Viêm lợi trùm răng khôn có tự hết không? Cách điều trị dứt điểm bệnh

Viêm lợi trùm là bệnh lý thường gặp ở những người đang trong giai đoạn mọc răng khôn. Bệnh gây ra những cơn đau nhức, ê buốt kéo dài. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác. Vậy viêm lợi trùm răng khôn có tự hết không? Làm sao để khắc phục bệnh lý này? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim sẽ cho bạn câu trả lời chính xác.

Viêm lợi trùm răng khôn là gì?

Viêm lợi trùm răng khôn là tình trạng răng khôn bị một vạt nướu sưng tấy che phủ lên bề mặt răng và gây đau nhức kéo dài. Sự phát triển của mô mềm lên chiếc răng khôn chưa mọc hoàn toàn gọi là túi lợi – đây chính là nơi vi khuẩn trú ngụ, tăng sinh và gây viêm nhiễm. Từ đó, gây ra hiện tượng viêm lợi trùm răng khôn.

Viêm lợi trùm răng khôn là gì?

Viêm lợi răng khôn là tình trạng nướu che khuất một phần của răng gây ra đau nhức kéo dài

Dấu hiệu viêm lợi trùm răng khôn

Biểu hiện của lợi trùm răng khôn cũng gần giống với biểu hiện khi răng khôn bị mọc lệch, mọc ngầm. 

Lợi sưng đỏ

Đây là dấu hiệu đầu tiên và cũng là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi bạn mắc phải các vấn đề răng miệng. Lúc này, bạn sẽ thấy phần lợi trùm lên chiếc răng khôn đang mọc bị sưng phồng, tấy đỏ, khi ấn vào sẽ có cảm giác đau, thậm chí là còn chảy nước và mủ, kèm theo đó là mùi hôi khó chịu.

Nếu không tìm cách khắc phục sớm, viêm lợi sẽ tiến triển ngày càng nặng hơn. Các cơn đau bắt đầu xuất hiện với tần suất và cường độ lớn hơn, khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng hằng ngày.

Đau răng khôn

Lợi trùm gây cản trở quá trình phát triển của răng khôn nên đau nhức là tình trạng không thể tránh khỏi. Tình trạng viêm nếu tiếp tục phát triển sẽ không chỉ gây ảnh hưởng đến răng khôn mà còn cả hàm răng.

Chảy máu chân răng

Viêm lợi trùm phát triển ảnh hưởng tiêu cực đến chân răng, khiến chân răng yếu và dễ bị tổn thương. Dấu hiệu điển hình là chảy máu thường xuyên, nhất là khi chải răng quá mạnh hoặc ăn đồ ăn quá cứng. Thậm chí, ngay cả khi bạn không tác động nhiều đến chân răng, chân răng vẫn chảy máu.

Sốt, nổi hạch ở cổ

Hạch có chức năng sản sinh ra dòng bạch cầu lympho và kháng thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh, trong đó có viêm lợi. Các nốt hạch nổi ở cổ, dưới hàm kèm theo sốt là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng viêm lợi trùm răng khôn đã trở nên nghiêm trọng. Lúc này, điều bạn cần làm là đến gặp bác sĩ để tìm cách điều trị kịp thời.

Dấu hiệu viêm lợi trùm răng khôn

Tình trạng nướu sưng đau kèm theo sốt và thường xuyên chảy máu là những dấu hiệu phổ biến của viêm lợi trùm

Nguyên nhân gây viêm lợi trùm răng khôn?

Viêm lợi trùm răng khôn là bệnh lý thường gặp ở những người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do hướng mọc và vị trí mọc của răng khôn:

Do hướng mọc răng khôn

Răng khôn mọc lên khi tất cả các răng trên cung hàm đã hoàn thiện nên chúng thường thiếu chỗ trống để trồi lên khỏi nướu theo đúng hướng. Do đó, răng khôn sẽ mọc với nhiều tư thế khác nhau như mọc lệch, mọc ngầm, mọc nằm ngang,…

Vì hướng mọc sai lệch nên góc mọc răng khôn cũng bị thay đổi. Từ đó, khiến phần nướu sưng lên và gây khó khăn trong quá trình vệ sinh răng miệng. Đây chính là cơ hội cho vi khuẩn phát triển, tấn công và làm nướu bị viêm nặng hơn.

Do vị trí mọc răng khôn

Răng khôn nằm ở vị trí trong cùng của hàm nên chiếc răng này thường mọc mấp mé ở bờ nướu mà không trồi lên khỏi nướu hoàn toàn như những răng khác. Khi răng cọ sát với nướu trong thời gian dài sẽ làm nướu bị tổn thương, sưng phồng và dẫn đến viêm lợi trùm răng khôn.

▷ Tham khảo chi tiết hơn: 12 Triệu chứng và dấu hiệu mọc răng khôn dễ nhận biết

Nguyên nhân gây viêm lợi trùm răng khôn?

Răng khôn mọc sai hướng và vị trí dẫn đến các tổn thương nhất định cho nướu, lâu ngày gây ra tình trạng viêm

Viêm lợi trùm răng khôn có nguy hiểm không?

