Tụt lợi là một dạng bệnh lý nha khoa rất phổ biến ở nhiều người hiện nay. Vì vậy, phát hiện sớm nguyên nhân gây bệnh, chắc chắn sẽ giúp bạn có kế hoạch điều trị tốt hơn, tránh gây ảnh hưởng xấu đến các răng khác và thời gian phục hồi cũng được rút ngắn đáng kể.
Nội Dung Chính
Tụt lợi là gì?
Tụt lợi (hay tụt nướu răng) là tình trạng chân răng bị mất lớp xi măng liên kết giữa nướu và chân răng, từ đó khiến lợi di chuyển dần về phía đầu của chóp răng, làm cho chân răng bị lộ ra phía ngoài. Tình trạng này có thể xảy ra ở một vài răng hoặc nguyên cả hàm trên và hàm dưới.
Tụt lợi là tình trạng lợi tụt dần về phía chóp răng làm phần chân răng bị lộ ra ngoài
Dấu hiệu nhận biết tụt lợi
Bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng tụt lợi chân răng thông qua một số triệu chứng sau đây:
- Chân răng dễ chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
- Nướu sưng đỏ, đau nhức, khó chịu.
- Hơi thở có mùi hôi.
- Chân răng lộ khiến răng trở nên nhạy cảm, ê buốt khi tiếp xúc với đồ ăn nóng, lạnh.
- Nướu co rút lại, răng lỏng lẻo, dễ lung lay.
Nướu co rút lại để lộ phần chân răng ra bên ngoài kèm theo sưng đỏ và đau nhức kéo dài
Nguyên nhân gây tụt lợi
Tình trạng tụt nướu thường xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:
Mảng bám cao răng
Mảng bám chứa vi khuẩn, tích tụ ở giữa răng và nướu lâu ngày có thể làm phần nướu bọc quanh răng bị viêm. Nếu người bệnh không sớm tìm cách khắc phục, viêm nhiễm có thể làm hư hỏng nướu và cấu trúc xương nâng đỡ. Từ đó, dẫn đến tình trạng tụt nướu và bệnh nha chu.
Chải răng/dùng chỉ nha khoa quá mạnh
Thao tác chải răng quá mạnh với bàn chải cứng hoặc dùng chỉ nha khoa với lực quá mạnh có thể làm lớp men răng bên ngoài mòn đi, gây ra tổn thương và tụt lợi.
Vị trí răng mọc bất thường
Răng mọc không đều, không thẳng hàng hoặc lệch khớp cắn sẽ gây ma sát quá mức lên khu vực đó và khiến phần nướu xung quanh chân răng bị tụt xuống.
Thói quen nghiến răng
Thói quen nghiến răng gây ra rất nhiều vấn đề về răng miệng, bao gồm cả tụt lợi. Thói quen này tạo lực tác động quá mức làm mòn nướu răng và khiến nướu bị tụt.
Thay đổi hormone
Phụ nữ thường trải qua một số giai đoạn thay đổi hormone mạnh mẽ như mang thai, dậy thì và mãn kinh. Trong giai đoạn này, hệ miễn dịch của phụ nữ sẽ bị suy yếu, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây ra các bệnh về nướu răng, trong đó có tụt lợi.
Chấn thương mô nướu
Khi gặp phải chấn thương, mô nướu có thể bị tụt. Tình trạng tụt nướu có thể xảy ra ngay tại vị trí tổn thương hoặc khu vực xung quanh đó.
Hút thuốc lá
Trong thuốc lá có hoạt chất nicotin – đây là một trong những tác nhân làm suy giảm hệ miễn dịch và ức chế dòng chảy của tuyến nước bọt. Điều này cho phép mảng bám hình thành nhiều hơn và làm tăng nguy cơ tụt lợi.
Do di truyền
Gen di truyền là yếu tố quyết định đến đặc điểm của nướu và răng. Nếu trong gia đình bạn có bố hoặc mẹ bị tụt lợi thì nguy cơ bạn mắc phải tình trạng này là khá cao.
Cao răng và bệnh lý là các nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng tụt lợi
Các yếu tố làm tăng nguy cơ tụt lợi
Nếu răng của bạn đang gặp phải một trong các vấn đề sau đây có thể làm tăng nguy cơ tụt lợi:
- Mô nướu bao quanh chân răng mỏng.
- Mô nướu bao quanh chân răng bị teo (thường gặp phải ở người già).
- Phanh niêm mạc bám cao làm phần nướu co kéo tự do khi nhai. Điều này dễ dẫn đến bong nướu, mắc thức ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm lợi.
