Viêm lợi có mủ là bệnh gì? Cách điều trị viêm lợi có mủ đúng cách

Viêm lợi có mủ là tình trạng nướu răng bị viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong cấu trúc lợi. Bệnh thường gây cho người bệnh cảm giác đau nhức và khó chịu vô cùng. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng viêm nhiễm có thể lây lan và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm lợi có mủ phải làm sao? Thuốc chữa và cách điều trị đúng. Hãy cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết dưới đây.

Viêm lợi có mủ là bệnh gì?

Viêm lợi có mủ là tình trạng các mô mềm quanh chân răng bị vi khuẩn tấn công làm nhiễm trùng và hình thành các ổ mủ gây sưng đau. Bên trong ổ mủ có thể là vụn thức ăn, tế bào chết, vi khuẩn có hại cho răng miệng. Vì vậy, hơi thở của người bệnh thường có mùi khó chịu.

viêm lợi có mủ là gì

Viêm lợi có mủ khiến hơi thở của người bệnh có mùi khá khó chịu.

Triệu chứng của viêm lợi có mủ

Khi bị viêm lợi có mủ người bệnh thường mắc phải các triệu chứng sau đây:

Đau nhức răng

Triệu chứng rõ ràng nhất khi bị viêm lợi có mủ là người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức răng. Cảm giác đau nhức từ từ lan rộng ra vùng hàm và mặt bị tổn thương.

Viêm lợi có mủ càng nặng, cảm giác đau nhức càng dữ dội và thường xuyên hơn, cơn đau thậm chí có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ.

Nướu sưng đỏ

Vùng nướu xung quanh vị trí mọc mủ trở nên sưng và đỏ hơn so với bình thường. Khi dùng tay ấn vào sẽ có dịch màu vàng chảy ra kèm theo mùi hôi thối.

Sốt

Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm lợi có mủ. Người bệnh sẽ chỉ sốt nhẹ và khỏi hẳn sau một vài ngày.

Tuy nhiên, nếu sốt nặng và dai dẳng, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám. Tránh trường hợp xảy ra các biến chứng nguy hiểm, không tốt cho sức khỏe.

Đau buốt khi ăn nhai

Vùng nướu và răng bị tổn thương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống, khiến người bệnh cảm thấy cảm thấy đau buốt khi ăn nhai thức ăn, nhất là các thức ăn nóng, lạnh. Nếu không được điều trị kịp thời, cảm giác đau buốt sẽ tăng dần và diễn ra với tần suất thường xuyên hơn.

Hôi miệng

Hôi miệng là tình trạng không thể tránh khỏi khi bị viêm lợi có mủ. Bởi lúc này vi khuẩn gây viêm lợi vẫn đang tồn tại và phát triển trong khoang miệng.

Sưng mặt, má, cổ xuất hiện hạch

Không chỉ làm tổn thương tại chỗ, viêm lợi có mủ còn gây ảnh hưởng xấu đến các cơ quan lân cận. Bệnh làm mặt má bị sưng và xuất hiện hạch sưng to ở cổ.

Nguyên nhân gây viêm lợi có mủ

Viêm lợi có mủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là một vài nguyên nhân phổ biến:

  • Chưa biết cách vệ sinh răng miệng đúng, mảng bám, vụn thức ăn chưa được loại bỏ hoàn toàn làm hình thành vi khuẩn gây bệnh, lâu ngày sẽ khiến nướu bị kích thích, sưng viêm.
  • Hormone thay đổi trong quá trình mang thai hay trong chu kỳ kinh nguyệt, dậy thì làm vùng nướu răng trở nên nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài, làm tăng nguy cơ hình thành vi khuẩn gây sưng nướu.
  • Dùng thức ăn, thức uống quá nóng khiến vùng lợi bị phồng hoặc dùng thức ăn, thức uống quá lạnh khiến vùng lợi ê buốt, sưng tấy.
  • Ăn thức ăn quá cay, nóng, thực phẩm nhiều gia vị làm vùng nướu bị lở loét, sưng tấy, đau nhức.
  • Nhai hoặc va chạm quá mạnh khiến vùng nướu bị chảy máu, gây nên tình trạng sưng, viêm.
  • Hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích tạo cơ hội cho vi khuẩn răng miệng phát triển.
  • Mọc răng khôn khiến nướu sưng, đau nhức, dễ làm tổn thương lợi.
  • Do tác dụng của xạ trị, đang sử dụng thuốc điều trị ung thư.

>> Xem thêm: Dấu hiệu ung thư nướu răng? Nguyên nhân và cách điều trị sớm

Viêm lợi có mủ phải làm sao?

Trước tiên người bệnh sẽ được thăm khám để các bác sĩ có thể xác định chính xác mức độ bệnh lý cũng như tình trạng viêm nhiễm. Nguyên nhân gây viêm nhiễm cũng được tìm ra, từ đó đưa ra phương hướng điều trị và dự phòng thích hợp.

