Viêm lưỡi là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm lưỡi khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu, đặc biệt là những cơn đau dai dẳng. Tình trạng này làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Trong bài viết này, hãy cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu viêm lưỡi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị kịp thời để ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.

Viêm lưỡi là gì?

Viêm lưỡi là tình trạng lưỡi bị sưng tấy và thay đổi màu sắc, khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn và gặp nhiều khó khăn khi ăn uống. Khi đó, các nhú lưỡi cũng biến mất nên bệnh nhân không cảm nhận được mùi vị của món ăn.

Viêm lưỡi được chia thành 3 dạng khác nhau, bao gồm:

  • Viêm lưỡi mạn tính: là tình trạng viêm tái đi tái lại nhiều lần và là dấu hiệu cảnh báo cho một vấn đề sức khỏe nào đó.
  • Viêm lưỡi cấp tính: là tình trạng viêm xuất hiện đột ngột với các triệu chứng nghiêm trọng trong một phản ứng dị ứng.
  • Viêm lưỡi teo (hay viêm lưỡi Hunter): Bề mặt lưỡi của người bệnh trơn và nhẵn bóng do mất đi rất nhiều nhú lưỡi. Bên cạnh đó, màu sắc lưỡi cũng thay đổi rất nhiều.

Viêm lưỡi là gì?

Viêm lưỡi là tình trạng lưỡi sưng đỏ kèm theo đau nhức kéo dài

Nguyên nhân gây viêm lưỡi

Nhiễm trùng lưỡi xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là:

Do tác nhân gây dị ứng

Các mô lưỡi có thể bị viêm kèm theo các triệu chứng bất thường khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, chẳng hạn như một số loại thực phẩm hay một số loại thuốc. Trong trường hợp này, người bệnh nên sớm tìm cách xử trí để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Nhiễm virus

Virus là một tác nhân phổ biến gây tình trạng viễm ở lưỡi. Khi xâm nhập vào lưỡi, chúng sẽ tấn công và làm hệ miễn dịch bị suy yếu. Khi đó, các nhú lưỡi và các mô cơ lưỡi cũng bị ảnh hưởng.

Virus Herpes Simplex là virus gây viêm lưỡi phổ biến nhất. Khi nhiễm phải loại virus này, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như sưng lưỡi, đau lưỡi, nổi mụn rộp hay những mảng phồng quanh miệng.

Cơ thể thiếu sắt

Nhiễm trùng lưỡi là một dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng cơ thể thiếu sắt. Đây là nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những tế bào hồng cầu. Nồng độ myoglobin có trong các tế bào hồng cầu rất cần cho cấu trúc mô cơ lưỡi. Vì vậy, khi cơ thể thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng viêm lưỡi.

Chấn thương vùng miệng

Một số chấn thương ở vùng miệng có thể làm làm các niêm mạc tại lưỡi bị tổn thương. Điều này tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công vào lưỡi một cách dễ dàng và gây ra nhiễm trùng ở lưỡi.

▷ Tham khảo thêm: Niêm mạc miệng là gì? Nguyên nhân gây viêm và cách điều trị

Nguyên nhân gây viêm lưỡi

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm lưỡi là cơ thể thiếu chất, nhiễm virus hoặc các chấn thương trên vùng miệng

Dấu hiệu viêm lưỡi

Khi lưỡi xuất hiện một số triệu chứng bất thường dưới đây, có thể bạn đã bị nhiễm trùng ở lưỡi:

  • Lưỡi đau, sưng tấy
  • Lưỡi bị nứt
  • Thay đổi màu sắc bề mặt lưỡi.
  • Lưỡi ngứa rát thường xuyên.
  • Khó khăn khi ăn nhai, nói chuyện.
  • Các nhú trên lưỡi biến mất khiến lưỡi mịn, bóng, người bệnh không thể cảm nhận được mùi vị thức ăn.

Dấu hiệu viêm lưỡi

Lưỡi xuất hiện tình trạng sưng đỏ, ngứa rát kèm theo đau nhức kéo dài là những dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm

Viêm lưỡi có nguy hiểm không?

