lệch xương.
Thói quen xấu
Nếu bạn có thói quen chống cằm, đẩy lưỡi, nằm nghiêng một bên thì nguy cơ bị lệch xương hàm là rất cao. Ngoài ra, việc thường xuyên nhai một bên hàm cũng dẫn đến tình trạng này. Khi đó, bên hàm chịu tác động sẽ phát triển quá mức và bị lệch so với bên còn lại.
Răng mọc không đều, chấn thương hoặc di truyền bẩm sinh là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến lệch khớp cắn
Lệch hàm có nguy hiểm không?
Dù hàm bị lệch do bất kỳ nguyên nhân nào thì người bệnh cũng nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Vì tình trạng lệch nhẹ nếu không điều trị kịp thời có thể tiến triển nặng, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm. Cụ thể:
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Đây là tác hại dễ nhận thấy nhất của lệch khớp cắn. Phần cơ hàm bị lệch sẽ phát triển một bên, bên còn lại do ít được vận động nên co lại tạo ra sự mất cân đối trên khuôn mặt. Điều này làm người bệnh cảm thấy tự ti khi giao tiếp với mọi người xung quanh.
Suy giảm chức năng ăn nhai
Lệch khớp cắn làm mất cân đối, khiến tương quan hàm trên và hàm dưới không khớp với nhau. Từ đó, gây vướng, cộm, khiến xương hàm di chuyển khó khăn. Về lâu dài sẽ làm suy giảm chức năng ăn nhai, người bệnh ăn không ngon miệng, dễ bị suy dinh dưỡng (nhất là ở trẻ nhỏ).
Gây ra cơn đau khớp
Lệch khớp cắn lâu dài sẽ gia tăng áp lực lên khớp thái dương hàm. Từ đó, dẫn đến tình trạng rối loạn khớp thái dương với các biểu hiện cơ bản như: đau khớp, đau đầu dai dẳng, làm chất lượng cuộc sống bị suy giảm.
Dễ mắc bệnh lý răng miệng
Lệch khớp cắn không chỉ cản trở việc ăn uống mà còn gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng. Đặc biệt, phần cơ hàm bị lệch chịu tác động nhiều hơn có thể bị mòn mặt răng, mỏng men răng, dẫn đến nguy cơ sâu răng, viêm tủy hoặc nặng hơn là chết tủy.
Phần hàm còn lại chịu tác động ít hơn nên tổ chức xung quanh răng rất mỏng và yếu. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh dễ bị viêm nha chu, viêm nướu, hôi miệng.
Tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày
Lệch khớp cắn sẽ làm chức năng ăn nhai bị suy giảm. Thức ăn không được nhai kỹ trước khi tiêu hóa sẽ vô tình tạo áp lực cho dạ dày, từ đó dẫn đến các bệnh về đường ruột, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh.
Phát âm khó khăn
Một số trường hợp do xương quai hàm bị lệch làm phần khớp phải chịu lực nhiều hơn. Điều này khiến người bệnh phát âm không tròn vành, rõ chữ, thậm chí là bị ngọng.
Lệch khớp cắn tuy không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ, khả năng ăn nhai và phát âm của người bệnh
Các phương pháp khắc phục lệch hàm
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị hàm lệch, phổ biến là phẫu thuật và niềng răng. Tùy vào nguyên nhân khiến hàm bị lệch mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:
Niềng răng (hàm lệch do răng)
Đối với trường hợp hàm bị lệch do răng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn niềng răng để khắc phục khuyết điểm này. Bằng việc sử dụng các khí cụ chỉnh nha như dây cung, mắc cài để dịch chuyển răng và xương hàm về đúng vị trí. Từ đó, mang đến cho bạn hàm răng đều đẹp, tự nhiên và không còn sai lệch.
Hiện nay, có 2 phương pháp niềng răng được áp dụng cho hàm lệch: niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài:
- Niềng răng không mắc cài tuy mang lại hiệu quả cao và chi phí thấp nhưng lại không đảm bảo tính thẩm mỹ, gây khó khăn khi vệ sinh răng miệng và bất tiện khi ăn uống.
- Ngược lại, niềng răng không mắc cài sử dụng khay niềng trong suốt nền đem lại tính thẩm mỹ cao, không gây cảm giác vướng víu, cấn cộm. Đồng thời khay niềng ôm sát cung răng giúp khách hàng thoải mái ăn uống và tự tin khi giao tiếp. Tuy nhiên, nhược điểm duy nhất của phương pháp này là chi phí cao, cao nhất trong tất cả các phương pháp niềng răng.
Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện tài chính của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp.
Lệch khớp cắn do răng có thể điều trị và khắc phục bằng phương pháp niềng răng mắc cài
Phẫu thuật – (hàm lệch do xương)
Nếu hàm lệch do cấu trúc xương thì niềng răng sẽ không đem lại hiệu quả. Phẫu thuật chỉnh hàm chính là giải pháp tối ưu nhất lúc này. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt hoặc ghép xương, để di chuyển xương hàm về vị trí mong muốn, khắc phục tình trạng lệch khớp cắn.
Phương pháp phẫu thuật được thực hiện bằng các đường rạch mổ bên trong nên bạn yên tâm là sẽ không để lại sẹo, đảm bảo an toàn cao và cho kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả thì phương pháp này cũng tồn tại một số rủi ro như: mất máu, nhiều trùng, đau khớp hàm, tổn thương dây thần kinh, thời gian hồi phục lâu.
Vì vậy, nếu bắt buộc phải phẫu thuật thì bệnh nhân nên tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật răng hàm mặt, bác sĩ chỉnh nha giàu kinh nghiệm để hạn chế tối đa các biến chứng xảy ra.
Tình trạng hàm lệch do xương cần can thiệp bằng phẫu thuật chỉnh hình
Kết hợp niềng răng và phẫu thuật (lệch do cả răng và hàm)
Với những trường hợp khớp cắn bị lệch do thói quen xấu hoặc do xương phát triển quá mức thì cần kết hợp cả phẫu thuật và niềng răng mới đem lại hiệu quả cao. Theo đó, bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng trước để điều chỉnh các răng sai lệch về đúng vị trí. Sau đó mới phẫu thuật hàm để khuôn mặt trở nên cân đối, hài hòa hơn.
Điều trị lệch hàm tại Nha Khoa Kim
Nếu bạn đang tìm kiếm một nha khoa điều trị hàm lệch hiệu quả, nhẹ nhàng thì nhất định không được bỏ qua Nha Khoa Kim. Tại đây nổi bật với dịch vụ chỉnh nha chuyên sâu do đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, từng tu nghiệp nhiều năm ở nước ngoài trực tiếp thăm khám, tư vấn và điều trị.
Bằng đôi bàn tay khéo léo và mắt thẩm mỹ tinh tường, các bác sĩ tại Nha Khoa Kim sẽ mang đến cho khách hàng một hàm răng thẳng đều, không còn lệch lạc, đảm bảo kết quả toàn diện và ổn định lâu dài.
Nha Khoa Kim đặc biệt trang bị hệ thống máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại, được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài vào toàn bộ quá trình điều trị hàm lệch. Có thể kể đến như: Máy chụp x quang Panorex & Cephalometric, ConeBeam CT, phần mềm phân tích VCeph 3D, hệ thống 4 máy cắt xương siêu âm chuyên dụng,…Từ đó, giúp bác sĩ lên kế hoạch điều trị chính xác, an toàn, không gây xâm lấn.
Phòng khám của Nha Khoa Kim được xây dựng theo chuẩn nha khoa khoa quốc tế với hệ thống mổ hiện đại, chuyên biệt, đạt chất lượng vô trùng theo quy định của Bộ Y Tế. Ngoài ra, các dụng cụ sử dụng cho bệnh nhân cũng được sát khuẩn với hệ thống lò hấp vô trùng, nhằm hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm chéo.
Ngoài ra, Nha Khoa Kim cũng thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi lớn với lãi suất 0%, hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng về vấn đề tài chính.
Nha Khoa Kim là hệ thống nha khoa điều trị lệch khớp cắn bằng phương pháp niềng răng an toàn, uy tín
Lệch hàm là tình trạng sai lệch khớp cắn phổ biến và không mang quá nhiều nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị từ sớm. Điều trị lệch khớp cắn sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ lệch và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Hy vọng thông qua bài viết trên bạn có thể nhận biết và hiểu hơn về tình trạng lệch khớp cắn này. Nếu thấy có bất kỳ triệu chứng hoặc thắc mắc gì liên quan đến tình trạng này thì vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline: 1900 6899 để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất!
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.