Viêm lợi là bệnh lý răng miệng có thể gặp phải ở bất kỳ độ tuổi nào nếu không vệ sinh và chăm sóc răng miệng thật tốt. Bệnh không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như: tụt lợi, viêm nha chu, thậm chí là mất răng vĩnh viễn,… Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim để biết các cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất theo dân gian, an toàn, hiệu quả nhé!
Nội Dung Chính
Tại sao lợi bị sưng?
Viêm lợi là tình trạng lợi sưng đau, nhạy cảm và khó chịu do vi khuẩn ở mảng bám và cao răng tích tụ lâu ngày, chúng sản sinh ra axit tấn công vào mô lợi. Mảng bám và cao răng tích tụ càng nhiều thì lợi càng sưng, viêm nghiêm trọng. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp.
Ngoài ra, tình trạng sưng lợi cũng có thể xảy ra do một số nguyên nhân như:
- Vệ sinh và chăm sóc răng miệng không đúng cách.
- Thường xuyên ăn đồ ăn cay nóng.
- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai, mãn kinh,…
- Người mắc bệnh tiểu đường.
- Người thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
- Cơ thể không được bổ sung đầy đủ Vitamin C, Niacin,…
- Tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc như Phenytoin, Cyclosporine, Nifedipine khiến mô lợi tăng sinh.
- Tuổi tác càng cao nướu sẽ càng yếu dần và dễ bị sưng, viêm hơn bình thường.
- Ngoài ra, còn do nhiễm trùng, dị ứng, chấn thương vùng nướu.
Cao răng và các mảng bám trên răng lâu ngày không được vệ sinh là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng viêm lợi
Sưng lợi bao lâu thì khỏi?
Sưng lợi là tình trạng thường gặp trong nha khoa. Nếu sưng lợi ở mức độ nhẹ, người bệnh biết cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng tại nhà, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cạo vôi răng tại nha khoa,… thì sau 5 – 7 ngày tình trạng này sẽ thuyên giảm.
Trường hợp sưng lợi đã tiến triển nặng kèm theo các triệu chứng như chảy máu, mưng mủ tại vị trí lợi sưng, đau lợi khi ăn nhai, hôi miệng không hết dù đã đánh răng kỹ,…thì thời gian khỏi bệnh sẽ kéo dài hơn.
▷ Tham khảo thêm: Viêm lợi có mủ là bệnh gì? Cách điều trị viêm lợi có mủ đúng cách
Viêm lợi ở mức độ nhẹ thường nhanh khỏi chỉ từ sau 5-7 ngày châm sóc và điều trị tại nhà
Cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất?
Khi nhận thấy răng miệng có các dấu hiệu bất thường như sưng, viêm thì người bệnh nên đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất. Đối với tình trạng viêm lợi nhẹ, người bệnh có thể tham khảo các cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất theo dân gian dưới đây:
Súc miệng bằng nước muối
Muối mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Đây là một chất khử trùng tự nhiên, giúp giảm đau, giảm viêm và chữa lành tổn thương ở lợi. Việc súc miệng nước muối sẽ hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tình trạng viêm lợi một cách hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Hòa tan 1 – 2 muỗng nước muối vào một cốc nước ấm.
- Bước 2: Sử dụng hỗn hợp này để súc miệng trong vòng 30s.
- Bước 3: Súc miệng lại với nước sạch. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần.
Súc miệng bằng nước muối là cách giúp kháng khuẩn, giảm viêm và sưng đau nướu răng hiệu quả tại nhà
Sử dụng dầu dừa
Chữa viêm lợi bằng dầu dừa là một cách khá an toàn. Trong dầu dừa có chứa acid lauric và monolaurin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, súc miệng bằng dầu dừa có thể giảm mảng bám và các triệu chứng viêm lợi một cách đáng kể.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Ngậm khoảng 5 – 10ml dầu dừa và súc miệng trong vòng 20 – 30s, cẩn thận để tránh dầu dừa dính vào cổ họng.
- Bước 2: Nhổ ra và súc miệng lại bằng nước sạch.
