Thứ tự thay răng sữa ở trẻ và những điều cần biết

Thay răng sữa là quá trình mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải trải qua. Lúc này, các răng sữa sẽ lần lượt rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Vậy thứ tự thay răng sữa ở trẻ ra sao? Cha mẹ cần lưu ý gì để quá trình này diễn ra thuận lợi, không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của răng vĩnh viễn? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim.

Răng sữa là răng gì?

Răng sữa (hay răng tạm thời) là những chiếc răng đầu tiên của trẻ. Những chiếc răng này phát triển trong giai đoạn phôi thai và bắt đầu mọc lên khi trẻ khoảng 6 tháng sau sinh. Đến một thời điểm nào đó, răng sữa sẽ rụng đi và được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Răng sữa là răng gì?

Răng sữa là những chiếc răng đầu tiên và là tạm thời ở trẻ

Trẻ mấy tuổi bắt đầu thay răng sữa?

Khi trẻ được 5 – 6 tuổi, răng sữa sẽ bắt đầu rụng đi và răng vĩnh viễn tương ứng sẽ mọc lên thay thế. Răng sữa sẽ rụng lần lượt theo thứ tự như lúc mọc, nên răng cửa sẽ là chiếc răng rụng đầu tiên.

Tuy nhiên, quá trình răng sữa rụng và mọc răng vĩnh viễn sẽ diễn ra chậm hơn. Đến khi trẻ 12 tuổi, răng sữa sẽ được thay thế toàn bộ bằng răng vĩnh viễn. Đến tuổi thiếu niên, trẻ sẽ có tất cả 32 chiếc răng vĩnh viễn.

Trẻ mấy tuổi bắt đầu thay răng sữa?

Trẻ từ 5 đến 6 tuổi sẽ bắt đầu quà trình thay răng sữa

Thứ tự thay răng sữa ở trẻ

Khi đến tuổi thay răng, các răng sữa sẽ bắt đầu lung lay hoặc tự rụng lần lượt từng chiếc theo thứ tự. Chân răng vĩnh viễn lúc này sẽ bị tiêu hủy và được thay thế bằng một mầm răng vĩnh viễn bên dưới chân răng. Đến thời điểm thích hợp, răng sữa sẽ tự rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.

Quá trình thay răng sữa ở trẻ diễn ra như sau:

  • Trẻ 6 -7 tuổi: Thay 2 răng cửa giữa hàm dưới & 2 răng cửa giữa hàm trên
  • Trẻ 7 – 8 tuổi: Thay 2 răng cửa hàm trên & 2 răng cửa hàm dưới
  • Trẻ 9 – 11 tuổi: Thay 2 răng hàm trên thứ nhất và 2 răng hàm dưới thứ nhất
  • Trẻ 10 – 12 tuổi: Thay 2 răng nanh hàm trên
  • Trẻ 9 – 12 tuổi: Thay 2 răng nanh hàm dưới
  • Trẻ 10 – 12 tuổi: Thay 2 răng hàm dưới thứ 2
  • Trẻ 10 – 12 tuổi: Thay 2 răng hàm trên thứ 2

▷ Xem thêm: Thứ tự mọc răng của bé: Dấu hiệu và chăm sóc đúng cách

Thứ tự thay răng sữa ở trẻ

Khoảng thời gian từ 6 đến 12 tuổi là quà trình thay răng sữa và bắt đầu mọc răng vĩnh viễn ở trẻ

Thứ tự mọc răng ở mỗi trẻ sẽ khác nhau. Do đó, nếu răng của con bạn không mọc theo thứ tự trên thì cũng đừng quá lo lắng. Trường hợp răng không mọc sau thời gian dự kiến một năm, hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để đảm bảo rằng răng trẻ vẫn phát triển bình thường.

Trẻ thay răng sữa sớm hoặc muộn có sao không?

Trẻ khoảng 6 tuổi sẽ bắt đầu quá trình thay răng sữa, nếu quá trình thay răng diễn ra sớm hay muộn hơn có thể sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình mọc của răng vĩnh viễn. Khi răng sữa rụng quá sớm hoặc muộn sẽ dẫn đến tình trạng răng vĩnh viễn mọc lên có thể bị lệch, gây mất thẩm mỹ và hạn chế khả năng ăn nhai của răng.

Vì vậy, nếu thấy răng sữa đã quá tuổi thay mà vẫn chưa có dấu hiệu lung lay hoặc răng sữa đã rụng lâu nhưng không thấy răng vĩnh viễn mọc lên thay thế, thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra xem răng vĩnh viễn đang mọc hay sắp mọc. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành chụp X-quang răng trẻ để xác định chính xác răng vĩnh viễn có còn tồn tại trong hàm hay không. Từ đó, chẩn đoán và lên kế hoạch can thiệp kịp thời.

Trẻ thay răng sữa sớm hoặc muộn có sao không?

Trẻ thay răng sớm hoặc muộn sẽ gây ảnh hưởng đến quà trình mọc răng vĩnh viễn

Các yếu tố tác động đến độ tuổi thay răng sữa của trẻ

Độ tuổi thay răng sữa của trẻ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau đây:

Yếu tố di truyền

Gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc thay răng sớm hay trễ hơn bình thường. Nếu quá trình thay răng sữa của cha mẹ diễn ra nhanh hơn hoặc chậm hơn so với khi còn trẻ, con cái của họ cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này.

Yếu tố dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn thai kỳ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sau này, trong đó có răng của trẻ. Nếu trẻ sinh non, cộng với việc chế độ ăn uống hằng ngày  không đầy đủ, không cân bằng hay mẹ bầu kiêng khem quá mức cũng sẽ khiến quá trình hình thành các răng bị rối loạn.