Mô nướu bao quanh chân răng mỏng, bị teo lại do tuổi tác làm tăng nguy cơ dẫn đến tụt lợi
Tụt lợi có nguy hiểm đến sức khỏe không?
Tụt lợi là vấn đề răng miệng thường gặp, bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không sớm tìm cách khắc phục, nó có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng như:
- Các mảng bám, cao răng, vụn thức ăn mắc kẹt ở kẽ răng gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng, khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu và làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Khi nướu bị tụt sẽ làm lộ phần chân răng, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại tấn công, dẫn đến các vấn đề răng miệng như ê buốt răng, viêm tủy răng, chảy máu chân răng, tiêu xương răng,…
- Tụt nướu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ, làm răng thưa, dáng răng dài hơn, màu sắc không đồng đều.
Tụt lợi không gây nguy hiểm nếu sớm được phát hiện và điều trị kịp thời
Tụt lợi có tự khỏi không?
Tụt lợi không thể tự khỏi vì phần mô nướu không có khả năng phục hồi lại như ban đầu. Vậy nên, khi phát hiện ra các dấu hiệu của tụt lợi, bạn cần đến ngay các cơ sở nha khoa để được thăm khám, kiểm tra và điều trị kịp thời. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng.
Tụt lợi không thể tự khỏi mà cần đến sự can thiệp điều trị từ bác sĩ
Cách điều trị tụt lợi an toàn, hiệu quả
Thông thường, tùy theo mức độ răng bị tụt lợi của mỗi người, mà các bác sĩ sẽ đưa ra một biện pháp điều trị phù hợp:
Tụt lợi ở mức độ nhẹ
Người bệnh chỉ cần chú ý thay đổi cách vệ sinh răng miệng hằng ngày của mình, bằng cách sử dụng bàn chải lông mềm để tránh làm tổn thương đến các răng. Lựa chọn nước súc miệng có chứa thành phần giảm ê buốt và mòn chân răng như chlorhexidine, sodium fluorid hay potassium nitrat,… Đồng thời thường xuyên dùng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ chân răng nhằm loại bỏ hết mọi vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài ra, nếu gặp phải trường hợp phần cổ răng bị mòn vẹt và chân răng bị lộ ra ngoài, bạn có thể khắc phục nhanh chóng bằng cách lựa chọn kỹ thuật hàn trám răng thẩm mỹ.
Các vật liệu trám nha khoa, sẽ giúp làm đầy vào những phần cổ răng bị mòn, đồng thời che đi phần chân răng và ngà răng bị lộ. Nhờ đó mà tình trạng tụt nướu, ê buốt cũng được giảm đi một cách đáng kể.
Tụt lợi ở mức độ nặng
Trong trường hợp tụt lợi nặng, có kèm theo hiện tượng ê buốt răng thì biện pháp tối ưu nhất để giải quyết tình trạng này chính là phẫu thuật ghép vạt lợi.
Phương pháp này sẽ được các bác sĩ tiến hành bằng cách bóc tách tổ chức ghép, sau đó thực hiện phẫu thuật và ghép tổ chức ghép vào vị trí bị tụt nướu. Cuối cùng, bác sĩ sẽ làm liền vết thương lại và phủ kín lợi nhân tạo vào vị trí tụt lợi, để tạo tính thẩm mỹ cho toàn khuôn hàm.
Hiện tại, có 3 phương pháp che phủ chân răng được các trung tâm nha khoa áp dụng phổ biến nhất, đó là: Ghép vạt có chân nuôi, ghép lợi tự do tự thân và ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô.
Tùy vào mức độ tụt lợi sẽ có các phương án điều trị và khắc phục khác nhau
04 Cách chữa răng bị tụt lợi hiệu quả tại nhà
Để chữa tụt lợi tại nhà bạn có thể áp dụng các biện pháp dân gian sau đây:
Uống nước trà xanh
Từ lâu, trà xanh đã được nhiều người sử dụng để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến răng miệng. Loại nguyên liệu thiên nhiên này có tác dụng làm dịu viêm nhiễm và làm giảm tổn thương do tụt nướu răng gây cho răng.
Cách thực hiện: đun từ 4 – 5 lá trà xanh với nước sôi, sau đó lấy phần nước để uống hàng ngày. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng để súc miệng từ 1 – 2 lần/ngày.
Sử dụng các loại dầu
Dầu dừa, dầu mè, dầu khuynh diệp có thể giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại cho nướu răng, ngăn ngừa mảng bám hình thành và các bệnh răng miệng gây tụt nướu.
