Tình trạng răng bị mẻ không chỉ gây mất thẩm mỹ hàm răng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây hại cho sức khỏe răng miệng, thậm chí nhiều trường hợp còn phải nhổ bỏ răng vô cùng nguy hiểm. Vậy tại sao răng bị mẻ? Răng mẻ nên trám hay bọc răng sứ? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim giúp bạn giải đáp vấn đề này.
Nội Dung Chính
Răng mẻ là gì?
Răng mẻ là tình trạng phần men răng bị hư hỏng do các tác động lực bên ngoài như va đập, té ngã,…Khi đó, cấu trúc răng sẽ bị vỡ mẻ một phần làm cho răng trở nên sắc nhọn, lởm chởm, có thể tổn thương các mô mềm bên trong khoang.
Răng mẻ là một dạng tổn thương răng phổ biến nhưng không quá nghiêm trọng. Người bị mẻ răng thường cảm thấy đau nhức, ê buốt và khó chịu tại vị trí sứt mẻ do để lộ phần ngà răng bên trong, từ đó dễ bị kích ứng khi ăn các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
Răng mẻ là tình trạng men răng bị hư hỏng do các tác động mạnh từ bên ngoài
Tại sao răng bị mẻ?
Theo các chuyên gia nha khoa, răng mẻ là tình trạng khá thường gặp và xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
- Té ngã hoặc chấn thương thể thao. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến răng mẻ, thường xảy ra ở vị trí răng cửa.
- Thói quen cắn mạnh, nhai nước đá, ăn các loại thực phẩm quá cứng cũng có nguy cơ mẻ răng cao hơn.
- Thói quen nghiến răng khi ngủ.
- Tình trạng mẻ răng dễ xảy ra hơn ở những người bị sâu răng, viêm tủy răng.
- Tình trạng mẻ răng cũng hay gặp ở những người thường xuyên sử dụng thực phẩm không lành mạnh như nước ngọt, cafe, rượu bia, đồ cay nóng.
- Đối với người mắc chứng trào ngược dạ dày, lượng acid không chỉ trào ngược lên thực quản mà còn lên đến khoang miệng. Điều này làm ảnh hưởng đến men răng và tăng nguy cơ mẻ răng.
- Tuổi tác cũng là một nguyên nhân dẫn đến mẻ răng bởi tuổi càng cao men răng sẽ càng yếu đi.
- Cơ thể thiếu Calci làm răng yếu đi và dễ bị tổn thương hơn so với bình thường.
Các chấn thương do té ngã và thói quen ăn uống là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mẻ răng
04 Trường hợp mẻ răng hay gặp
Mẻ răng hay gặp ở những trường hợp sau đây:
- Mẻ răng cửa: Răng cửa là vị trí mẻ răng phổ biến, nguyên nhân răng mẻ thường là do té ngã, tai nạn hay va chạm khi chơi thể thao.
- Mẻ răng hàm: Răng hàm nằm ở sâu bên trong khoang miệng và khá cứng chắc nên nguy cơ sứt mẻ sẽ thấp hơn răng cửa. Răng hàm bị mẻ thường là do tác động lực mạnh như cắn, nhai vật, thức ăn quá cứng.
- Mẻ chân răng: Nguyên nhân mẻ chân răng thường liên quan đến bệnh sâu răng hoặc mòn cổ chân răng. Vì vậy, nếu bị mẻ răng ở vị trí này bạn cần đến gặp bác sĩ nha khoa càng sớm càng tốt để tránh tình trạng mất răng vĩnh viễn.
- Mẻ nhiều răng: Mẻ nhiều răng thường hay gặp ở những người bệnh có bộ răng yếu bẩm sinh, tình trạng này có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường.
Mẻ răng cửa là tình trạng khá phổ biến và hay gặp cho các chấn thương
Mẻ răng có sao không?
Mẻ răng là tình trạng rất phổ biến và nhiều người thường tỏ ra chủ quan khi mắc phải tình trạng này vì cho rằng nó không quá nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, điều này là không đúng, theo các chuyên gia nha khoa, mẻ răng sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ như:
- Tủy răng bị tổn thương, gây đau nhức và ê buốt dữ dội. Nếu để tình trạng này kéo dài mà không tìm cách điều trị khả năng cao sẽ gây chết tủy. Khi đó hệ thống dây thần kinh trong răng sẽ mất đi hoàn toàn.
- Răng yếu đi, nền răng không ổn định làm tăng nguy cơ gãy răng so với bình thường.
- Răng bị mẻ để lâu có sao không? Nếu để tình trạng này kéo dài có thể làm mất chân răng, khi đó răng sẽ vĩnh viễn mất đi và chi phí điều trị sẽ cao hơn rất nhiều so với răng mẻ đơn thuần.
- Gây mất thẩm mỹ cho hàm răng, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
- Vị trí mẻ tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công và gây nên các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm chân răng.
Răng mẻ nếu không khắc phục kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến tủy
Răng mẻ có hồi phục được không?