Viêm lợi trùm răng khôn là bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến răng miệng và sức khỏe con người nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ hình thành một túi sâu chứa đầy vi khuẩn nằm xung quanh răng gây khó khăn trong việc vệ sinh và làm sạch. Tình trạng tiếp tục kéo dài sẽ sinh ra mủ, nếu mủ đi xuống các khoang sâu sẽ gây ra hiện tượng co khít hàm. 

Viêm lợi trùm răng khôn có mủ

Khi phần lợi trùm xuất hiện những nốt mủ màu trắng thì chính là lúc phần lợi đã bị nhiễm trùng nặng, mủ chảy ra sẽ đi kèm với mùi hôi khó chịu. Lúc này, bệnh rất khó điều trị hết bằng thuốc chuyên khoa.

Nhiễm trùng nướu

Nhiễm trùng nướu xảy ra khi tình trạng viêm kéo dài và không được điều trị dứt điểm. Điều này khiến nướu bị tổn thương và không thể phục hồi một cách hoàn toàn. Từ đó, tạo cơ hội để vi khuẩn xâm nhập vào vùng nướu răng bị tổn thương và gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng nướu là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ và dẫn đến các bệnh về tim mạch.

Ảnh hưởng đến răng bên cạnh

Vi khuẩn từ vùng nướu bị viêm nhiễm có thể lây lan nhanh chóng sang các răng bên cạnh răng khôn khiến răng yếu đi, chân răng lung lay và thậm chí là gãy rụng. Người bệnh phải đối mặt với nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

Ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân

Viêm lợi trùm răng khôn gây ra những cơn đau nhức kéo dài âm ỉ khiến người bệnh không thể ăn uống như bình thường. Khi đó, người bệnh sẽ trở nên chán ăn, về lâu dài sẽ làm cơ thể bị suy nhược, thậm chí ảnh hưởng đến việc tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.

Viêm lợi trùm răng khôn có nguy hiểm không?

Viêm lợi trùm là bệnh lý răng miệng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm

Viêm lợi trùm răng khôn có tự hết được không?

Theo các chuyên gia, viêm lợi trùm răng khôn có thể tự khỏi nếu ở mức độ nhẹ. Trên thực tế, lợi trùm xảy ra khi răng khôn mọc lên chưa nhô ra khỏi nướu. Nếu trong quá trình này răng có thể phá nướu mọc lên thì tình trạng viêm có thể giảm dần và tự khỏi. Tuy nhiên, tình trạng này hầu như rất ít khi xảy ra. Bởi nếu chờ răng khôn tự phá nướu mọc lên thì trong suốt thời gian mọc răng bạn cũng sẽ bị cơn đau nhức kéo dài làm phiền.

Trên thực tế, nếu không có sự tác động điều trị thì bệnh viêm nhiễm rất khó có thể tự khỏi một cách hoàn toàn, viêm lợi trùm răng khôn cũng không ngoại lệ. Hơn nữa, lợi trùm răng khôn còn có nguy cơ tái phát nhiều lần và rất dễ trở thành bệnh mãn tính nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm. 

Tốt hơn hết, bạn đừng trông mong tình trạng lợi trùm răng khôn của mình sẽ tự hết mà cần can thiệp điều trị bằng các phương pháp nha khoa để đảm bảo bệnh không tái phát và diễn biến nặng, từ đó giảm thiểu tối đa biến chứng.

Viêm lợi trùm răng khôn có tự hết được không?

Lợi trùm răng khôn rất khó có thể tự khỏi nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách

Cách điều trị viêm lợi trùm răng khôn

Khi nhận thấy tình trạng viêm đã xuất hiện ở phần lợi trùm răng khôn, bạn nên đến trực tiếp nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và tìm cách điều trị kịp thời. Sau đây là một số cách điều trị được áp dụng:

Sử dụng thuốc kháng sinh

Khi nghi ngờ nhiễm trùng có khả năng lây lan rộng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm, giúp lợi ổn định hơn. Trường hợp lợi trùm bị sưng đỏ, bác sĩ sẽ tiến hành sát trùng ổ viêm. Tuy nhiên, sử dụng thuốc kháng sinh chỉ là giải pháp tạm thời, tình trạng viêm nhiễm hoàn toàn có thể quay trở lại.

Tiểu phẫu cắt lợi trùm

Cắt lợi trùm giúp điều trị hiệu quả tình trạng viêm nhiễm nhưng vẫn có nguy cơ tái phát. Quá trình cắt lợi trùm được diễn ra như sau:

  • Bước 1: Gây tê vùng nướu.
  • Bước 2: Tiến hành cắt bỏ phần lợi trùm lên răng khôn.
  • Bước 3: Vệ sinh, khâu nướu và cầm máu cho bệnh nhân.

