Niềng răng thẩm mỹ không mắc cài là gì? Ưu và nhược điểm

Nhiều người có ý định niềng răng để khắc phục các khuyết điểm về răng miệng nhưng lại băn khoăn về vấn đề khi cười, nói sẽ để lộ các khí cụ niềng “xấu xí”. Thấu hiểu điều này, phương pháp niềng răng không mắc cài đã ra đời, giúp khách hàng tự tin hơn khi niềng răng. Cùng theo chân Nha Khoa Kim theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn về phương pháp này nhé!

Niềng răng không mắc cài là gì?

Niềng răng không mắc cài còn có tên gọi khác là niềng răng trong suốt, niềng răng vô hình hay niềng răng tháo lắp. Đây là phương pháp niềng răng không cần sử dụng đến các khí cụ truyền thống như dây cung, mắc cài mà thay vào đó bệnh nhân sẽ đeo khay niềng nhựa được thiết kế riêng theo dấu răng của mình.

Niềng răng không mắc cài là gì?

Niềng không mắc cài hay niềng trong suốt, niềng vô hình là kỹ thuật niềng sử dụng các khí cụ trong suốt thay cho kim loại

Các loại niềng răng không mắc cài

Niềng răng không mắc cài có 3 loại: niềng răng Invisalign, niềng răng Ecligner và niềng răng 3D Clear. Đặc điểm chung của 3 loại này là đều sử dụng những khay niềng trong suốt và không có khí cụ niềng răng đi kèm.

Tuy nhiên, về nguồn gốc, xuất xứ khay niềng và hiệu quả chỉnh nha của mỗi loại là không giống nhau:

Niềng răng Invisalign

Niềng răng Invisalign là kỹ thuật niềng răng đến từ nước Mỹ, kỹ thuật này được pjats triển và hoàn thiện bởi công ty chuyên về các thiết bị nha khoa Align Technology.

Cơ chế hoạt động của niềng răng Invisalign giúp nắn chỉnh răng bằng các mấu tạo lực của khay niềng để răng dịch chuyển về đúng vị trí trên khung hàm. Thông thường, một ca niềng Invisalign sẽ cần đến 20 – 40 khay niềng trong suốt quá trình chỉnh nha. Số khay niềng sẽ dao động tùy thuộc vào trật tự sắp xếp các răng phức tạp ra sao.

Phương pháp niềng răng này đem lại hiệu quả rất cao, giúp khắc phục tốt các khuyết điểm của hàm răng từ hô, móm, thưa đến khấp khểnh, lệch lạc. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bị hô hoặc móm do hàm thì niềng Invisalign sẽ không đem lại hiệu quả tối đa.

Niềng răng Invisalign

Invisalign là phương pháp niềng không mắc cài an toàn, hiệu quả hiện nay 

Niềng răng Ecligner

Ecligner là kỹ thuật niềng răng được phát triển bởi công ty chuyên về thiết bị ý tế của Hàn Quốc – Công ty Ecligner International Co, Ltd. Kỹ thuật này đã được chính phủ Hàn Quốc và các tổ chức chuyển về công nghệ nha khoa chứng nhận.

Ecligner có cơ chế hoạt động riêng biệt, không cần sử dụng các mấu tạo lực như Invisalign mà vẫn có thể khắc phục tốt các vấn đề thẩm mỹ của hàm răng như hô, móm, thưa, lệch lạc,…

Tuy nhiên, so với Invisalign thì hiệu quả mà Ecligner đem lại sẽ không cao bằng. Trong suốt quá trình niềng răng, trung bình một người sẽ sử dụng khoảng 20 – 40 khay niềng, con số này sẽ dao động phụ thuộc vào tình trạng răng.

Niềng răng Ecligner

Niềng răng Ecligner là phương pháp niềng vô hình được phát triển bởi Hàn Quốc

Niềng răng 3D clear

Niềng răng 3D clear cũng là một trong những phương pháp niềng răng không mắc cài phổ biến hiện nay. Phương pháp này là sự kết hợp giữa niềng răng Invisalign và niềng răng Ecligner.