Thiếu mầm răng vĩnh viễn

Nhiều trường hợp trẻ không có mầm răng vĩnh viễn hoặc răng vĩnh viễn mọc ngầm nên không thể mọc lên thay thế khi răng sữa rụng đi. Lúc này, cần sự can thiệp của nha khoa để điều chỉnh.

▷ Xem chi tiết hơn: Mầm răng là gì? Thiếu mầm răng vĩnh viễn có sao không?

Nướu (lợi) bị xơ hóa

Nướu của trẻ có thể bị xơ cứng nếu trước đó răng sữa bị tổn thương hoặc phải nhổ sớm do sâu răng. Khi đó, răng vĩnh viễn sẽ khó mọc lên.

Việc thay răng sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ngay cả anh chị em trong nhà thì độ tuổi thay răng sữa cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, nếu thấy răng sữa của trẻ vẫn chưa rụng so với các bạn đồng trang lứa, bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. 

Các yếu tố tác động đến độ tuổi thay răng sữa của trẻ

Thiếu chất dinh dưỡng và thiếu mầm răng là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng thay răng sữa muộn

Răng sữa lung lay có nên tự nhổ không?

Răng sữa lung lay là dấu hiệu đầu tiên cho biết trẻ sắp mọc răng vĩnh viễn. Hầu hết các trường hợp răng sữa lung lay sẽ rụng dễ dàng khi có một tác động nhẹ. Lúc này, bố mẹ có thể tự nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ.

Riêng trường hợp răng sữa lung lay mà không rụng thì bố mẹ nên:

  • Cho bé đến gặp bác sĩ nha khoa: sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ tư vấn nhổ răng hay tiếp tục chờ. Nếu răng vĩnh viễn chưa mọc hoàn toàn hoặc bị kẹt trong nướu, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng hoặc mài nhỏ răng sữa liền kề để răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.
  • Không nên sử dụng chỉ để nhổ răng sữa cho bé: việc này không chỉ làm nướu chảy máu mà còn tạo vết thương hở trong khoang miệng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
  • Trường hợp răng sữa đã rụng lâu nhưng răng vĩnh viễn vẫn chưa mọc thì bố mẹ cũng nên lưu ý cho con đi khám bác sĩ.

▷ Tham khảo tư vấn ngay: Nhổ răng trẻ em nhanh chóng, nhẹ nhàng và không gây đau đớn

Răng sữa lung lay có nên tự nhổ không?

Không nên tự nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà mà cần đến nha khoa để thực hiện

Trẻ thay răng sữa thì nên làm gì?

Ngoài việc nắm rõ thứ tự thay răng sữa, bố mẹ cũng cần biết cách chăm sóc răng sữa cho con sau khi thay răng.

Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng kỹ càng ít nhất 2 lần/ngày hoặc sau khi ăn xong bằng bàn chải lông mềm. Cho bé sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn mắc kẹt ở kẽ răng nhằm ngăn ngừa các bệnh răng miệng xảy ra trong quá trình thay răng sữa.

Tránh những thực phẩm không tốt cho răng

Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nhiều đường, thực phẩm nóng lạnh hoặc dai cứng. Bởi chúng dễ làm hỏng men răng của trẻ và nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sâu răng.

Loại bỏ thói quen xấu của trẻ

Những thói quen xấu như: nghiến răng, mút tay, đẩy lưỡi, ôm cằm,…có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình thay răng sữa ở trẻ. Việc thực hiện các thói quen này thường xuyên sẽ làm răng mọc nhô ra, mọc không đều, mọc chen chúc, chỗ thưa, chỗ dày,…hoặc gây viêm nhiễm nướu. Do đó, bố mẹ cần phải theo dõi và nhắc nhở trẻ bỏ những thói quen này.

Khám răng định kỳ

Đưa trẻ thăm khám định kỳ 3 – 6 tháng/lần để nha sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng. Từ đó, có thể ngăn ngừa và can thiệp kịp thời nếu trẻ xuất hiện các bệnh lý về răng miệng. Trường hợp trẻ có dấu hiệu thay răng sữa hay không, bố mẹ cũng nên cho trẻ đi khám để được chỉ định nhổ răng hay tiếp tục chờ.

Áp dụng các biện pháp giảm đau phù hợp

Trong quá trình thay răng sữa, trẻ có thể cảm thấy đau và khó chịu. Lúc này, bố mẹ nên chườm đá lạnh hoặc cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau được bác sĩ kê toa để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Nếu mẹ gặp khó khăn khi nhai nuốt, bố mẹ có thể cho trẻ ăn thức ăn loãng và uống nhiều nước ấm.

Trẻ thay răng sữa thì nên làm gì?

Trẻ đang trong giai đoạn thay răng cần được đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch và đúng cách

Để răng trẻ được đều và đẹp sau khi thay, ba mẹ cần nắm rõ thông tin và thứ tự thay răng sữa ở trẻ. Đồng thời, giáo dục trẻ cách vệ sinh răng miệng đúng cách, tập cho trẻ từ bỏ các thói quen xấu như mút tay, ăn nhiều bánh kẹo,… Khi thấy răng sữa có dấu hiệu lung lay cần đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và nhổ bỏ. Nếu bố mẹ cần bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến sức khỏe răng miệng trẻ, hãy liên hệ với Nha Khoa Kim qua số hotline: 1900 6899 để được tư vấn miễn phí nhé!

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.