Nhiệt lưỡi ở trẻ – dấu hiệu và cách điều trị nhanh chóng tại nhà

Nhiệt lưỡi là căn bệnh xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng và sẽ tự khỏi sau một thời gian nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bé. 

Vết loét do nhiệt lưỡi gây ra sẽ khiến bé khó chịu, đau đớn, quấy khóc, bỏ ăn. Hiểu được nỗi khổ tâm này của các ông bố bà mẹ, bài viết hôm nay Nha Khoa Kim sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nhiệt lưỡi ở trẻ – dấu hiệu và cách điều trị nhanh chóng tại nhà.

Nhiệt lưỡi là gì?

Nhiệt lưỡi là tình trạng vùng mô mềm trong má, môi, lợi của bé xuất hiện các vết loét màu đỏ, nông, nhỏ, dạng hình tròn hoặc oval. Một số trường hợp nhiệt lưỡi có thể có màu trắng hay vàng và có viền đỏ bao bọc xung quanh.

Nhiệt lưỡi là gì?

Nhiệt lưỡi thường gây ra cho bé cảm giác đau rát và khó chịu, thậm chí nuốt nước bọt cũng bị đau nên bé dễ quấy khóc, biếng ăn,…điều này vô tình làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Nguyên nhân trẻ bị nhiệt lưỡi

Trẻ bị nhiệt miệng có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

  • Khi đánh răng bé lỡ làm niêm mạc trong vòm miệng bị tổn thương, bé vô tình cắn vào bên trong má.
  • Bé bị suy giảm chức năng miễn dịch.
  • Bé bị thiếu kẽm, protein, vitamin A, C và các vitamin nhóm B.
  • Bé bị sâu răng, viêm tủy răng, viêm chân răng.
  • Ngoài ra bé bị ốm dẫn đến mệt mỏi cũng có thể gây ra nhiệt lưỡi.

Dấu hiệu nhiệt lưỡi ở trẻ

Khi trẻ bị nhiệt lưỡi sẽ có một trong những dấu hiệu sau đây:

  • Biếng ăn, bỏ ăn, khó chịu, quấy khóc vì đau rát.
  • Nướu răng của trẻ bị sưng, có thể chảy máu.
  • Chảy nhiều nước dãi.
  • Trong niêm mạc miệng xuất hiện các đốm trắng to, đường kính từ 1-2mm. Đốm trắng có đường kính to dần khoảng 10mm, mọng nước, sau đó vỡ ra khiến bề mặt lưỡi bị viêm loét.

Dấu hiệu nhiệt lưỡi ở trẻ

Tuy nhiên, đây chỉ là những dấu hiệu cho thấy bé bị nhiệt lưỡi nhẹ. Đối với những trường hợp nặng hơn bé sẽ bị sốt kèm nổi hạch ở cổ. Để phòng ngừa các biến chứng xấu có thể xảy ra, lúc này mẹ nên đưa bé đi thăm khám bác sĩ. 

Ngoài ra, nếu mẹ phát hiện lưỡi bé xuất hiện nhiều đốm trắng do nhiệt lưỡi, mẹ phải lưu ý vì đây có thể là một biểu hiện của bệnh tay chân miệng.

Cách điều trị nhiệt lưỡi cho trẻ nhanh chóng tại nhà

Về cơ bản, không cần điều trị nhiệt lưỡi cũng có thể tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, để giúp nhiệt lưỡi, viêm lưỡi nhanh biến mất các mẹ cũng có thể áp dụng một số cách dưới đây:

Điều trị nhiệt lưỡi bằng mật ong

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mật ong có khả năng ức chế và tiêu diệt các loại nấm, vi khuẩn có hại, từ đó giúp nhanh lành vết loét nhiệt của bé. 

Vì vậy, khi phát hiện bé bị nhiệt lưỡi, các mẹ có thể cho bé ngậm mật ong hoặc dùng một đầu tăm bông chấm vào mật ong rồi bôi vào vết loét, thực hiện liên tục từ 1-2 lần/ngày.

Cách điều trị nhiệt lưỡi cho trẻ nhanh chóng tại nhà

Điều trị nhiệt lưỡi bằng cách súc miệng với nước củ cải

Củ cải có tác dụng làm mát và nhanh lành các vết loét miệng rất hiệu quả. Ngoài ra, các vitamin A, C trong củ cải còn giúp bổ sung dưỡng chất rất tốt cho bé, tăng cường đề kháng để bé nhanh chóng khỏi bệnh. 

Các mẹ hãy cho bé súc miệng với nước củ cải khoảng 3 lần/ngày, các nốt nhiệt sẽ được làm dịu và nhanh chóng biến mất.

Điều trị nhiệt lưỡi bằng nước ép cà chua

Thêm một cách chữa nhiệt lưỡi cho bé đơn giản và hiệu quả khác mà mẹ nên “bỏ túi” chính là cho bé uống nước nước ép cà chua từ 1-2 cốc/ngày. Phương pháp này không chỉ loại bỏ nhanh chóng các nốt nhiệt, mà còn giúp bổ sung cho bé các vitamin hữu ích, giúp bé tăng cường sức đề kháng trong cơ thể.

Điều trị nhiệt lưỡi bằng nước cam, nước chanh

Như đã nói ở trên, nguyên nhân khiến bé bị nhiệt lưỡi là do thiếu các dưỡng chất, thiếu kẽm và các vitamin A, C hoặc cũng có thể là do hệ miễn dịch của bé không được khỏe mạnh. 

Lúc này, các mẹ nên cho bé uống nhiều nước trái cây có chứa vitamin A, C như cam, chanh để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, chống viêm, rút ngắn thời gian chữa lành các vết thương.

Điều trị nhiệt lưỡi bằng cách uống bột sắn dây

Chắc chắn ai trong chúng ta cũng biết, bột sắn dây có công dụng giải nhiệt. Vì vậy, trong thời gian bé bị nhiệt ở lưỡi, mẹ có thể cho bé uống bột sắn dây pha loãng (với nước đun sôi) để giảm nhanh các cơn đau rát, 1-2 cốc sắn dây mỗi ngày sẽ khiến các vết nhiệt sẽ nhanh chóng nói lời chào tạm biệt.

Đặc biệt, các mẹ nên nấu chín bột sắn dây để tránh làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Đồng thời, không nên pha sẵn bột sắn dây để dùng dần, vì khi để lâu sẽ làm mất tác dụng của bột.

Lưu ý: Những cách chữa nhiệt lưỡi nêu trên chỉ hiệu quả trong trường hợp trẻ bị nhiệt tương đối nhẹ. Nếu bé bị nhiệt quá nhiều, tốt nhất cha mẹ nên đưa bé đến thăm khám tại các cơ sở uy tín để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị kịp thời.

Tạm kết

Hi vọng với những thông tin mà Nha Khoa Kim cung cấp về tình trạng nhiệt lưỡi ở trẻ – dấu hiệu và cách điều trị nhanh chóng tại nhà sẽ giúp ba mẹ có thêm cho mình những kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc con yêu.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.