Bà bầu bị sưng nướu răng trong cùng phải làm sao?

Bà bầu bị sưng nướu răng trong cùng không chỉ gây ảnh hưởng đến mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi nếu không được điều trị đúng cách. Tình trạng này nếu kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống mà còn có nguy cơ bị các bệnh lý răng miệng. Làm thế nào để xử lý và ngăn ngừa hiệu quả? Trong bài viết hôm nay, Nha Khoa Kim sẽ giải đáp chi tiết nhất về câu hỏi bà bầu bị sưng nướu trong cùng phải làm sao nhé.

Nguyên nhân bà bầu bị sưng nướu răng trong cùng

Việc bà bầu bị sưng răng nướu trong cùng không phải là ngẫu nhiên mà do nhiều yếu tố thay đổi bên trong. Cụ thể một số nguyên nhân thường thấy mà bạn có thể tham khảo như sau:

Nội tiết thay đổi

Trong giai đoạn mang thai, các hormone (estrogen và progesterone) thay đổi liên tục khiến cho nội tiết tố bị ảnh hưởng. Do vậy, dù vệ sinh răng miệng kỹ càng, mẹ bầu vẫn dễ bị đau nướu. Hãy quan sát cơ thể và điều chỉnh chế độ ăn, sinh hoạt để hạn chế cơn đau.

Do kháng thể cơ thể giảm

Trong thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch bị suy yếu nên khiến vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Khi đó, các vi khuẩn trong khoang miệng sẽ phát triển cực kỳ nhanh và gây ra tình trạng đau nướu ở phía trong cùng. Vì vậy, hãy cố gắng bổ sung đầy đủ các chất cho cơ thể để tăng sức đề kháng nhé.

Vệ sinh răng miệng sai cách

Khi mang thai, chế độ ăn uống của mẹ cũng có sự thay đổi. Việc vệ sinh răng miệng thường xuyên là rất cần thiết. Đặc biệt với những bà bầu hay bị nghén nên khi nôn mửa nhiều sẽ là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn sinh sôi nếu vệ sinh sai cách. 

nguyên nhan bà bầu bị sưng nướu răng trong cùng

Thay đổi nội tiết tố, suy giảm sức đề kháng và vệ sinh răng miệng không đúng cách gây sưng nướu răng trong cùng

Dấu hiệu bà bầu bị sưng răng nướu trong cùng

Khi bà bầu gặp tình trạng bị sưng răng nướu trong cùng sẽ có rất nhiều biểu hiện bên ngoài. Dưới đây là một số biểu hiện dễ thấy nhất mà bạn có thể tham khảo ngay dưới đây:

Hơi thở có mùi

Khi vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng, chúng phân hủy thức ăn thừa, tạo ra mùi hôi khó chịu. Điều này vừa ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày vừa báo hiệu tình trạng sức khỏe răng miệng.

Mẹ bầu nên chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám. Nếu không xử lý kịp thời, có thể kéo dài và làm tình trạng viêm nướu trở nặng hơn.

▷ Tình trạng tương tự: Tại sao nước bọt có mùi hôi? Nguyên nhân và cách chữa trị

Nướu bị sưng phồng và có màu đỏ

Một dấu hiệu dễ thấy nữa mà bạn có thể thấy đó chính là phần nướu trong cùng bị sưng phồng và có màu đỏ rõ rệt. Thay đổi nội tiết tố khi mang thai khiến lưu lượng máu tăng, làm nướu sưng phồng và chuyển sang màu đỏ.

Nếu không điều trị, nướu bị tổn thương có thể dẫn đến viêm nha chu hoặc mất răng. Mẹ bầu cần phát hiện sớm và thăm khám nha khoa định kỳ để tránh biến chứng nguy hiểm.

Chảy máu chân răng

Tình trạng chảy máu chân răng là một dấu hiệu khá thường thấy ở căn bệnh này. Khi nướu trở nên yếu hơn, chúng dễ bị tổn thương và chảy máu mỗi khi vệ sinh răng miệng. Do đó, nếu thấy trường hợp này thì bạn nên đến thăm khác các nha sĩ để được tư vấn chẩn đoán để đưa ra các lộ trình chữa trị phù hợp nhé.

Mệt mỏi sốt cao

Tình trạng sốt cao kéo dài là dấu hiệu nghiêm trọng, có thể liên quan đến nhiễm trùng răng miệng. Nếu các triệu chứng này không giảm sau một tuần, cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị sớm. Việc xử lý đúng cách sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.

dấu hiệu bị sưng nướu răng trong cùng khi mang thai

Nướu sưng đỏ hay chảy máu chân răng đều là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng

Cách khắc phục cho mẹ bầu bị sưng răng nướu trong cùng

Để khắc phục cho bà bầu bị sưng răng nướu trong cùng tại nhà, hãy tham khảo các cách sau:

Sử dụng nước muối

Mẹ bầu có thể dùng nước muối pha loãng để súc miệng giúp kháng viêm, sưng nướu răng. Bạn hãy pha một ít muối với nước, ngậm trong 30 giây rồi súc miệng lại bằng nước sạch. Duy trì thói quen này sẽ giúp tình trạng răng nướu được cải thiện và không bị đau nướu răng trong cùng nữa.

Sử dụng mật ong

Mật ong có đặc tính kháng viêm cao nên thường được sử dụng để giảm sưng, viêm. Lấy ít mật ong bôi vào phần nướu bị sưng, khoảng 5-6 phút hãy súc miệng lại với nước sạch. Sử dụng 2-3 lần/tuần để duy trì nướu răng luôn khỏe mạnh.

Sử dụng nha đam

Nha đam cũng có tính kháng viêm tốt nên sẽ phù hợp để làm dịu phần nướu trong bị sưng. Cách làm cũng rất đơn giản, các mẹ bầu chỉ cần lấy phần ruột nha đam sau đó rửa sạch và thoa lên phần nướu bị sưng. Sau khoảng 5-6 phút hãy súc miệng lại bằng nước sạch và cố gắng duy trì dùng đều đặn 2-3 ngày liên tục nhé.

Cạo vôi răng định kỳ

Cạo vôi răng là phương pháp loại bỏ các mảng bám thức ăn cứng đầu đọng lại lâu ngày. Với công nghệ nha khoa hiện đại, việc cạo vôi răng vô cùng nhanh chóng mà không gây đau nhức. Do đó các mẹ có thể yên tâm tiến hành định kỳ để đảm bảo răng miệng chắc khỏe.

▷ Tìm hiểu xem: Bầu có lấy cao răng được không?Lý do nên lấy cao răng khi mang bầu

cách giảm đau nướu răng trong cùng khi mang bầu

Nếu dùng nước muối loãng, mật ong và nha đam không hiệu quả thì bạn nên thăm khám bác sĩ nha khoa để khắc phục tình trạng này

Sưng nướu răng trong cùng khi mang thai không chỉ gây ảnh hưởng đến mẹ bầu mà còn tiềm ẩn rủi ro đến sức khỏe thai nhi nếu không được điều trị đúng cách. Nha Khoa Kim đã giải đáp chi tiết câu hỏi bà bầu bị sưng răng nướu trong cùng phải làm sao. Hy vọng rằng, những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp các mẹ bầu hiểu rõ tình trạng của bản thân và đi thăm khám sức khỏe thật tốt để bảo vệ cho cả mẹ và bé nhé.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)