Túi nha chu là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm nha chu, làm tăng nguy cơ gây mất răng vĩnh viễn và hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân. Vậy túi nha chu là gì? Nạo túi nha chu bao nhiêu tiền? Bác sĩ của Nha Khoa Kim sẽ giúp bạn giải đáp ngay trong bài viết này.
Nội Dung Chính
Túi nha chu là gì?
Túi nha chu là khoảng trống tồn tại giữa răng và nướu. Nó hình thành do mảng bám và vi khuẩn tích tụ dưới chân răng gây viêm nướu và tách nướu khỏi răng. Túi nha chu là nơi vi khuẩn có thể sinh sôi và phát triển gây nguy hiểm, làm tăng khả năng mất các bệnh lý răng miệng, nặng hơn là mất răng.
Túi nha chu là một khe hở giữa răng và nướu được hình thành do các mảng bám thức ăn lâu ngày không được vệ sinh và loại bỏ
Giai đoạn hình thành túi nha chu
Cụ thể, răng được nâng đỡ và giữ chặt trong ổ răng bởi mô nướu, dây chằng nha chu và xương ổ răng giúp răng bám chắc chắn vào trong cung hàm. Khi thức ăn thừa không được làm sạch sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn hình thành mảng bám trên răng và tập trung nhiều xung quanh viền nướu. Theo thời gian, mảng bám không được loại bỏ, chúng sẽ cứng lại và hình thành cao răng.
Cao răng là nơi trú ngụ lý tưởng của vi khuẩn, chúng là nguyên nhân hàng đầu gây viêm nướu. Khi nướu bị viêm, nó sẽ bắt đầu sưng, mô nướu và xương nâng đỡ xung quanh răng cũng bị bào mòn, từ đó làm xuất hiện các khe hở gọi là túi nha chu.
Nếu không sớm tìm cách xử lý, các túi này sẽ trở nên rộng và sâu hơn, khiến nướu và răng có khoảng trống lớn. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, bám sâu và tiến xuống dưới mô nướu. Theo thời gian sẽ làm mất mô nướu và xương, cuối cùng là mất răng vĩnh viễn.
Triệu chứng của túi nha chu
Khi túi nha chu hình thành sẽ đi kèm với các triệu chứng sau đây:
- Hơi thở có mùi khó chịu
- Nướu sưng, đỏ gây đau nhức
- Nướu mềm, có thể bị chảy máu
- Răng lung lay, nhạy cảm
- Đau khi ăn nhai, đặc biệt là những thức ăn cứng, giòn
Nướu sưng đỏ, sờ vào có cảm giác mềm kèm theo đau nhức khó chịu, đặc biệt là khi ăn uống
Yếu tố nguy cơ gây túi nha chu
Nguyên nhân hình thành túi nha chu do mảng bám tích tụ và vi khuẩn gây nhiễm trùng. Do đó, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ tăng nguy cơ hình thành túi, về lâu dài sẽ tiến triển thành bệnh nha chu. Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh như:
- Thường xuyên hút thuốc lá
- Nội tiết tố thay đổi trong thời kỳ mang thai hoặc mãn kinh
- Kháng Insulin liên quan đến thừa cân, béo phì
- Miễn dịch suy giảm do điều trị ung thư
- Mắc một số vấn đề sức khỏe như thiếu vitamin C, tiểu đường, tim mạch, viêm khớp dạng thấp, bệnh bạch cầu, bệnh Crohn, nhiễm HIV và AIDS,…
Vệ sinh răng miệng kém, hút thuốc và hệ miễn dịch yếu là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm nha chu
Mức độ nguy hiểm của túi nha chu
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nha chu lâu dài chính là sự hình thành của túi nha. Tuy nhiên, không phải tất cả túi sau khi hình thành đều gây nguy hiểm. Điều này còn phụ thuộc vào kích thước của túi như sau:
- Túi có kích thước từ 1 – 2mm: bình thường, không gây viêm nướu cũng như bệnh nha chu.
- Túi có kích thước từ 3 – 4mm: Bắt đầu xuất hiện bệnh nướu răng, có dấu hiệu viêm nha chu nhẹ, tình trạng tiêu xương bắt đầu tăng lên.
- Túi có kích thước 5 – 7mm: Mức độ khá nghiêm trọng, gây tiêu xương đáng kể, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây mất răng.
- Túi có kích thước hơn 5 – 7mm: Mức độ nghiêm trọng, gây nguy hiểm, điều trị phức tạp.
