Viêm chân răng uống thuốc gì nhanh khỏi? Những lưu ý cần biết

Viêm chân răng là một bệnh lý răng miệng thường xuyên bắt gặp do thói quen vệ sinh răng miệng sai cách. Bệnh viêm chân răng để lâu không điều trị sẽ gây mất thẩm mỹ, thậm chí gây mất răng hàng loạt. Vậy trong trường hợp viêm chân răng uống thuốc gì mau lành và cần lưu ý những gì? Hãy cùng Nha khoa Kim tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết.

Bệnh lý viêm chân răng: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Viêm chân răng là một bệnh lý phổ biến, liên quan đến các tổ chức xung quanh răng, gây ra tình trạng viêm nhiễm và sưng tấy. Tình trạng này theo thời gian nếu không được xử lý kịp thời sẽ khiến cho răng bị lung lay, nặng hơn là bị rụng hàng loạt. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này, kể cả là trẻ nhỏ trong độ 1-2 tuổi.

Viêm chân răng thường được chia ra làm 2 loại như sau:

  • Viêm chân răng cấp tính: Đây là tình trạng bệnh có diễn biến vô cùng phức tạp, bởi các cơn đau thường chỉ xuất hiện trong một thời gian nhất định. Thời gian đau nhức sẽ phụ thuộc vào tình trạng nặng, nhẹ ở mỗi người nhưng vì bệnh không rõ nên rất khó nhận biết.
  • Viêm chân răng mãn tính: Đây là tình trạng mà người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau liên tục và lặp đi lặp lại. Các cơn đau có thể lan rộng ra cả những khu vực lân cận nên rất khó để xác định chính xác vị trí viêm.

Tổng quan về bệnh lý viêm chân răng

Tổng quan về bệnh lý viêm chân răng

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc bị viêm chân răng, trong số đó nổi bật nhất vẫn là do:

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách, chưa đạt yêu cầu, khiến cho các mảng bám thức ăn thừa vẫn sót lại, dần dần tích tụ vi khuẩn xâm lấn.
  • Dinh dưỡng không cân bằng, khiến cho cơ thể bị thiếu chất, không đủ sức đề kháng để chống lại vi khuẩn tấn công răng miệng.
  • Do rối loạn nội tiết tố, đặc biệt là đối tượng phụ nữ đang mang thai.
  • Do ảnh hưởng của một số bệnh lý nền khác như tiểu đường, nhiễm khuẩn hay bệnh bạch cầu.
  • Do thói quen sử dụng tăm để xỉa răng, khiến các kẽ răng bị hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.

Dấu hiệu nhận biết sớm nhất tình trạng viêm chân răng đó là:

  • Trong giai đoạn đầu: Lợi bị sưng tấy, phần chân răng xuất hiện đau nhức mức độ nhẹ, đôi khi bị chảy máu lợi do tác động lực khi ăn hoặc khi vệ sinh răng. Dần dần, miệng sẽ xuất hiện hơi thở có mùi, cảm giác ngứa và bứt rứt ở phần chân răng.
  • Trong giai đoạn sau: Giai đoạn nặng của bệnh viêm chân răng là người bệnh sẽ xuất hiện áp xe, viêm có mủ, xuất hiện đau nhức ở vùng viêm và vùng lân cận. Răng sau đó có thể bị lung lay, viêm đỏ dẫn đến chảy máu chân răng, nặng nữa sẽ gây mất răng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Viêm chân răng uống thuốc gì hiệu quả lâu dài?

Vấn đề sưng chân răng nên uống thuốc gì còn phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người. Trong những trường hợp viêm chân răng nặng, việc uống thuốc không là chưa đủ mà cần phải có sự can thiệp và xử lý tại nha khoa. 

Các loại thuốc có thể sử dụng khi bị viêm chân răng

Các loại thuốc có thể sử dụng khi bị viêm chân răng

Trong trường hợp viêm chân răng chỉ ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc như sau:

  • Thuốc kháng viêm: Một vài loại thuốc kháng viêm kê đơn phổ biến hiện nay đó là Ibuprofen, Diclofenac, Acid Meloxicam, Acid Mefenamic,… Trong những tiến triển nặng hơn, bệnh nhân cũng có thể sử dụng thuốc kháng viêm có chứa thành phần Corticosteroid.
  • Thuốc kháng sinh: Với những ai thắc mắc viêm chân răng có mủ uống thuốc gì thì đây là những gợi ý tuyệt vời. Các loại thuốc kháng sinh có tác dụng hỗ trợ chống nhiễm trùng là ​​Metronidazole hoặc Amoxicillin. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân bị dị ứng với Penicillin thì không được uống Amoxicilin.
  • Thuốc bôi: Có một số loại thuốc bôi trực tiếp vào vùng lợi nhiễm trùng sẽ đem lại hiệu quả cao như Metrogyl.
  • Bên cạnh sử dụng các loại thuốc đặc trị như bên trên, người bệnh còn có thể kết hợp sử dụng thêm nước muối súc miệng Chlorhexidine 0,25% hoặc dùng Tetracyclin để nhét vào các kẽ chân răng.

Trẻ bị viêm chân răng uống thuốc gì?

Trẻ nếu gặp tình trạng bị viêm chân răng thì hầu hết là do nguyên nhân không vệ sinh sạch sẽ, gây hình thành các mảng bám. Tuy nhiên, vì đây là đối tượng cơ thể nhạy cảm, không thể sử dụng được các loại thuốc đặc trị cho người lớn. 

Thuốc trị viêm chân răng cho trẻ

Thuốc trị viêm chân răng cho trẻ

Một số gợi ý thuốc viêm chân răng cho trẻ em là:

  • Kamistad: Thuốc dạng gel bôi, chứa một số hoạt chất kháng viêm và giảm đau. Trước khi thoa thuốc, trẻ cần vệ sinh khoang miệng và lau khô nướu, sau đó thoa 1 lớp thuốc mỏng đều đặn 3 lần/ ngày.
  • Xanh methylen: Dung dịch sát trùng hữu ích cho điều trị viêm chân răng ở trẻ em. Sau khi vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ thì thoa dung dịch lên vị trí vị sưng viêm.
  • Thuốc hỗ trợ Ceelin: Đây là loại thuốc uống ở dạng siro, không phải loại thuốc đặc trị viêm chân răng nhưng lại giúp bổ sung vitamin C, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. 

Lưu ý gì khi điều trị viêm chân răng?

Trong trường hợp gặp phải tình trạng viêm chân răng, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Nên tới nha khoa điều trị nếu dùng thuốc không có hiệu quả

Nên tới nha khoa điều trị nếu dùng thuốc không có hiệu quả

  • Không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà mà nên tới các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị.
  • Sử dụng thuốc đều đặn và chính xác theo chỉ định từ phía bác sĩ, không nên tăng giảm hoặc thay đổi liều lượng khi chưa được sự đồng ý.
  • Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, không lạm dụng quá nhiều chất kích thích.
  • Nếu điều trị bằng thuốc trong 1 thời gian không có hiệu quả, bệnh nhân nên tới nha khoa để điều trị dứt điểm.

Trên đây, nha khoa Kim đã giúp độc giả trả lời được câu hỏi viêm chân răng uống thuốc gì và cần lưu ý những gì trong quá trình sử dụng thuốc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc xoay quanh vấn đề này, hãy liên hệ với nha khoa Kim theo số hotline 1900.6899 để nhận tư vấn. 

 

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.