Cách thực hiện: Trộn 1 – 2 giọt dầu mè, dầu dừa hoặc dầu khuynh diệp với 1 – 2 thìa nước. Dùng ngón tay hoặc bàn chải đánh răng thấm vào hỗn hợp này, sau đó massage nhẹ nhàng lên vùng quanh nướu khoảng 5 – 10 phút rồi súc miệng lại với nước.
Sử dụng mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn, khử trùng tốt nên có thể giúp khắc phục tình trạng tụt nướu hiệu quả.
Cách thực hiện: Dùng bông sạch thấm mật ong rồi bôi vào cùng tụt nướu sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó chờ trong 5 phút rồi súc lại miệng với nước sạch.
Sử dụng tỏi
Trong tỏi có các chứa các chất kháng viêm giúp điều trị các bệnh lý răng miệng rất tốt, trong đó có tụt nướu.
Cách thực hiện: Tỏi giã nát, lấy phần nước bôi vào vùng lợi bị tụt trong vòng 3 – 5 phút rồi súc miệng lại với nước.
Lưu ý: Các biện pháp dân gian kể trên chỉ có thể áp dụng tạm thời và không thể điều trị triệt để tình trạng tụt nướu. Tốt nhất là bạn nên đến ngay các nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và lên phác đồ điều trị cụ thể.
Hướng dẫn cách chữa răng bị tụt lợi hiệu quả bằng các mẹo dân gian
Biện pháp ngăn ngừa tụt lợi tái phát
Để ngăn ngừa tụt nướu tái phát thì người bệnh cần phải kiên nhẫn và thực hiện thường xuyên các biện pháp chăm sóc răng miệng tại nhà như:
Đánh răng đều đặn 2 lần/ngày
Bạn nên lựa chọn chải đánh răng lông mềm, có kích thước phù hợp để tránh gây tổn thương cho răng, nướu. Đây là cách đơn giản nhất để giữ khoang miệng sạch sẽ, loại bỏ cặn, thức ăn thừa bám vào kẽ răng, đồng thời gian chế cao răng hình thành.
Sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng
Đánh răng thôi chưa đủ, bạn còn phải kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám, vụn thức ăn khỏi kẽ răng tốt hơn. Đặc biệt đối với những bạn bị tụt lợi thì đánh răng sẽ rất khó để làm sạch toàn bộ.
Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần
Những cách vệ sinh răng miệng thông thường sẽ không thể ngăn cản được sự tích tụ của cao răng bám ở giữa răng và nướu. Khi cao răng tích tụ quá nhiều, chúng sẽ đẩy nướu xa khỏi chân răng để chiếm thêm chỗ bám. Vì vậy, bạn nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và khắc phục sớm các vấn đề răng miệng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách và lấy cao răng định kỳ là biện pháp giúp ngăn ngừa tụt lợi
Nha Khoa Kim – Địa chỉ điều trị tụt lợi an toàn, uy tín
Nha Khoa Kim được biết đến là một trong những địa chỉ uy tín hiện nay, tiên phong trong việc chuyển giao, cập nhật các công nghệ nha khoa thẩm mỹ, điều trị răng hàm mặt tiên tiến thế giới, đáp ứng nhu cầu của hầu hết mọi khách hàng. Trong đó, điều trị răng bị tụt lợi cũng là một trong những thế mạnh của trung tâm được đông đảo khách hàng biết đến và tin tưởng lựa chọn.
Đội ngũ bác sĩ tại Nha Khoa Kim đều là những người có tay nghề chuyên môn cao, được đào tạo bài bản và có nhiều năm tu nghiệp tại nước ngoài. Không chỉ trực tiếp thăm khám và điều trị tụt lợi cho khách hàng, các bác sĩ tại đây còn có khả năng xử lý linh hoạt, nhạy bén mọi tình huống.
Quy trình điều trị tụt lợi chuyên nghiệp, với các bước cụ thể, khoa học đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Bộ Y Tế.
Ngoài ra, trung tâm cũng đặc biệt chú trọng đến yếu tố vô trùng để nhằm tránh hiện tượng lây nhiễm chéo, mỗi khách hàng khi đến thăm khám đều được sắp xếp vào 1 phòng riêng biệt, 1 bác sĩ thực hiện, 1 bộ tay khoang, 1 bộ dụng cụ riêng.
Nha Khoa Kim là địa chỉ điều trị tụt lợi an toàn, uy tín được bộ y tế chứng nhận
Để tìm được phương pháp điều trị tụt lợi an toàn và hiệu quả cao, bạn nên đến trực tiếp tại Nha Khoa Kim, các bác sĩ sau khi thăm khám cụ thể sẽ giúp bạn tìm ra phương án khắc phục hợp lý nhất. Nha Khoa Kim hân hạnh được đón tiếp quý khách vào tất cả các ngày trong tuần!
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.