- Bước 3: Uống một cốc nước đầy và đánh lại răng.
Lưu ý: Nên sử dụng dầu dừa phân đoạn thay vì dầu dừa thông thường để súc miệng vì nó ít dính, ít bám hơn.
Hàm lượng acid lauric và monolaurin trong dầu dừa có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn và làm sạch mảng bám trên răng đáng kể
Sử dụng tinh dầu sả
Trong tinh dầu xả có chứa citral, giúp loại bỏ mảng bám và cải thiện các triệu chứng của viêm lợi hiệu quả. Theo các chuyên gia, tinh dầu sả có tác dụng tương tự như nước súc miệng có chứa chlorhexidine.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Hòa tan 2 – 3 giọt dầu xả vào một ly nước.
- Bước 2: Sử dụng hỗn hợp này để súc miệng trong vòng 30s.
- Bước 3: Súc lại miệng với nước sạch. Nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày.
Citral chứa trong tinh dầu sả là chất giúp loại bỏ mảng bám, cải thiện tình trạng viêm lợi hiệu quả
Sử dụng lô hội (nha đam)
Lô hội là một nguyên liệu khá lành tính, có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, làm lành nhanh vết thương. Sử dụng lô hội sẽ giúp làm giảm tình trạng sưng tấy, đau rát do viêm lợi gây ra.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Nha đam rửa sạch, bỏ phần vỏ bên ngoài và đem phần thịt đi ép để lấy gel.
- Bước 2: Phần gel thu được có thể dùng để thoa lên vùng lợi bị viêm hoặc pha loãng với nước để súc miệng. Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày để thấy hiệu quả.
Trong y học, lô hội là nguyên liệu lành tính có khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa và làm lành vết thương nhanh chóng
Trị viêm lợi bằng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có chứa các hoạt chất linalool, cineol, terpinen – 4 – ol,…giúp kháng viêm, diệt khuẩn và cải thiện các triệu chứng khi bị viêm lợi như đau nhức, sưng đỏ,…
Cách thực hiện:
- Bước 1: Nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu tràm trà vào một ly nước ấm.
- Bước 2: Súc miệng với hỗn hợp trên trong vòng 30s.
- Bước 3: Nhổ ra và súc miệng với nước sạch. Thực hiện lập lại 2 – 3 lần/ngày.
Ngoài cách trên, bạn cũng có thể thêm 1 giọt tinh dầu tràm trà vào kem đánh răng và đánh răng như bình thường.
Hoạt chất kháng viêm có trong tinh dầu tràm giúp diệt khuẩn, đồng thời cải thiện các triệu chứng viêm lợi
Sử dụng gel nghệ
Nhờ đặc tính kháng viêm hiệu quả, súc miệng bằng gel nghệ có thể giúp giảm tình trạng tích tụ mảng bám ở bề mặt răng – nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm lợi và các bệnh lý về răng miệng khác. Ngoài ra, nghệ cũng có tính kháng khuẩn nên có thể giúp chữa lành tình trạng sưng lợi, chảy máu chân răng.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Bước 2: Nghệ đem đi ép/giã lấy nước và sử dụng dụng để bôi vào vùng lợi bị viêm.
- Bước 3: Sau 10 phút thì súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ phần gel nghệ. Bạn có thể thực hiện cách này 2 lần/ngày.
Súc miệng bằng gel nghệ không chỉ giúp cải thiện tình trạng viêm lợi mà còn giúp ngăn ngừa sự hình thành và tích tụ mảng bám trên răng
Chữa viêm lợi bằng nước xô thơm
Nước xô thơm có chứa các thành phần kháng khuẩn và chống viêm, giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn khỏi khoang miệng. Từ đó, giúp ngăn ngừa viêm lợi và các bệnh về lợi khác.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lá xô thơm rửa sạch.
- Bước 2: Đun với nước lọc trong vòng 5 – 10 phút.
- Bước 3: Lọc lấy nước và sử dụng để súc miệng. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần, mỗi lần từ 1 – 2 phút.
▷ Xem thêm: Bị Viêm Lợi Uống Thuốc Gì Nhanh Hết?
