Răng khôn thường là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm gây ra nhiều cảm giác đau nhức và khó chịu cho người bệnh. Do đó có không ít người quan tâm rằng bao nhiêu tuổi mọc răng khôn và làm thế nào để nhận biết răng mình đang mọc răng số 8? Liệu răng khôn mọc quá sớm hoặc quá muộn thì có nguy hiểm hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Cùng bác sĩ của Nha Khoa Kim giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
Bao nhiêu tuổi thì mọc răng khôn?
Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8, răng cối lớn thứ 3) là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, ở độ tuổi trưởng thành từ 17 – 25 tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi mọc răng khôn của mỗi người sẽ khác nhau. Có người ngoài 30 – 40 tuổi răng khôn mới bắt đầu mọc răng khôn nhưng cũng có người 20 tuổi đã mọc đủ răng khôn.
Thời điểm răng khôn mọc lên, cung hàm đã không còn hiện tượng thay răng. Cấu trúc hàm và răng đã hoàn thiện và ổn định. Răng khôn có thể mọc cùng lúc 4 chiếc hoặc chia ra nhiều đợt, có thể mất khoảng vài tháng đến vài năm để mọc đủ răng khôn. Điều này tùy vào cơ địa cũng như cấu trúc hàm của từng người.
Hiện nay, độ tuổi mọc răng khôn rất sớm. Có nhiều trẻ đã xuất hiện mầm mống răng khôn khi chỉ mới 10 tuổi. Đây là tình trạng bất thường khi mọc răng khôn cần được phát hiện sớm. Vì thế, trong giai đoạn trẻ thay răng, bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám răng miệng để được bác sĩ theo dõi sát sao.
Răng khôn thường mọc ở giai đoạn từ 17 đến 25 tuổi, một số trường hợp có thể mọc muộn ở tuổi 30
Trẻ mọc răng khôn sớm có sao không?
Hiện nay, có nhiều trẻ mọc răng khôn rất sớm, mầm mống răng khôn xuất hiện khi trẻ chỉ mới 10 – 13 tuổi, khi các răng hàm còn chưa mọc hoàn thiện. Đây là tình trạng bất thường khi mọc răng khôn cần được phát hiện sớm. Vì thế, trong giai đoạn trẻ thay răng, bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám răng miệng để được bác sĩ theo dõi sát sao.
Trường hợp trẻ mọc răng khôn sớm sẽ gây bất lợi cho quá trình mọc bình thường của răng số 7, thậm chí làm răng số 7 bị mọc kẹt hoặc không mọc được. Đây là răng hàm đóng vai trò ăn nhai chính, nếu không mọc được sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này. Một số trường hợp răng khôn mọc sớm còn gây ra sự đùn đẩy các răng còn lại trên cung hàm.
Đặc biệt, đối với những trẻ đang thực hiện niềng răng, tình trạng răng khôn mọc sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch chỉnh nha và kết quả điều trị, gây ra những lệch lạc răng ngoài ý muốn.
Trẻ mọc răng sớm có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc của răng số 7 và các răng khác trên cung hàm
Trên 30 tuổi mọc răng khôn có nguy hiểm không?
Khi răng khôn bắt đầu mọc, mô nướu và hệ xương hàm đã phát triển vững chắc cùng với đó là các răng còn lại trên cung hàm đã ổn định và gần như chiếm hết diện tích để răng khôn mọc lên nên nó rất khó để mọc thẳng như các răng khác. Vì vậy, mọc răng khôn trên 30 tuổi hay bất cứ độ tuổi nào cũng đều phải đối mặt với tình trạng mọc lệch, mọc ngầm.
Lúc này, răng khôn sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho răng miệng như:
- Răng khôn chèn ép răng số 7, khiến răng số 7 bị đẩy nghiêng và tiếp tục gây áp lực lên các răng tiếp theo như hiệu ứng Domino, làm lệch khớp cắn của hàm.
- Răng khôn tạo khe giắt thức ăn với răng số 7, dễ làm mắc kẹt thức ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra các vấn đề nha chu nghiêm trọng.