Nếu phát hiện các dấu hiệu của túi nha chu cần được thăm khám và điều trị sớm nhất
Cách điều trị túi nha chu
Sau khi thăm khám, dựa vào độ sâu và kích thước của túi nha chu cũng như tình trạng nướu và xương mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp.
Điều trị không phẫu thuật
Túi nha chu có kích thước từ 4 – 5mm, nướu răng không có dấu hiệu sưng viêm, chảy máu, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách:
- Cạo vôi răng: Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để làm sạch răng miệng chuyên sâu nhằm loại bỏ vi khuẩn, mảng bám, cao răng ra khỏi bề mặt và bên dưới nướu.
- Làm sạch gốc răng: Sau khi cao răng được loại bỏ, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch gốc răng để làm mịn bề mặt chân răng, tránh cao răng, mảng bám và vi khuẩn tích tụ. Qua đó, thu hẹp khoảng cách giữa mô nướu với bề mặt răng nhằm giảm kích thước túi.
- Sử dụng thuốc kháng sinh: Để kiểm soát sự lây nhiễm của vi khuẩn, từ đó giảm khả năng hình thành và phát triển của túi, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh ở dạng uống hoặc dạng bôi. Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh sử dụng nước súc miệng để vệ sinh răng miệng nhằm giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn.
Điều trị bằng phẫu thuật
Trường hợp túi nằm sâu trong nướu, đi kèm với tình trạng tiêu xương, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật:
- Phẫu thuật vạt: Bác sĩ sẽ rạch một đường viền nướu để nhấc mô nướu lên. Sau đó, tiếp cận và làm sạch chân răng. Nếu thấy dấu hiệu tiêu xương, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại rồi mới khâu mô nướu.
- Ghép xương: Nếu người bệnh bị tiêu xương hoặc mất xương nhiều, bác sĩ sẽ tiến hành ghép xương để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, giúp bảo tồn và không để mất răng sau này. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu ghép xương để đặt vào vùng thiếu mô xương.
Túi nha chu ở giai đoạn đầu có thể điều trị bằng cách làm sạch cao răng và sử dụng kháng sinh tại nhà
Nạo túi nha chu bao nhiêu tiền?
Chi phí nạo túi nha chu rất đa dạng, phụ thuộc vào kích thước, độ sâu và mức độ nghiêm trọng, thường dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng. Dưới đây là bảng giá điều trị nha chu tại Nha Khoa Kim để bạn có thể tham khảo:
Dịch vụ điều trị nha chu |
Giá dịch vụ |
Cạo vôi răng |
400.000đ/lần |
Điều trị viêm nha chu Cấp 1-2 |
300.000 đồng – 1.000.000đ/răng |
▷ Tham khảo thêm: Dịch vụ điều trị nha chu răng chất lượng hàng đầu tại Nha Khoa Kim
Ngăn ngừa túi nha chu hình thành
Túi nha chu không phải là bệnh quá nghiêm trọng, để ngăn ngừa bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng 2 lần mỗi ngày, kết hợp dùng thêm tăm nước, chỉ nha khoa, nước súc miệng.
- Nên ưu tiên sử dụng loại bàn chải có đầu lông mềm, thao tác chải răng nhẹ nhàng, chải dọc theo đường nướu để không làm mô nướu kích ứng. Để làm sạch sâu hơn, có thể sử dụng bàn chải điện thay cho bàn chải thông thường.
- Kem đánh răng nên chọn loại có công dụng kiểm soát cao răng và có thành phần Fluoride để bảo vệ răng nướu chắc khỏe. Nước súc miệng nên chọn loại chuyên dùng để bảo vệ nướu và khoảng trống giữa răng.
- Giảm hút thuốc lá hoặc tốt nhất là nên cai để ngăn ngừa các yếu tố có nguy cơ hình thành nha chu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều trái cây, rau xanh và thực phẩm giàu Vitamin C. Hạn chế các loại đồ ngọt, thức ăn không lành mạnh.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 2 lần/năm để được kiểm tra và làm sạch răng miệng. Từ đó, ngăn ngừa sự phát triển của nha cũng như phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng.
Đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt, không sử dụng thuốc lá và xây dựng thói quen thăm khám nha khoa định kỳ nhằm duy trì sức khỏe răng miệng
Túi nha chu xuất hiện khi mảng bám tích tụ ở khe nướu không được làm sạch. Vì vậy, để hạn chế nguy cơ hình thành túi nha bạn nên chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách. Đặc biệt là phải thăm khám nha khoa định kỳ để các bác sĩ cạo vôi răng, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nha chu nói riêng và các bệnh lý răng miệng nói chung.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.