Đặt thun tách kẽ là kỹ thuật bắt buộc trong những bước đầu tiên của quá trình chỉnh nha. Đây tưởng chừng là một việc làm đơn giản nhưng lại đóng vai trò nền tảng cho giai đoạn gắn mắc cài sau này. Nếu bạn chưa biết đặt cung tách kẽ để làm gì, đặt trong bao lâu thì hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim nhé!
Nội Dung Chính
Thun tách kẽ là gì?
Thun (chun) tách kẽ là những vòng tròn nhỏ được làm bằng cao su hoặc kim loại. Loại thun này được sử dụng để đặt vào giữa kẽ răng của người niềng nhằm mục đích nong rộng 2 răng, tạo khoảng cách vừa đủ để đặt band hoặc mắc cài bend back vào răng.
Thun tách kẽ là vòng tròn nhỏ được sử dụng phổ biến trong nong hàm và nới rộng khoảng cách giữa các răng
Có mấy loại thun tách kẽ?
Hiện nay, có 2 loại thun tách kẽ để niềng răng là thun cao su và thun kim loại:
Chun tách kẽ răng cao su
Loại thun này được làm bằng cao su nguyên chất, không qua tái chế hay chứa hóa chất độc hại nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng. Thun có màu xanh, hơi cứng, độ dày khoảng 1mm.
Khi đặt thun vào kẽ răng, lực đàn hồi từ cao su sẽ giúp đẩy các răng ra xa nhau hơn và khi đạt đến khoảng trống vừa đủ, thun sẽ tự động rơi ra ngoài.
Chun tách kẽ răng kim loại
Loại chun tách kẽ này được làm bằng kim loại, có hình dáng chữ L với lớp lò xò bên trong. Tuy nhiên, chúng rất ít khi được sử dụng vì dễ gây tổn thương cho má, môi, lưỡi.
Trường hợp sử dụng chun kim loại là khi răng cần tách kẽ trong thời gian dài, từ 6 tuần trở lên. Với chun kim loại, chúng sẽ không tự rơi ra khi răng đạt đến khoảng trống vừa đủ mà cần phải đến trực tiếp nha khoa để tháo.
Có 2 loại chun tách kẽ phổ biến là chun cao su và chun kim loại
Đặt thun tách kẽ để làm gì?
Khi tiến hành niềng răng, bác sĩ sẽ gắn mắc cài lên răng để tạo lực kéo răng và giúp răng dịch chuyển về lại đúng vị trí. Tuy nhiên, trước khi gắn mắc cài, bác sĩ cần phải đặt chun tách kẽ để nới rộng khoảng cách giữa các răng.
Điều này sẽ tạo thuận lợi cho việc gắn khâu niềng răng (band) hay các khí cụ chỉnh nha khác như mắc cài, dây cung sau này. Từ đó giúp dây cung được cố định và quá trình nắn chỉnh răng đạt hiệu quả tối ưu.
Thun tách kẽ có tác dụng tạo khoảng trống giữa các răng
Khi nào cần đặt thun tách kẽ?
Đặt chun tách kẽ là thủ thuật nha khoa phổ biến được áp dụng trong nhiều trường hợp điều chỉnh nha khoa, đặc biệt là niềng răng. Tuy nhiên, không phải trường hợp chỉnh nha nào cũng bắt buộc phải đặt chun kẽ. Chúng chỉ được áp dụng chính trong các trường hợp sau:
- Trường hợp răng mọc lệch, sát và chen chúc nhau trên khung hàm dẫn đến không đủ khoảng trống để thực hiện các biện pháp chỉnh nha.
- Khoảng cách giữa các răng quá gần, khít và không đủ khoảng trống để niềng răng.
Hướng dẫn cách đặt thun tách kẽ vào răng
Có 2 cách để đặt thun vào kẽ răng:
Cách đặt thun bằng chỉ nha khoa
Bác sĩ sẽ sử dụng một đoạn chỉ nha khoa có thể co giãn để luồn qua chun tách kẽ. Sau đó là đặt đoạn chỉ nha khoa này vào kẽ răng của bệnh nhân và kéo giãn từ từ đoạn chỉ về một phía. Khi chun đã được luồn vào bên trong kẽ răng thì rút chỉ nha khoa ra ngoài.
Cách đặt thun bằng bằng kiềm
Dùng kiềm phân tách nha khoa để kẹp 2 đầu chun, tách kiềm ra để chun tách kẽ được giãn về 2 phía rồi đặt vào giữa kẽ răng.
Hướng dẫn các bước đặt chun tách kẽ
Đặt thun tách kẽ trong bao lâu?
Các thao tác đặt thun tách kẽ được thực hiện khá nhanh gọn, chỉ mất vài giây là có thể đưa thun vào kẽ răng. Thông thường, khâu đặt thun cho hàm cả hàm trên, hàm dưới và kiểm tra lại thun sau khi đặt chỉ mất khoảng 5 phút.
