Nhổ răng là chỉ định sau cùng để khắc phục tình trạng răng hư hỏng. Tuy nhiên nếu nhổ chân răng còn sót sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng không ai mong muốn. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, có nguy hiểm ra sao và xử lý bằng cách nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề trên.
Nội Dung Chính
Nguyên nhân nhổ răng mà vẫn còn chân răng
Theo các chuyên gia đánh giá, còn sót chân răng có thể do nhiều nguyên nhân:
Nguyên nhân khách quan (Bác sĩ thực hiện vô tình làm sót chân răng)
+ Trình độ bác sĩ còn yếu, kinh nghiệm nhổ răng thực tế chưa nhiều, đặc biệt chưa được nhổ răng ở những vị trí khó thực hiện. Sau khi nhổ răng cho bệnh nhân xong không kiểm tra hay khám lại cho bệnh nhân nên gây ra tình trạng chân răng còn sót.
Nhổ sót chân răng do kỹ thuật của bác sĩ yếu
+ Hệ thống máy móc cơ sở vật chất hỗ trợ không đảm bảo
Nguyên nhân chủ quan (Bác sĩ để sót chân răng có chủ đích)
+ Trong một số trường hợp việc chân răng còn sót không phải do bác sĩ không biết mà là cố tình để như vậy. Bởi suy xét giữa việc cố gắng lấy hết chân răng ra trong 1 lần nhổ sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân như chảy máu nhiều, tổn thương mô mềm xung quanh, tác động đến ống thần kinh, gây tê nửa hàm…
+ Chân răng của bệnh nhân bị dị dạng, nhiễm trùng, sưng tấy nếu nhổ chân răng sạch trong 1 lần sẽ khó khăn.
Nếu nhổ chân răng còn sót do ở các vị trí khó thực hiện, nếu vẫn nhổ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe
Bởi vậy, tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, vị trí răng nhổ và sức khỏe của bệnh nhân mà việc nhổ chân răng sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể có nên nhổ tiếp hay để lại.
Nhổ chân răng còn sót làm sao để biết?
Thông thường, sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ kiểm tra lại chân răng còn sót hay không. Các cách nhận biết chân răng vẫn còn trong xương hàm:
– Đếm số lượng chân răng đã được nhổ so sánh với số lượng chân răng thực tế chuẩn. Nếu thấy thiếu chân răng thì bác sĩ sẽ kiểm tra lại cho bạn.
Đếm số lượng chân răng nhổ được so sánh với số lượng chân răng chuẩn
– Để chắc chắn hơn chân răng của mình đã được nhổ ra hết, bạn nên yêu cầu bác sĩ hướng dẫn bạn chụp phim X-quang răng để quan sát vùng chân răng mới nhổ, xem còn chân răng trong khung hàm hay không.
Đây là cách xác định chính xác nhất việc nhổ chân răng có an toàn không, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bệnh nhân.
Chụp phim X-quang sẽ nhìn thấy vị trí chân răng còn sót trên cung hàm
– Sau khi nhổ răng từ 1-2 tuần, vết thương sẽ lành, tình trạng đau nhức sẽ chấm dứt, bạn có thể ăn uống trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cảm thấy đau nhức, sưng nướu, sốt nhẹ kéo dài thì bạn nên tới gặp bác sĩ để được kiểm tra lại sớm nhé.
Cách khắc phục nhổ răng xong bị sốt
Sau khi nhổ răng bị sốt là hiện tượng thường thấy. Với trường hợp sốt do bị nhiễm trùng răng mới nhổ, bác sĩ sẽ tiến hành rửa lại vết thương cho thật sạch và kê đơn thuốc uống, đồng thời tiếp tục theo dõi thêm.
Trong trường hợp chưa thể đến nha khoa ngay lập tức thì có thể áp dụng một số biến pháp đơn giản nhay tại nhà. Như: chườm nóng, chườm đá hay uống thuốc theo đơn bác sĩ đã cho trước đó. Sau đó, sắp xếp thời gian gặp bác sĩ kiểm tra chính xác. Cộng với đó là kết hợp chăm sóc răng miệng đúng cách, thực hiện chế độ ăn uống hợp lý giúp nhanh lành thương hơn
Còn chân răng có nên nhổ không?