Khay niềng 3D clear sẽ được làm hoàn toàn bằng thủ công. Các nha khoa sẽ dựa vào mẫu scan 3D của dấu răng để ép thành mẫu nhựa hàm trong suốt. Khay niềng 3D clear chỉ giúp điều chỉnh tình trạng răng sai lệch ở mức độ nhẹ. Đối với tình trạng răng hô, móm do hàm thì ngoài niềng 3D clear, bệnh nhân cũng cần sử dụng đến các khí cụ bổ trợ khác để nhanh chóng thấy được hiệu quả.

So với niềng Invisalign và Ecligner thì niềng 3D clear sẽ có chi phí mềm hơn khá nhiều. Tuy nhiên, thời gian đeo niềng sẽ lâu hơn và hiệu quả điều trị thường không triệt để.

Niềng răng 3D clear

Niềng răng 3D clear là phương pháp niềng trong suốt có mức giá mềm nhất hiện nay

Khi nào nên niềng răng không mắc cài?

Niềng răng không sử dụng mắc cài phù hợp với những bệnh nhân có các khuyết điểm răng miệng từ nhẹ đến trung bình:

Răng hô, vẩu

Hàm răng hô, vẩu gây mất thẩm mỹ khuôn mặt, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Sau khi niềng răng không mắc cài, hàm răng trên sẽ đưa vào đáng kể, răng cũng trở nên đều đẹp, chuẩn khớp cắn hơn.

Răng móm (khớp cắn ngược)

Là tình trạng răng hàm dưới bị đưa ra ngoài hàm trên. Trong trường hợp này, niềng răng trong suốt sẽ giúp điều chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm.

Răng thưa

Răng thưa là tình trạng giữa các răng xuất hiện kẽ hở gây mất thẩm mỹ và khó khăn trong việc ăn nhai. Với khuyết điểm này niềng răng trong suốt có thể khắc phục hiệu quả. 

Răng khấp khểnh

Là tình trạng một hoặc nhiều răng mọc lệch so với các răng khác trên cung hàm. Nếu không may mắn sở hữu hàm răng này, bạn nên lựa chọn niềng răng trong suốt để nắn chỉnh răng, đưa các răng sai lệch về vị trí mong muốn.

Khi nào nên niềng răng không mắc cài?

Ưu điểm của niềng răng không mắc cài

Niềng răng thẩm mỹ không mắc cài là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay vì sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:

Tiện lợi tối đa

Niềng răng không mắc cài có thể khắc phục gần như tối đa các điểm còn hạn chế của niềng răng có mắc cài. Người niềng sẽ không cần sử dụng đến các khí cụ truyền thống như dây cung, mắc cài mà chỉ cần đeo một khay niềng trong suốt.

Điều này giúp bạn có thể thoải mái ăn uống mà không cần phải kiêng khem nhiều như khi niềng răng mắc cài. Sau khi ăn, bạn chỉ cần vệ sinh răng miệng và khay niềng sạch sẽ là đã có thể tiếp tục sử dụng như bình thường.

Tính thẩm mỹ cao

Khay niềng được làm bằng vật liệu trong suốt với thiết kế ôm sát vào răng nên mỗi khi bạn cười, nói người đối diện sẽ khó nhận biết là bạn đang niềng răng. Vì vậy, kỹ thuật này phù hợp với những người làm công việc liên quan đến giao tiếp hay những công việc có yêu cầu cao về ngoài hình.

An toàn

Vì được thiết kế với khay nhựa trong suốt cao cấp nên phương pháp niềng răng này rất an toàn với cơ thể, đảm bảo không gây bất kỳ khó chịu hay bất cứ tổn thương nào đến răng và nướu.

Ứng dụng công nghệ cao

Khi lựa chọn niềng răng trong suốt, bệnh nhân sẽ được lấy dấu răng bằng công nghệ kỹ thuật số 3D. Quy trình này diễn ra tương đối nhẹ nhàng, không đau, không xâm lấn và không gây khó chịu như khi lấy dấu răng truyền thống bằng thạch cao. 