- Vùng nướu tại vị trí mọc răng khôn rất dễ bị viêm nhiễm, đi kèm là các triệu chứng như sốt, đau nhức, khó há miệng, má sưng to,…
- Răng khôn đâm vào các dây thần kinh, làm giảm hoặc mất cảm giác ở da, mô, răng, niêm mạc ở nửa cung hàm. Chưa kể còn gây hội chứng giao cảm như phù đỏ quanh ổ mắt, đau nửa mặt.
▷ Tham khảo thêm: Răng khôn mọc lệch có sao không? Khi nào cần nhổ
Mọc răng khôn ở tuổi 30 trở lên rất dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Mấy tuổi thì hết mọc răng khôn?
Răng khôn không mọc một lần mà chia ra thành nhiều đợt. Cứ mỗi đợt răng khôn sẽ nhú lên một ít, khoảng cách của các đợt nhú răng khôn có thể là vài tháng hoặc từ 1 – 2 năm. Như vậy, để răng khôn mọc hoàn chỉnh sẽ mất từ 4 – 5 năm.
Tuy nhiên, thời gian mọc răng khôn ở mỗi người sẽ khác nhau. Có người 25 tuổi đã mọc đủ răng khôn nhưng cũng có người ngoài 30 – 40 tuổi răng khôn mới bắt đầu mọc.
Thông thường, giai đoạn mọc răng khôn sẽ bất đầu từ 17-25 tuổi và mất từ 4-5 năm để mọc hoàn chỉnh
Một người có bao nhiêu răng khôn?
Một người trưởng thành sẽ có tổng cộng 32 chiếc răng khôn, bao gồm: 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng hàm nhỏ và 8 răng hàm lớn chia đều cho 2 hàm. Trong đó, có 4 chiếc răng khôn thuộc nhóm răng hàm lớn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ 4 chiếc răng khôn. Có người mọc ít hơn hoặc cũng có người không mọc chiếc răng khôn nào. Bên cạnh đó, răng khôn mọc khi xương hàm và mô nướu đã hoàn thiện và chắc chắn nên có thể phát sinh thành 2 trường hợp:
- Cung hàm vẫn còn đủ chỗ trống: Răng khôn mọc thẳng, cân đối như các răng còn lại trên cung hàm. Trong trường hợp này, nếu răng khôn khỏe mạnh, không mắc các bệnh răng miệng thì chúng sẽ không gây bất kỳ biến chứng nào.
- Cung hàm không còn đủ chỗ trống: Răng khôn có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm,… Trong trường hợp này, răng khôn có thể gây ra nhiều biến chứng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân.
Trên lý thuyết thì một người sẽ có khoảng 4 răng khôn nhưng thực tế thì không phải ai cũng sẽ mọc đủ cả 4 chiếc
Làm sao để biết mình đang mọc răng khôn?
Trước và trong quá trình răng khôn mọc lên sẽ đi kèm với những dấu hiệu khá rõ rệt:
- Đau nhức, khó chịu: Đây là triệu chứng mọc răng khôn phổ biến. Vì là chiếc răng cuối cùng mọc lên nên răng khôn có thể không đủ chỗ mọc, nó có xu hướng đẩy răng bên cạnh gây đau nhức, khó chịu.
- Sưng nướu: Răng khôn mọc lên khi cung hàm và nướu đã cứng chắc và không còn phát triển kích thước nên nướu sẽ giãn ra và bị sưng. Tình trạng này kéo dài cho đến khi răng khôn mọc ổn định.
- Cứng khớp, cử động khó khăn: Như đã nói, mọc răng khôn thường đi kèm với đau nhức và sưng nướu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cử động của hàm, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn.
- Cơ thể mệt mỏi, sốt: Đây là dấu hiệu thường gặp khi mọc răng. Nguyên nhân là do vi khuẩn tấn công vào khoang miệng nên cơ thể sẽ phản ứng bằng cách sốt nhẹ hoặc cao. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, sốt có thể đi kèm với mệt mỏi, mất sức.
- Hơi thở có mùi: Răng khôn mọc sai vị trí sẽ tạo thành khe giắt thức ăn với răng bên cạnh khiến đồ ăn dễ vương lại. Nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tình trạng này không chỉ gây mùi hôi khó chịu cho hơi thở mà còn dễ mắc các bệnh răng miệng.