Răng bị mẻ có tự lành không là thắc mắc của rất nhiều người. Theo đó, răng mẻ sẽ không tự lạnh mà cần phải sự can thiệp của các biện pháp nha khoa.
Tùy thuộc vào vị trí răng mẻ, kích thước chỗ mẻ cũng như các triệu chứng gặp phải mà có cách xử lý khác nhau. Nếu kích thước chỗ mẻ không lớn, bác sĩ có thể phục hồi bằng cách đánh bóng.
Ngược lại, ở những chỗ mẻ lớn hơn, cần được bác sĩ nha khoa can thiệp bằng các biện pháp sau đây:
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là phương pháp phục hồi răng mẻ được lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Phương pháp này có thể cải thiện lại hình dáng răng mẻ, giúp bạn sở hữu hàm răng trắng sáng, đều đẹp và tự nhiên hơn.
Theo đó, bác sĩ sẽ bọc bên ngoài chiếc răng bị sứt mẻ một mão sứ với hình dáng, kích thước và màu sắc tương tự như răng thật. Sau khi bọc sứ, chiếc răng bị sứt mẻ sẽ phục hồi lại như ban đầu, không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai mà còn bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại bên ngoài.
Bọc sứ là phương pháp khôi phục răng bị mẻ phổ biến hiện nay
Tuy nhiên, phương pháp này bắt buộc phải mài đi một phần răng thật để tạo trụ cho mão răng sứ. Nếu thực hiện tại nha khoa không uy tín, tay nghề và chuyên môn của bác sĩ không đảm bảo hay trang thiết bị hỗ cần không đầy đủ thì sẽ không đạt được hiệu quả cao.
Do đó, khi có nhu cầu phục hồi răng mẻ bằng phương pháp bọc răng sứ, bạn nên tìm đến những địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại như Nha Khoa Kim để có kết quả phục hình tốt nhất.
>>> Tham khảo: Chi Phí Bọc Răng Sứ Giá Bao Nhiêu Tiền?
Trám răng
Bạn có thể đến gặp bác sĩ nha khoa để trám răng nếu phần răng bị mẻ không giữ được. Ưu điểm của phương pháp phục hồi răng mẻ này là tiết kiệm thời gian và chi phí.
Tuy nhiên, trám răng chỉ được áp dụng với những răng mẻ có kích thước nhỏ. Bác sĩ sẽ thực hiện trám răng sẽ dùng vật liệu Composite để đắp bên ngoài thân răng và tiến hành tạo hình lại. Sau đó, sử dụng ánh sáng chiếu vào chỗ trám để làm khô và cứng vị trí này.
Trám răng giúp phục hồi thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của răng chỉ trong thời gian ngắn, bạn chỉ mất từ 15 – 20 phút cho việc trám 1 răng. Nhược điểm của trám răng là độ bền không cao. Sau một thời gian, miếng trám sẽ dễ bị bong tróc và bạn phải thực hiện trám thêm một lần nữa.
Trám răng mẻ được áp dụng cho các trường hợp răng mẻ nhỏ
Nên làm gì khi răng bị mẻ?
Bên cạnh việc biết được răng mẻ phải làm sao thì cách chăm sóc răng mẻ khi chưa phục hồi cũng rất quan trọng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng đồng thời giảm thiểu tối đa các biến chứng xảy ra:
- Đánh răng đúng kỹ thuật: Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày với các thao tác đúng theo sự hướng dẫn của các bác sĩ nha khoa.
- Dùng chỉ nha khoa: Để mảng bám và vụn thức ăn thừa được loại bỏ một cách hiệu quả bạn nên sử dụng chỉ nha khoa. Từ đó ngăn ngừa vi khuẩn gây hại có cơ hội phát triển trong khoang miệng.
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm ngọt: Hạn chế ăn các loại đồ ăn, thức uống có hàm lượng đường cao như bánh kẹo, nước ngọt có gas,…vì chúng không tốt cho men răng. đặc biệt là sau khi ăn phải đánh răng và thật nhiều nước.
- Hạn chế ăn những thực phẩm có tính acid cao (ví dụ như chanh, cam bưởi,…): bạn cần uống hoặc súc miệng bằng nước lọc ngay sau khi sử dụng những thực phẩm này để tránh tình trạng acid bám lại trên răng.
- Ăn nhiều rau xanh: Trong rau xanh có chứa nhiều chất xơ giúp hỗ trợ làm sạch răng miệng tốt hơn.
- Không cắn vật cứng bằng răng: Nếu bạn có thói quen này hãy từ bỏ ngay vì có thể làm tình trạng tổn thương của răng trở nên nặng thêm.
Vệ sinh răng mẻ đúng cách nhằm hạn chế tối thiểu các nguy cơ sâu răng và ảnh hưởng đến tủy
Hy vọng với những thông tin mà bài viết trên cung cấp bạn đã biết Tại sao răng bị mẻ? Răng mẻ nên trám hay bọc răng sứ? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với Nha Khoa Kim qua số hotline: 1900 6899 để được hỗ trợ bởi các bác sĩ nha khoa hàng đầu.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.