Để điều trị viêm lợi có mủ, các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ túi mủ, quá trình này được thực hiện một cách khéo léo và cẩn thận, tránh túi mủ bị vỡ, làm viêm nhiễm lây lan sang các khu vực xung quanh.

điều trị viêm lợi có mủ

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để xác định mức độ bệnh lý.

Ngoài cách thức điều trị trên, cũng có một số phương pháp khác giúp khắc phục tình trạng viêm lợi có mủ:

  • Dẫn lưu khối mủ: Các bác sĩ sẽ dẫn lưu khối mủ bằng cách tạo một vết cắt nhỏ tại vùng chân răng bị viêm. Sau đó tiến hành làm sạch khu vực viêm nhiễm để tránh tình trạng lây lan sang các khu vực khác.
  • Lấy tủy răng: Bác sĩ sẽ khoan một lỗ nhỏ từ bề mặt răng đến phần mềm bên trong của răng. Sau đó làm sạch phía trong răng bị lấy tủy để loại bỏ vi khuẩn.
  • Nhổ răng: Phương pháp này được chỉ định đối với những trường hợp viêm lợi có mủ do sâu răng. Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng để làm sạch ổ viêm cho bệnh nhân.
  • Tiểu phẫu: Trường hợp bệnh nhân bị viêm lợi có mủ do dị vật như lông bàn chải, xương cá,…Bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu để loại bỏ, sau đó làm sạch ổ viêm bằng kháng sinh thông thường.

>> Có thể bạn quan tâm: Nhổ răng kiêng ăn gì? Nha khoa KIM nhổ răng an toàn, không đau 

Thuốc chữa viêm lợi có mủ

Ở giai đoạn có mủ, các bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc Tây y để giảm nhanh cơn đau và giúp người bệnh bớt khó chịu. Sau đây là một số loại thuốc điều trị viêm lợi có mủ thường được sử dụng.

thuốc chữa viêm lợi có mủ

Sử dụng thuốc Tây Y có thể giúp giảm cơn đau nhanh chóng.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được kê đơn trong trường hợp viêm lợi có mủ có nguy cơ tiến triển xấu. Chủ yếu là những loại thuốc có chứa macrolid, beta-lactam,…các chất có khả năng diệt khuẩn và mảng bám nướu răng, đặc biệt là vi khuẩn P.Gingivalis-tác nhân gây sâu răng và viêm lợi.

Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau cũng được sử dụng trong điều trị viêm lợi có mủ. Các bác sĩ sẽ kê đơn liều lượng Ibuprofen, Aspirin, Paracetamol,…để giảm nhanh các đơn đau nhức.

Tuy nhiên, vì có chứa các hoạt chất ảnh hưởng xấu đến dạ dày nên thuốc giảm đau chỉ được sử dụng trong trường hợp đau nhức quá nghiêm trọng, khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt.

Thuốc kháng viêm non-steroid

Để điều trị viêm lợi có mủ, người bệnh cũng có thể sử dụng nhóm thuốc kháng viêm non-steroid. Thuốc chứa các thành phần chính như meloxicam, diclophenac,…có tác dụng giảm đau và cải thiện triệu chứng sưng đỏ ở vùng nướu.

Thuốc corticosteroid

Nhóm thuốc corticosteroid được sử dụng để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm lợi. Thuốc có chứa những chất kháng viêm mạnh như dexamethason, prednisolon,…giúp giảm nhanh cơn đau nhức, cải thiện tình trạng sưng, đỏ hiệu quả.

>> Tham khảo thêm:

Phòng ngừa viêm lợi có mủ

Để phòng ngừa viêm lợi sưng mủ, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Thực hiện cạo vôi răng theo định kỳ để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn, giảm sưng.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm, khi đánh răng không dùng lực quá mạnh để tránh làm men răng tổn thương.
  • Khi bị viêm lợi hoặc nhận thấy răng đau nhức, người bệnh không nên ăn thức ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh mà nên lựa chọn những loại thức ăn mềm, dễ nuốt.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều gia vị, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C như đu đủ, khoai lang, súp lơ, cải xoăn,…
  • Uống nhiều nước, không hút thuốc lá, uống cafe, rượu bia, nước ngọt.
  • Sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng để loại bỏ thức ăn thừa.
  • Thăm khám nha khoa 6 tháng/lần để bảo đảm răng miệng luôn được khỏe mạnh.

Trên đây là những thông tin mà Nha Khoa Kim muốn chia sẻ đến bạn về vấn đề viêm lợi có mủ phải làm sao? Thuốc chữa và cách điều trị đúng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác có liên quan đến vấn đề này, vui lòng gọi đến Hotline: 1900-6899.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.