Xương ổ răng đóng vai trò quan trọng trên cung hàm, nó bao bọc và nâng đỡ cho chân răng, giúp cố định vị trí răng. Trong một số trường hợp, xương ổ răng quá dài khiến hàm hô, cười hở lợi. Để sở hữu nụ cười đẹp hơn, nhiều người đã tìm đến phương pháp mài xương ổ răng. Vậy Mài xương răng là gì? Có hại không? Và chi phí thế nào? Cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Mài xương răng là gì?
Mài xương ổ răng là kỹ thuật được thực hiện để thu gọn phần xương hàm tại vị trí chứa ổ răng và chân răng nhằm khắc phục cười hở lợi hoặc răng hô vẩu. Theo đó, bác sĩ tiến hành bóc tách phần lợi ở chân răng để lớp xương lộ ra, sau đó mài xương sao cho cân chỉnh rồi khâu lại.
Khi nào cần mài xương ổ răng?
Mài xương ổ răng sẽ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
Điều trị hô vẩu
Xương hàm phát triển quá mức và chìa ra ngoài là một trong những nguyên nhân gây hô vẩu. Đối với răng hô vẩu do xương, phương pháp niềng răng sẽ không đem lại hiệu quả cao.
Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định mài xương ổ răng để can thiệp trực tiếp vào cấu trúc xương. Từ đó điều chỉnh độ dày của khung xương hàm, giúp hàm được cân đối và không còn các khuyết điểm hô vẩu mất thẩm mỹ.
Chữa cười hở lợi
Nguyên nhân của tình trạng cười hở lợi là do xương ổ răng quá dày, dẫn tới phần nướu phát triển quá mức và trùm lên một phần thân răng. Điều này gây khó khăn cho việc vệ sinh răng và nếu không điều trị sớm có thể gây ra viêm nhiễm. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp mài xương ổ răng kết hợp với phẫu thuật cắt nướu.
Mài xương ổ răng giúp thu gọn phần ổ xương nhô ra, tạo khoảng trống để phần nướu sau khi cắt có thể bám vào. Từ đó, khắc phục triệt để tình trạng cười hở lợi. Mang đến cho bạn nụ cười tự tin, rạng rỡ.
Quy trình mài xương ổ răng
Quy trình mài xương ổ răng chuẩn sẽ bao gồm các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Khám tổng quát răng miệng
Trước khi thực hiện mài xương răng, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại thông qua một buổi khám tổng quát.
Bệnh nhân sẽ được chụp X-quang để xác định một số thông tin như: vị trí chứa ổ răng, vị trí dây thần kinh, vị trí các mạch máu cũng như tỷ lệ xương cần mài,…Qua đó, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.
Bước 2: Chuẩn bị trước khi mài xương ổ răng
Bệnh nhân sẽ được làm sạch khoang miệng để loại bỏ các tác nhân gây viêm nhiễm. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ ở vùng răng cần mài để giảm bớt cảm giác đau cho bệnh nhân trong quá trình thực hiện.
Bước 3: Thực hiện mài xương ổ răng
Theo như phác đồ điều trị đã được xây dựng, bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách nướu. Sau đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh độ dày xương ổ răng cho bệnh nhân.
Bước 4: Khâu đóng nướu
Bác sĩ sẽ sử dụng nước muối để làm sạch vùng răng vừa mài. Sau đó tiến hành khâu đóng phần nướu lại. Quá trình mài xương ổ răng lúc này đã hoàn tất.
Bước 5: Theo dõi và dặn dò
Sau khi điều chỉnh xương răng, bệnh nhân sẽ được theo dõi trong một gian nhất định để đảm bảo không có biến chứng gì xảy ra. Bác sĩ sẽ dặn dò một số điều cần lưu ý, chế độ ăn uống, sinh hoạt, lịch hẹn tái khám,…
Mài xương ổ răng có hại không?
Mài xương ổ răng có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Thực tế thì đây được xem là một quy trình tiểu phẫu không quá phức tạp hay ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe răng miệng nên người bệnh không cần quá lo lắng.
Phần lớn các tác động có hại xảy ra sau khi thực hiện mài xương răng là do trình độ của bác sĩ. Nhiều trường hợp bác sĩ có tay nghề kém, ít kinh nghiệm nên đã gây ra một số sai sót trong quá trình tiểu phẫu làm ảnh hưởng đến các mạch máu hay dây thần kinh xung quanh. Trường hợp nguy hiểm hơn có thể khiến khuôn mặt bị biến dạng, gây sốc phản vệ.
Do đó, khi thực hiện mài xương ổ răng bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
- Lựa chọn cho mình một nha khoa uy tín với độ ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm. Phòng khám có máy móc trang thiết bị hiện đại, được hỗ trợ trong quá trình thăm khám và điều trị.
- Sau khi mài xương ổ răng, nên theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân. Phải báo ngay cho bác sĩ thực hiện nếu có xảy ra các biểu hiện bất thường. Chẳng hạn như: sốt, vết mổ bị chảy máu, đau cứng hàm,…để có thể xử lý kịp thời.
Chi phí mài xương ổ răng?
Chi phí mài xương ổ răng hiện nay không quá đắt. Tuy nhiên, nó sẽ có sự chênh lệch nhỏ giữa các nha khoa khác nhau. Nhìn chung, tùy thuộc vào tay nghề bác sĩ, cơ sở dịch vụ của nha khoa, số lượng ổ răng cần mài,…mà dao động từ 2 – 3 triệu đồng/răng.
Mặt khác, đây là mức giá chỉ thực hiện mài xương ổ răng. Nếu như bạn gặp các vấn đề về răng miệng khác như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu thì bác sĩ sẽ điều trị dứt điểm cho bạn rồi mới tiến hành mài xương răng. Lúc này chi phí mà bạn phải chịu sẽ cao hơn rất nhiều.
Bài viết trên là toàn bộ những thông tin mà Nha Khoa Kim muốn chia sẻ đến bạn về Mài xương răng là gì? Có hại không? Và chi phí thế nào? Để biết thêm về bảng giá dịch vụ nha khoa khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 1900-6899.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.