Đau răng khôn là tình trạng mà bất cứ ai cũng sẽ gặp phải khi răng khôn mọc lên. Cơn đau răng khôn thường kéo dài gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau hay không? Vì sao? Tất cả sẽ được Nha Khoa Kim giải đáp qua bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Nguyên nhân mọc răng khôn gây đau
Cơn đau răng khôn có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến như:
Răng khôn “xé nướu” mọc lên
Khi răng khôn mọc lên sẽ xảy ra hiện tượng phá vỡ nướu nên bạn sẽ có cảm giác đau nhức tại vị trí mọc răng khôn. Đây là hiện tượng bắt buộc phải có để răng có thể trồi lên mặt nướu. Trong nhiều trường hợp, cơn đau sẽ tự thuyên giảm khi nướu lành lại.
Xương hàm không đủ khoảng trống
Vì là chiếc răng mọc lên cuối cùng nên xương hàm thường không đủ diện tích để răng khôn phát triển. Vì vậy, nó có xu hướng mọc lệch qua trái, phải hoặc chèn ép các răng bên cạnh. Một số trường hợp răng khôn bị mắc kẹt ở nướu và không thể mọc lên được nữa. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu khi mọc răng khôn.
Bệnh lý răng miệng
Vị trí mọc răng khôn là ở trong cùng của hàm nên rất khó để vệ sinh sạch sẽ. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, nhiễm trùng, áp xe,…và đau răng khôn là một trong những triệu chứng của các bệnh lý này. Nếu không tìm cách xử lý kịp thời vi khuẩn sẽ lan rộng sang các răng bên cạnh gây viêm tủy, viêm chân răng,…
▷ Tham khảo thêm: Răng khôn mọc lệch có sao không? Khi nào cần nhổ
Răng khôn trong quá trình mọc hoặc bị sâu thường gây ra nhiều cảm giác đau nhức, khó chịu cho người bệnh
Có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau?
Theo các bác sĩ nha khoa, nếu răng bị đau do mọc lệch hoặc mọc ngầm thì mới tiến hành nhổ răng khôn. Trường hợp răng khôn đau do bệnh lý thì cần phải thăm khám để bác sĩ kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng mới có thể đưa ra kết luận.
Nếu có dấu hiệu sưng đau kéo dài, viêm nhiễm nặng thì không nên nhổ răng khôn vì nguy cơ để lại biến chứng là rất cao. Bởi sau khi nhổ, vi khuẩn ký sinh trong khoang miệng sẽ lây lan viêm nhiễm cả hàm răng và gây viêm xương hàm.
Lúc này, thay vì nhổ răng khôn bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng cách nạo sạch mô bị viêm nhiễm, sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau. Đảm bảo tình trạng sưng đau, viêm nhiễm được kiểm soát thì mới nhổ bỏ răng khôn.
Đau răng khôn do mọc sai hướng cần được thăm khám và nhổ bỏ từ sớm nhằm hạn chế ảnh hưởng lên nướu và răng lân cận
Nên nhổ răng khôn khi nào?
Răng khôn sẽ được chỉ định nhổ bỏ khi gặp các tình trạng sau đây:
Răng khôn mọc sai vị trí
Đa số các trường hợp răng khôn mọc sai vị trí như mọc lệch, mọc ngầm,… sẽ được chỉ định nhổ bỏ. Bởi khi đó răng khôn có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh gây viêm, nhiễm trùng. Người bệnh sẽ đối mặt với các triệu chứng như đau nhức, sưng tấy, khó chịu, khó cử động hàm.
Nhổ bỏ răng khôn để tình trạng viêm nhiễm không lây lan. Tuy nhiên, nếu răng khôn đang đau nhức thì không được nhổ bỏ. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn uống thuốc giảm đau để tình trạng này thuyên giảm rồi mới nhổ răng sau.
Răng khôn bị sâu
Sâu răng khôn là tình trạng thường gặp. Vì răng khôn nằm ở trong cùng nên rất khó để vệ sinh sạch sẽ như các răng khác trên cung hàm. Điều này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển.
Thông thường, khi răng khôn bị sâu sẽ lây lan sang các răng bên cạnh. Vì vậy, bạn nên tiến hành nhổ bỏ răng khôn bị sâu càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng này xảy ra.
Răng khôn gây viêm nướu
Răng khôn mọc chưa hoàn thiện và bị mắc kẹt ở nướu sẽ gây đau nhức cho người bệnh. Tình trạng đau nhức sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi có cặn thức ăn bám dính vào vị trí này và tạo thành ổ viêm.
Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định bạn nhổ bỏ răng khôn. Nếu để tình trạng này kéo dài, ổ viêm sẽ bám sâu vào tủy răng, chân răng, thậm chí là gây hoại tử xương hàm.
▷ Tham khảo thêm: Chi phí nhổ răng khôn bao nhiêu tiền? Bảng giá 2025
Theo các bác sĩ, răng khôn cần được nhổ bỏ càng sớm càng tốt, đặc biệt là tình trạng răng mọc sai, bị sâu và gây ảnh hưởng xấu lên nướu
Các trường hợp không được nhổ răng khôn
Theo các bác sĩ nha khoa, nhổ răng khôn sẽ không được thực hiện nếu người bệnh thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Cơ thể ốm yếu
Bạn không nên nhổ răng khôn khi cơ thể đang ốm yếu, hệ miễn dịch suy giảm vì điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn cả sức khỏe toàn thân. Trước khi nhổ răng khôn, bạn nên tập thể dục nhẹ, ăn uống đủ chất, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để phục hồi sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Phụ nữ đang mang thai
Nhổ răng khôn khi đang mang thai sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, hàm lượng canxi trong cơ thể của người mẹ thay đổi liên tục.
Chưa kể sau khi nhổ răng khôn nên kiêng ăn một số thực phẩm nên sẽ không đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mẹ và bé. Ngoài ra, quá trình nhổ răng khôn cần phải tiêm thuốc tê nên sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ.
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt
Trong giai đoạn kinh nguyệt, cơ thể của phụ nữ sẽ mất đi một lượng máu đáng kể khiến tình trạng sức khỏe không được ổn định, Việc nhổ răng khôn lúc này sẽ khiến sức khỏe yếu hơn, vết thương cũng sẽ lâu lành hơn so với bình thường.
Người có sức khỏe yếu, phụ nữ mang thang hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ không được thực hiện nhổ răng khôn
Có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau hay không sẽ phải căn cứ vào nguyên nhân gây ra cơn đau và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu cơn đau xuất hiện do răng khôn mọc lệch, mọc sai gây ảnh hưởng đến nướu hoặc răng bị sâu thì cần thực hiện nhổ bỏ từ sớm. Khi có dấu hiệu xuất hiện các cơn đau nghi do răng khôn gây ra, bạn cần đến ngay Nha Khoa Kim hoặc các cơ sở nha khoa uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.