Cắt lợi trùm thường được áp dụng cho trường hợp răng khôn mọc thẳng. Sau khi phần lợi trùm được cắt bỏ, răng khôn sẽ có không gian để tiếp tục phát triển. Quá trình hậu phẫu sẽ không tránh khỏi tình trạng chảy máu và đau. Tuy nhiên, sẽ nhanh chóng biến mất sau 1 – 2 tuần.

Nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn là phương pháp được bác sĩ chỉ định trong trường hợp viêm lợi trùm răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. Phương pháp này giúp chấm dứt tình trạng viêm nhiễm một cách triệt để. Sau khi nhổ bỏ răng khôn, việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Cách điều trị viêm lợi trùm răng khôn

Cắt lợi và nhổ răng khôn là cách điều trị lợi trùm an toàn, hiệu quả nhất hiện nay

Cách chữa viêm lợi trùm răng khôn tại nhà

Nếu chưa thể đến một cơ sở nha khoa uy tín, chuyên nghiệp để điều trị dứt điểm viêm lợi trùm răng khôn, bạn hãy thử tham khảo một số cách chữa viêm lợi trùm răng khôn tại nhà cho từng đối tượng dưới đây:

Chữa viêm lợi trùm răng khôn tại nhà cho bà bầu

Do sự thay đổi trong chế độ ăn uống và lượng hoocmon trong cơ thể, tỉ lệ phụ nữ đang mang thai và cho con bú bị viêm lợi trùm răng khôn khá cao. Tình trạng sưng đau này không chỉ gây đau nhức khiến phụ nữ mang thai khó chịu, chán ăn uống và dễ cáu gắt, nó còn có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. 

Dưới đây là cách chữa lợi trùm răng khôn ở bà bầu:

  • Súc miệng bằng nước muối hằng ngày sau khi đánh răng để sát khuẩn, hạn chế sự lây lan của viêm lợi trùm.
  • Mát xa lợi: sau khi đánh răng, hãy dùng tay sạch mát xa nhẹ nhàng lên vùng lợi cho máu dễ lưu thông, hạn chế tình trạng chảy máu lợi trùm răng khôn.
  • Bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như sữa, vitamin C (cam, chanh),… những thực phẩm này có tác dụng giảm đau viêm lợi trùm răng khôn rất hiệu quả.

Cách chữa viêm lợi trùm răng khôn tại nhà

Vệ sinh răng miệng sạch kết hợp với súc miệng bằng nước muối giúp giảm tình trạng viêm hiệu quả hơn

Chữa viêm lợi trùm cho người bình thường

Nếu bạn quá bận rộn và chưa thể đến nha sĩ để điều trị ngay thì có thể áp dụng cách chữa viêm lợi trùm răng khôn dân gian dưới đây:

  • Cách chữa lợi trùm bằng tỏi

Đập dập tỏi và đắp từng lát lên vùng lợi trùm răng. Khoảng 5 –10 phút sau súc miệng lại bằng nước thật sạch. Thực hiện vài lần, viêm lợi trùm răng khôn sẽ mất dần, giảm đau hiệu quả và nhanh chóng.

  • Cách chữa viêm lợi trùm bằng lá ổi

Cho 5 – 10 lá ổi mềm vào đun lấy nước. Dùng nước lá ổi nguội súc miệng trong 30 giây mỗi ngày. Thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần/ ngày sẽ cải thiện đáng kể tình trạng viêm lợi trùm răng khôn.

  • Cách trị viêm lợi trùm bằng dầu dừa

Cho 5 – 10ml dầu dừa hòa với nước để súc miệng. Tiếp đến, dùng nước sạch súc miệng lại để đảm bảo không còn dầu dừa trong miệng. Thực hiện 2 – 3 lần/ tuần sẽ giảm đau do viêm lợi trùm răng khôn gây ra.

Biện pháp phòng ngừa viêm lợi trùm răng khôn

Để phòng ngừa bệnh lý viêm lợi trùm, bạn nên thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Đánh răng mỗi ngày 2 – 3 lần vào 2 buổi sáng, tối và sau khi ăn xong.
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày để làm sạch các kẽ răng, hạn chế mảng bám và thức ăn thừa tích tụ, gây viêm nhiễm.
  • Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn 2 lần/ngày để tiêu diệt vi khuẩn triệt để.
  • Hãy đến thăm khám nha khoa thường xuyên, tối thiểu 6 tháng/lần để được các bác sĩ lấy cao răng, kiểm tra và phát hiện sớm bệnh lý nếu có.

Biện pháp phòng ngừa viêm lợi trùm răng khôn

Xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách và thăm khám nha khoa định kỳ giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất

Viêm lợi trùm là bệnh lý răng miệng nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị từ sớm bệnh có thể dẫn đến tình trạng sinh mủ, làm răng lung lây và tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Hy vọng với những thông tin từ Nha Khoa Kim có thể giúp bạn nhận biết các dấu hiệu và nguyên nhân của bệnh để phòng tránh cũng như điều trị kịp thời. Nếu phát hiện ra các triệu chứng của viêm lợi trùm, hãy sớm thăm khám tại các cơ sở y tế để giải quyết triệt để tình trạng này, tránh để bệnh trở nặng gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)