Bé bắt đầu mọc răng ở độ tuổi nào? Thứ tự mọc răng của bé ra sao? Đây là hai câu hỏi được rất nhiều bà mẹ trẻ quan tâm. Nha khoa Kim xin được chia sẻ những thông tin giải đáp thắc mắc dưới đây để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về quá trình mọc răng của con trẻ.
Nội Dung Chính
Trẻ mọc răng ở độ tuổi nào?
Trung bình ở trẻ sơ sinh từ tháng thứ 6 sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu, trong 12 tháng trẻ sẽ có 6 chiếc răng và khi bé được 2 tuổi sẽ có đầy đủ 1 hàm răng gồm 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Tuy nhiên, mỗi trẻ tùy theo thể trạng sẽ có thời gian mọc răng khác nhau và không chênh lệch quá một năm.
Trẻ mọc răng ở độ tuổi nào?
Dấu hiệu mọc răng của trẻ
Khi mọc răng trong khoảng từ 3 đến 5 ngày, trẻ sẽ có những dấu hiệu sau đây:
- Bé hay chướng, quấy khóc, khá nhạy cảm hơn thường ngày
- Bé sẽ chảy nhiều nước dãi do mọc răng
- Do chảy quá nhiều nước dãi sẽ kích ứng da mặt, xung quanh vùng miệng khiến cằm nổi mẩn
- Hay nhai cắn, ngậm mút bất cứ cái gì có trong tay. Nên bố mẹ lưu ý đổi sang các đồ vật mềm mại hơn, tránh gây tổn thương nướu lợi của bé
- Đây là giai đoạn khiến trẻ khá khó chịu nên sẽ dẫn đến biếng ăn ở trẻ
- Thông thường khi mọc răng sẽ gây cơn sốt ở trẻ (không quá 38 độ C)
Những dấu hiệu này sẽ tự kết thúc từ 3- 7 ngày sau khi mọc răng. Trẻ sẽ bước vào quá trình thay răng vào khoảng độ tuổi 7- 8 tuổi. Những chiếc răng vĩnh viễn sẽ dần thay thế những chiếc răng sữa và trẻ sẽ có đầy đủ 28 răng từ độ tuổi 12.
▷ Tham khảo: Trẻ mấy tháng mọc răng? Những thông tin quan trọng bạn cần biết
Thứ tự mọc răng của bé
Trong suốt quá trình mọc răng sữa, bé sẽ lần lượt mọc răng theo trình tự sau:
- Từ 6 đến 10 tháng đầu: bé sẽ mọc 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới
- Từ 8 đến 12 tháng tuổi: trông bé rất dễ thương khi mọc thêm 2 chiếc răng cửa hàm trên
- Từ 9 đến 13 tháng tuổi: bé tiếp tục mọc 2 chiếc răng cửa số 2 ở hàm trên
- Từ 10 đến 16 tháng tuổi: bé sẽ mọc 2 chiếc răng cửa số 2 ở hàm dưới hệt như hàm trên
- Từ 13 đến 19 tháng tuổi: xuất hiện 2 chiếc răng hàm ở hàm trên
- Từ 14 đến 18 tháng tuổi: xuất hiện 2 chiếc răng hàm ở hàm dưới
- Từ 16 đến 22 tháng tuổi: bé sẽ có 2 chiếc răng nanh ở hàm trên
- Từ 17 đến 23 tháng tuổi: giống hàm trên, bé tiếp tục mọc 2 chiếc răng nanh ở hàm dưới
- Từ 23 đến 31 tháng tuổi: bé mọc nốt 2 chiếc răng hàm phía dưới (đầy đủ 4 chiếc răng hàm dưới)
- Từ 25 đến 33 tháng tuổi: bé hoàn thiện mọc răng với 2 chiếc răng hàm phía trên (đầy đủ 4 chiếc răng hàm trên).
Sơ đồ thứ tự mọc răng của bé
Tùy vào thể trạng của bé mà thứ tự mọc răng sữa có thể khác nhau. Bố mẹ lưu ý sử dụng khăn sữa với nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh răng cho bé vì giai đoạn này chưa thể chải răng cho bé. Nên hỗ trợ tập chải răng khi cho bé từ 2- 5 tuổi. Đặc biệt phải giữ răng bé sạch sẽ vào buổi tối vì đây là thời điểm dễ gây sâu răng nếu không giữ răng sạch sẽ.
Các vấn đề bé hay gặp phải khi mọc răng sữa
Các bé sinh non hoặc không được chăm sóc kỹ càng thường dễ xảy ra các vấn đề về mọc răng sữa như sau:
- Nhiễm trùng răng sữa
- Dễ mất răng trước định kỳ
- Dễ bị viêm/nhiễm trùng
- Xuất hiện các đốm nâu/vàng trên răng bé
- Xuất hiện vấn đề sâu răng, sún răng
Thời gian và thứ tự mọc răng của bé vĩnh viễn
Khi đến ở độ tuổi nhất định các chiếc răng sữa sẽ dần bị thay bằng những chiếc răng vĩnh viễn như người trưởng thành. Có thể ở mỗi bé đều có thời gian thay răng khác nhau, những thường theo thứ tự sau:
- Từ 6 đến 7 tuổi: Thay răng hàm đầu tiên
- Từ 6 đến 8 tuổi: Thay răng cửa trung tâm
- Từ 8 đến 9 tuổi: Thay răng cửa bên
- Từ 9 đến 13 tuổi: Thay răng nanh và răng tiền thân
- Từ 12 đến 14 tuổi: Răng hàm thứ hai
- Từ 17 đến 25 tuổi: Ở giai đoạn này có thể mọc răng khôn.
Thời gian và thứ tự mọc răng vĩnh viễn của bé
Chăm sóc răng bé sao cho đúng cách?
Đây là giai đoạn răng miệng trẻ khá nhạy cảm, bố mẹ nên lưu ý chăm sóc răng bé kỹ lưỡng để bé có một hàm răng đẹp và chắc khỏe:
- Nhắc bé đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào sáng (trước khi ăn sáng) và tối (trước khi đi ngủ)
- Vào buổi tối hạn chế ăn đồ ngọt và chú ý vệ sinh răng kỹ
- Tuyệt đối không lấy tăm xỉa răng vì sẽ làm thưa răng bé
- Súc miệng bằng nước súc miệng cho bé hoặc nước muối sinh lý
- Không dùng cafe và hạn chế nước ngọt vì đây là chất gây xỉn màu
- Không nhai đá lạnh vì gây buốt răng
- Không cắn các thực phẩm cứng như: các loại hạt, mía
- Chú ý đưa bé đi nha khoa định kỳ
Việc chăm sóc răng định kỳ cho trẻ là điều vô cùng thiết yếu. Việc chọn lựa một nha khoa uy tín vô cùng quan trọng vì đây là giai đoạn răng trẻ vô cùng nhạy cảm và dễ chịu tác động từ môi trường. Nha Khoa Kim hứa hẹn sẽ là địa điểm chăm sóc răng miệng trẻ chu đáo và kỹ lưỡng giúp trẻ có được bộ răng đẹp và chắc khỏe. Gọi ngay Nha Khoa Kim qua số hotline 1900 6899 để được giải đáp và tư vấn kịp thời!
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.