Viêm lưỡi là một tình trạng thường gặp và không gây nguy hiểm. Khi bị viêm lưỡi, người bệnh phải đối mặt với cảm giác khó chịu và đau đớn khi ăn uống, làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Nếu nhiễm trùng lưỡi diễn ra trong một thời gian dài, tái đi tái lại nhiều lần, thậm chí là đi kèm các triệu chứng như chảy máu, khó nuốt, đau rát lưỡi, đau vòm họng và hạn,…thì người bệnh nên thăm khám ngay vì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo cho bệnh ung thư lưỡi.

Các chuyên gia y tế khuyên rằng khi có bất cứ thay đổi nào về lưỡi, dù là nhỏ nhất, người bệnh không nên chủ quan, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán tình trạng bệnh và tìm cách xử trí kịp thời, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng.

▷ Tham khảo thêm: Viêm lưỡi bản đồ là gì? Nguyên nhân và cách trị

Viêm lưỡi có nguy hiểm không?

Viêm lưỡi là bệnh lý không gây nguy hiểm nhưng lại gây ra cho người bệnh cảm giác đau nhức, khó chịu

Cách điều trị viêm lưỡi

Để điều trị bệnh viêm lưỡi, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân thực hiện một số biện pháp sau đây:

Sử dụng thuốc

Tùy vào tình trạng viêm mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để đem lại cho người bệnh hiệu quả điều trị cao nhất. Chẳng hạn như thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, thuốc giảm đau để giảm bớt các triệu chứng khó chịu, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Thay đổi chế độ ăn uống

Nếu nguyên nhân gây tình trạng viêm là do cơ thể thiếu vitamin hoặc thiếu dinh dưỡng, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc bổ sung chất bị thiếu. Ngoài ra, bạn cũng cần phải nạp vào chế độ ăn uống của mình các dưỡng chất cần thiết để phòng tránh viêm lưỡi tái phát.

Loại bỏ các yếu tố kích thích

Nếu như viêm lưỡi xuất hiện sau khi bạn sử dụng các chất kích thích như rượu bia và các loại đồ ăn cay nóng, bạn nên tập tránh xa những yếu tố này.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp loại bỏ các vi sinh vật gây hại có thể dẫn đến nhiễm trùng. Thói quen này cần được duy trì trong tương lai để ngăn ngừa viêm lưỡi tái phát, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng khác.

Bạn nên đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày bằng bàn chải đánh răng lông mềm. Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng mỗi khi ăn xong. Đừng quên vệ sinh cả lưỡi bạn nhé!

Cách điều trị viêm lưỡi

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, xây dựng chế độ ăn uống khoa học kết hợp với thuốc điều trị giúp cải thiện tình trạng viêm lưỡi hiệu quả

Biện pháp phòng tránh bệnh viêm lưỡi

Tránh các tác nhân gây bệnh là cách tốt nhất để phòng ngừa viêm lưỡi. Cụ thể bạn nên:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, không để xảy ra tình trạng thiếu vitamin B, thiếu máu thiếu sắt,…
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng miệng tốt hơn
  • Hạn chế các thực phẩm gây kích thích lưỡi như thức ăn cứng, thức ăn cay nóng, thực phẩm có tính acid, chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…
  • Thăm khám nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần để cạo vôi răng, theo dõi tình trạng sức khỏe răng và phát hiện kịp thời các triệu chứng nhiễm trùng lưỡi, từ đó sớm tìm cách khắc phục.

Biện pháp phòng tránh bệnh viêm lưỡi

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đồng thời duy trì thói quen khám răng định kỳ 6 tháng/lần giúp ngăn ngừa và hạn chế các bệnh về răng miệng

Viêm lưỡi tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng chúng là nguyên nhân gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu kéo dài, đặc biệt là khi ăn nhai. Do đó, khi thấy lưỡi xuất hiện các triệu chứng bất thường, tốt nhất nên đi khám ngay để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác về các vấn đề răng miệng, mời bạn liên hệ đến số tổng đài: 1900 6899 của Nha Khoa Kim để được tư vấn chi tiết.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)