- Chán ăn: Khi răng khôn mọc lên, người bệnh sẽ chán ăn, ăn không ngon miệng vì cảm giác đau khi nhai hoặc nuốt nước bọt, đặc biệt là khi thức ăn trúng phần nướu chuẩn bị mọc răng khôn.
▷ Xem chi tiết hơn: Triệu chứng và dấu hiệu mọc răng khôn dễ nhận biết
Tình trạng sưng nướu răng kéo dài, đau nhức kèm theo sốt và chán ăn là những dấu hiệu phổ biến cho thấy bạn đang mọc răng khôn
Nên nhổ răng khôn hay giữ lại?
Răng khôn không hề đem lại bất cứ giá trị nào về mặt chức năng hay thẩm mỹ. Chưa kể, chiếc răng này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh và sức khỏe răng miệng. Vì vậy, đa số các trường hợp, bác sĩ đều khuyên nên nhổ bỏ răng khôn càng sớm càng tốt. Nhưng cũng có một vài trường hợp đặc biệt không được chỉ định nhổ như sau:
Trường hợp mọc răng khôn nên nhổ bỏ
Răng khôn mọc lệch, mọc kẹt, mọc ngầm, mọc đâm ngang đều bắt buộc phải nhổ bỏ để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho sức khỏe răng miệng. Đồng thời, khi răng khôn gặp phải các tình trạng sau đây cũng bắt buộc phải nhổ bỏ:
- Răng khôn mọc gây đau nhức, sưng tấy, viêm nhiễm, lợi trùm, nhiễm trùng dai dẳng làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
- Răng khôn tạo khe giắt thức ăn với răng số 7 kế bên làm việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, vi khuẩn dễ tồn đọng và tiềm ẩn nguy cơ bệnh lý.
- Răng khôn mọc thẳng nhưng mắc phải các vấn đề như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu hay răng đối diện không ăn khớp khiến nó mọc trồi dài và làm vùng nướu ở hàm đối diện bị tổn thương.
- Răng khôn có hình dáng bất thường, kích thước quá to hoặc quá nhỏ gây nhồi nhét thức ăn trong khoang miệng, dẫn đến viêm nhiễm, sâu răng,…
Thời điểm tốt nhất để nhổ răng khôn 18 – 28 tuổi, lúc này răng khôn đã mọc được 2/3. Để càng lâu, xương hàm sẽ càng trở nên cứng chắc và dày đặc hơn khiến việc nhổ răng khôn trở nên phức tạp và quá trình lành thường cũng diễn ra chậm hơn.
▷ Tham khảo thêm: Chi phí nhổ răng khôn bao nhiêu tiền? Bảng giá 2025
Răng khôn mọc lệch gây đau nhức, sâu răng và ảnh hưởng đến răng bên cạnh cần được nhổ bỏ kịp thời
Trường hợp không nên nhổ răng khôn
Không phải trong trường hợp nào răng khôn cũng được chỉ định nhổ bỏ, răng khôn của bạn có thể được giữ lại trong các trường hợp sau đây:
- Răng khôn mọc thẳng, có răng đối diện ăn khớp, không gây đau nhức, viêm nhiễm hay mắc bệnh lý nguy hại nào.
- Người mắc các vấn đề sức khỏe như tiểu đường, tim mạch, máu khó đông,…thì không nên thực hiện nhổ răng khôn.
- Phụ nữ đang mang thai, trong giai đoạn kinh nguyệt hay người vừa mới ốm dậy tạm thời không nhổ răng khôn.
Một số trường hợp răng khôn mọc thẳng, phụ nữ mang thai và người người có bệnh lý sẽ không được chỉ định nhổ răng số 8
Thông thường, độ tuổi mọc răng khôn là từ 17-25 tuổi, một vài trường hợp đặc biệt răng khôn sẽ có thể mọc sớm từ 10-13 tuổi hoặc muộn hơn là từ 30-40 tuổi. Do đó, bao nhiêu tuổi mọc răng khôn sẽ còn phụ thuộc vào từng người và tình trạng răng miệng. Theo các bác sĩ nha khoa thì răng khôn hầu như không đóng vai trò trong ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ của khuôn hàm. Vì vậy, nếu có dấu hiệu mọc răng khôn bạn cần đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và xác định hướng mọc và tình trạng mọc của răng để quyết định nhổ bỏ hay giữ lại.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.