Ngoài ra, quá trình lấy dấu răng kỹ thuật số cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều. Nếu như với niềng răng mắc cài, để xác định chính xác tình trạng răng, bạn phải thực hiện cả 2 bước chụp X-quang và lấy dấu răng thì với niềng răng trong suốt bạn chỉ cần 1 lần quét dấu răng bằng máy là đủ.

Không phải đến nha khoa thường xuyên

Với niềng răng trong suốt, sau khoảng 6 – 8 tuần, khách hàng mới cần đến tái khám và thay khay niềng mới. Vì vậy, phương pháp này phù hợp với những khách hàng ở xa, không có nhiều thời gian đến nha khoa.

Ưu điểm của niềng răng không mắc cài

Nhược điểm của niềng răng không mắc cài

Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp niềng răng này cũng có những hạn chế nhất định:

  • Chi phí cao: niềng răng trong suốt có mức giá dao động từ 60 – 100 triệu. So với các phương pháp niềng răng truyền thống nó cao gấp 3 – 5 lần.
  • Đòi hỏi công nghệ cao: Để đạt được kết quả chỉnh nha như mong đợi, bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín, có trang thiết bị và cơ sở vật chất hiện đại để chẩn đoán tình trạng răng một cách chính xác nhất.
  • Chỉ phù hợp với răng sai lệch nhẹ: Những trường hợp răng hô, móm, thưa, lệch lạc ở mức độ nặng, niềng răng trong suốt sẽ không đem lại hiệu quả triệt để.

Nhược điểm của niềng răng không mắc cài

Niềng răng không mắc cài bao lâu?

Thực tế, niềng răng trong suốt mất bao lâu còn tùy thuộc vào mức độ lệch lạc của răng. Nếu ở mức độ nhẹ, thời gian niềng sẽ diễn ra nhanh hơn. Ngược lại, nếu răng lệch lạc nặng, sai khớp cắn nghiêm trọng, việc dịch chuyển và sắp xếp lại các răng sẽ cần nhiều thời gian.

Thời gian niềng răng không mắc cài nhanh nhất là từ khoảng 9 – 18 tháng, sử dụng khoảng 20 – 35 khay niềng. Đối với những trường hợp răng gặp các vấn đề phức tạp hơn thì sẽ cần thời gian lâu hơn, thường sẽ mất từ 18 – 32 tháng, sử dụng khoảng 35 – 45 khay niềng.

Niềng răng không mắc cài bao lâu?

Niềng răng không mắc cài có đau không?

Mặc dù không sử dụng lực siết từ mắc cài và dây cung nhưng niềng răng trong suốt vẫn cần đến lực của khay niềng để đưa răng về đúng vị trí. Vì thế, trong thời gian đầu niềng răng, người niềng sẽ không thể tránh khỏi cảm giác đau nhức nhẹ.

Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì cảm giác đau đớn khi niềng răng trong suốt sẽ nhẹ hơn rất nhiều so với niềng răng mắc cài. Bởi phương pháp này sử dụng lực vừa đủ để đảm bảo cho sự dịch chuyển từ từ của các răng.

Niềng răng không mắc cài có đau không?

Chi phí niềng răng không mắc cài giá bao nhiêu?

Niềng răng thẩm mỹ không mắc cài có giá khá cao, có thể nói là cao nhất trong các phương pháp niềng răng hiện nay. Chi phí thực hiện thường dao động trong khoảng 40 – 60 triệu/hàm. Tuy nhiên, mức chi phí này còn phụ thuộc vào từng nha khoa cũng như mức độ lệch lạc của răng.

Các bạn cũng lưu ý, đối với những ca khó như răng lệch lạc nhiều, có nhổ răng thì chi phí sẽ cao hơn là những ca chỉ điều chỉnh răng thưa, răng lệch lạc nhẹ.

Chi phí niềng răng không mắc cài giá bao nhiêu?

Niềng răng không mắc cài là phương pháp chỉnh nha mang đến nhiều ưu điểm vượt trội, nhất là về mặt thẩm mỹ. Để biết được mình có phù hợp với phương pháp này hay không, bạn nên đến thăm khám trực tiếp tại Nha Khoa Kim để được các các sĩ kiểm tra và tư vấn chi tiết.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.