Xô thơm là loại nước có khả năng kháng viêm, giúp loại bỏ mảng bám và cải thiện tình trạng viêm lợi tốt trên răng miệng
Sử dụng lá đinh hương
Đinh hương có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm, đồng thời ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám trên răng. Vì vậy, có thể sử dụng đinh hương để hỗ trợ điều trị bệnh viêm lợi.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa lá đinh hương cho thật sạch.
- Bước 2: Xay nhuyễn lá đinh hương và chắt lấy nước cốt.
- Bước 3: Dùng tăm bông thấm nước cốt và bôi trực tiếp lên vùng lợi bị viêm.
- Bước 4: Súc miệng lại với nước sạch.
Đinh hương là loại dược liệu tốt giúp giảm đau, kháng khuẩn và cải thiện tình trạng viêm lợi an toàn
Súc miệng bằng nước lá ổi
Từ lâu người ta đã sử dụng lá ổi để chữa các bệnh về răng miệng. Lá ổi có tính kháng khuẩn, kháng viêm, giúp kiểm soát sự phát triển của mảng bám, săn se niêm mạc miệng, cải thiện tình trạng viêm lợi.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chọn 5 – 10 lá ổi không non cũng chưa già.
- Bước 2: Giã nát và đun sôi với nước.
- Bước 3: Đợi hỗn hợp nguội rồi cho một chút muối vào.
- Bước 4: Súc miệng với hỗn hợp này trong vòng 30s rồi súc miệng lại nước sạch. Thực hiện lặp lại từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
Súc miệng bằng nước lá ổi là cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất được sử dụng từ xưa đến nay
Trị viêm lợi với lá trầu không
Lá trầu không có chứa peta-phenol, chavicol và hợp chất phenolic, những hợp chất này có tác dụng giảm viêm nhiễm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong viêm lợi.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Lá trầu không rửa sạch, giã nhuyễn rồi đem đun với nước sôi. Đợi hỗn hợp nguội rồi sử dụng để súc miệng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần từ 5 – 10 phút.
- Cách 2: Giã nhuyễn lá trầu không với muỗi, sau đó đem hỗn hợp này ngâm với rượu trắng trong 15 phút. Chắt lấy nước và sử dụng để súc miệng.
- Cách 3: Rửa sạch lá trầu không, giã nhuyễn và sử dụng để đắp trực tiếp lên vùng lợi bị viêm khoảng 30s. Sau đó, súc miệng lại với nước sạch.
Lá trầu không chứa hàm lượng các chất kháng khuẩn, chống viêm cao giúp ngăn ngừa và ức chế quá trình phát triển của vi khuẩn
Biện pháp ngăn ngừa viêm lợi
Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây để giảm nguy cơ viêm lợi:
- Đánh răng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối, nếu cần thiết có thể đánh răng sau bữa ăn.
- Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm để tránh làm lợi tổn thương. Định kỳ 3 – 4 tháng nên thay bàn chải mới hoặc sớm hơn nếu thấy bàn chại bị sờn, xơ cứng.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, hạn chế tích tụ mảng bám. Kết hợp với nước súc miệng để loại bỏ triệt để vi khuẩn và mảng bám trong miệng.
- Không hút thuốc lá vì nó có thể khiến cho sức khỏe răng, nướu ngày một xấu đi.
- Ăn nhiều rau củ quả để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Định kỳ lấy cao răng 6 tháng/lần giúp ngăn ngừa sự hình thành và tích tụ mảng bám, đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Vệ sinh răng miệng đúng cách và duy trì thói quen cạo vôi răng 6 tháng/lần giúp ngăn ngừa viêm lợi tốt hơn
Viêm lợi là bệnh lý răng miệng phổ biến không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe con người nhưng chúng lại là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể thực hiện các cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất trên. Tuy nhiên, để điều trị viêm lợi hiệu quả, đồng thời đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt hơn thì người bệnh nên đến các cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị. Tạo và duy trì thói quen khám răng định kỳ nhằm sớm phát hiện và điều trị các bệnh lý răng miệng khác.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.