Một ca nhổ răng an toàn và tốt nhất là phải không để sót lại chân răng trong ổ răng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì vấn đề này vẫn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế khi phát hiện còn xót chân răng thì cần nhổ sạch để tránh viêm nhiễm cũng như bị đau.
Nhổ răng còn sót chân răng có sao không?
Nếu nhổ chân răng còn sót do chủ đích của bác sĩ như vậy thì không có gì đáng ngại bởi các bác sĩ đã có dự liệu về việc nên nhổ tiếp hay để lại.
Ví dụ, nếu ở vị trí nhổ quá khó, việc nhổ răng sẽ diễn ra trong thời gian dài, nướu bị xâm phạm nhiều sẽ ảnh hưởng tới hệ thống ống dây thần kinh, gây ra nhiều nguy hiểm hơn so với việc để lại nó.
Tùy thuộc vào tình trạng răng của bệnh nhân mà bác sĩ đánh giá để lại chân răng trong cung hàm có nguy hiểm hay không
Còn nếu, việc nhổ chân răng còn sót do sự chủ quan của bác sĩ sẽ để lại những biến chứng khó lường như đau nhức răng, sưng nướu, xuất hiện mủ răng, sốt nhẹ, tạo cơ hội để vi khuẩn phát triển, lây lan gây hại nặng bên trong ổ răng.
Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không quá lo lắng về điều này vì vẫn có cách khắc phục, giúp hàm răng nhanh chóng trở về trạng thái bình thường, không đau nhức.
Nhổ chân răng còn sót như thế nào?
Đa số bệnh nhân khi phát hiện mình nhổ còn sót chân răng đều rất lo lắng và muốn nhổ nốt chân răng đó ngay. Tuy nhiên, việc để đó hay nhổ nốt là điều bác sĩ phải cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.
Nếu chân răng không gây ra viêm nhiễm nghiêm trọng
Nếu chân răng không bị viêm nhiễm gì, không gây đau nhức thì không cần thiết phải nhổ bỏ ngay. Có thể vài năm sau, chân răng này được đẩy lên từ từ, không ở vị trí nguy hiểm nữa, việc lấy chân răng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Hoặc vị trí nhổ răng quá khó, nếu thực hiện lấy chân răng ra luôn sẽ kéo dài thời gian nướu chịu tổn thương, ảnh hưởng tới ống dây thần kinh, bệnh nhân mất nhiều máu thì sẽ không nên lấy chân răng ra luôn.
Nếu do chủ đích của bác sĩ không nhổ hết chân răng thì vài năm sau chân răng sẽ được xử lý an toàn hơn
Chân răng còn sót gây ra biến chứng nguy hiểm
Còn nếu nhổ chân răng mà chân răng còn sót gây đau nhức, viêm nhiễm và chảy máu phải thực hiện nhổ bỏ sớm và triệt để để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Nếu bệnh nhân phải xử lý tình trạng viêm nhiễm thì sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh để đảm bảo việc nhổ chân răng được thực hiện sớm nhất.
Sau khi thực hiện xong, bệnh nhân sẽ được thăm khám lần cuối, chụp phim X-quang răng để đánh giá tổng quan hàm răng sau khi nhổ.
Tại Nha Khoa Kim ứng dụng công nghệ nhổ răng an toàn, không đau, không chảy máu, ít xảy ra tình trạng nhổ chân răng còn sót. Bệnh nhân có thể đặt niềm tin vào tay nghề của các bác sĩ tại Nha Khoa Kim, yên tâm loại bỏ chân răng trong cung hàm mà không lo bị bỏ sót gây biến chứng nguy hiểm.
Nếu còn bất cứ vấn đề nào cần được giải đáp về nhổ chân răng còn sót, hãy liên hệ với các bác sĩ tại Nha Khoa Kim để được tư vấn nhé! Chúng tôi mở cửa các ngày trong tuần, hân hạnh được đón tiếp quý khách đến thực hiện dịch vụ tại Nha Khoa Kim.
MSTT : 2011
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.