Thời gian đặt thun trước khi chuẩn bị niềng răng sẽ phụ thuộc vào tình trạng và cấu tạo răng của mỗi người, nhưng chủ yếu là từ 5 – 7 ngày. Sau thời gian này, nếu các răng đã tách ra như mong đợi thì bác sĩ sẽ tiến hành tháo thun khỏi kẽ răng.
Tuy nhiên, nếu răng quá cứng chắc, di chuyển chậm thì sau 1 tuần, bác sĩ sẽ tháo bỏ thun cũ và thay thun mới, đến khi đạt được khoảng cách như mong muốn thì mới tiến hành gỡ bỏ.
▷ Tham khảo thêm: Thun liên hàm là gì? Tác dụng thun liên hàm khi niềng răng
Thời gian đặt thun tách kẽ mất khoảng 5 phút và đặt trong khoảng 5-7 ngày
Qúa trình đặt thun tách kẽ có đau không?
Ngay khi vừa đặt thun tách kẽ bạn sẽ có cảm giác đau nhức, vướng cộm như khi mắc thức ăn vào giữa 2 kẽ răng. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ không kéo dài quá lâu, sau 1 – 2 ngày khi các răng được giãn cách dần dần bạn sẽ bớt đau nhức hơn.
Dù gây khó chịu nhưng bản chất thun tách kẽ không làm nướu, niêm mạc và răng bị tổn thương nên bạn đừng quá lo lắng và hãy kiên trì trong giai đoạn này nhé.
Giai đoạn đầu khi đặt thun sẽ có cảm giác ê đau nhẹ và giảm dần sau đó
Cách giảm đau khi đặt thun tách kẽ
Sau khi đặt chun tách kẽ, cảm giác đau nhức là điều không thể tránh khỏi. Lúc này, bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm đau sau đây:
- Thuốc giảm đau: Nếu bạn cảm thấy quá đau nhức có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ để dứt cơn đau ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng với một liều lượng nhất định và không được quá lạm dụng.
- Chườm đá: Nếu cơn đau ở mức độ vừa phải, vẫn có thể chịu đựng được thì bạn hãy thử chườm đá. Nhiệt độ thấp từ đá khi tiếp xúc với những vùng đau sẽ tạo cảm giác gây tê và giúp cơn đau được xoa dịu.
Chườm đá là cách giảm đau và sưng hiệu quả sau khi đặt thun
Niềng răng không đặt thun tách kẽ được không?
Mục đích của việc gắn chun tách kẽ là để tạo khoảng trống gắn khâu niềng răng, khâu sẽ là điểm chịu lực để kéo đều các răng.
Tuy nhiên, nếu không đặt thun thì phương pháp niềng răng vẫn có thể thực hiện. Khi đó, bệnh nhân sẽ được gắn một minivis trên nướu để làm điểm tựa. Sau đó dùng chun để kéo các răng dịch chuyển với minivis được gắn.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân có răng thưa, giữa các răng có đủ khoảng trống để gắn khâu niềng thì có thể không cần phải dùng đến thun niềng răng.
Trường hợp niềng răng thưa hoặc răng đủ khoảng trống sẽ không cần đặt thun
Một số lưu ý sau khi đặt thun tách kẽ
Sau khi đặt thun, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường. Vì vậy, bạn cần đặc biệt lưu ý đến việc chăm sóc răng miệng và có một chế độ ăn hợp lý để tránh tác động đến răng quá nhiều. Cụ thể:
- Tuyệt đối không sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng.
- Vệ sinh răng miệng như thường ngày nhưng cần thực hiện nhẹ nhàng, không dùng lực quá mạnh vì dễ gây bung, tuột thun tách kẽ.
- Ưu tiên ăn những món ăn mềm như cháo, súp để dễ nuốt hơn, hạn chế tình trạng dắt, dính thức ăn vào các kẽ răng.
- Hạn chế tối đa việc ăn những đồ ăn quá dai hoặc cứng.
- Nếu trong quá trình đặt thun mà thun tách kẽ bị đứt bạn cần đến gặp ngay bác sĩ để được gắn thun mới, tránh làm ảnh hưởng đến tiến độ niềng răng.
Nên ăn các loại thực phẩm mềm và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ
Đặt thun tách kẽ là thủ thuật đầu tiên khi tiến hành niềng răng, giúp tạo khoảng trống giữa các răng và gắn band niềng dễ dàng hơn. Để đảm bảo quá trình chỉnh nha được hiệu quả, bạn cần tuân thủ thời gian đặt thun, giữ cho thun không bị đứt hay rơi ra ngoài và quan trọng hơn hết là lựa chọn một địa chỉ Nha Khoa uy tín. Hãy liên hệ ngay với Nha Khoa Kim qua số hotline: 1900 6899 để được tư vấn và đặt lịch chỉnh nha nhanh nhất nhé!
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.