Trẻ Bị Sâu Răng Hàm Có Mọc Lại Không? Vì Sao?

Sâu răng hàm là tình trạng thường hay gặp phải ở trẻ do thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng chưa tốt. Tình trạng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và tính thẩm mỹ của trẻ. Vậy liệu trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không? Hãy cùng Nha Khoa Kim theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời chính xác cho câu hỏi này nhé!

Răng hàm là răng nào?

Răng hàm là các răng mọc ở vị trí trong cùng trên cung hàm, bao gồm các răng số 4, 5 (2 răng hàm nhỏ) và 6, 7, 8 (3 răng hàm lớn). Các răng này đóng vai trò quan trọng trong việc nhai nghiền thức ăn và giúp cấu trúc xương hàm được cân đối.

Về cấu trúc, răng hàm có kích thước lớn hơn các răng còn lại. Cấu tạo của răng gồm 3 phần: thân răng, chân răng và cổ răng. Răng hàm thường sẽ có khoảng 2 – 3 chân răng và 5 mặt nhai ở thân răng. Số chân răng và hướng mọc của các răng hàm sẽ khác nhau tùy vào từng vị trí cụ thể.

Răng hàm là răng nào?

Răng hàm là nhóm răng mọc ở vị trí cuối cùng trong cung hàm đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai thức ăn

Răng hàm ở trẻ mọc khi nào?

Trong lịch mọc răng ở trẻ, chiếc răng hàm đầu tiên thường sẽ xuất hiện ở khoảng thời gian từ 13 đến 19 tháng tuổi và chiếc răng hàm thứ hai sẽ bắt đầu mọc từ 25 đến 33 tháng tuổi. Tùy vào cơ địa của mỗi bé mà thời gian mọc răng hàm có thể sớm hoặc muộn hơn. Sau quá trình này sẽ bắt đầu quá trình thay răng. 

Những chiếc răng sữa sẽ dần rụng đi và răng vĩnh viễn sẽ mọc lên để thay thế. Quá trình mọc răng vĩnh viễn sẽ kết thúc khi trẻ được 12 tuổi. Cũng trong thời gian này, trẻ sẽ mọc thêm răng hàm số 6 và 7 ở cả 2 bên của hàm trên và hàm dưới, tổng cộng sẽ mọc thêm 8 răng. Lúc này, trẻ có tất cả 28 răng vĩnh viễn.

Từ 17 – 25 tuổi, trẻ sẽ mọc thêm 4 chiếc răng hàm số 8 (còn được gọi là răng khôn), nâng tổng số răng vĩnh viễn lên 32 răng, chia đều cho cả 2 hàm.

▷ Tham khảo thêm: Thứ tự mọc răng của bé: Dấu hiệu và chăm sóc đúng cách

Răng hàm ở trẻ mọc khi nào?

Trẻ bắt đầu mọc răng hàm đầu tiên từ 13 đến 19 tháng tuổi

Nguyên nhân gây sâu răng hàm ở trẻ

Răng hàm ở trẻ bị sâu xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do:

Vệ sinh răng miệng chưa tốt

Sau khi ăn, mảng bám và thức ăn thừa sẽ tích tụ lại trên răng. Vì vậy, nếu trẻ không vệ sinh răng miệng sạch sẽ sẽ không loại bỏ được vi khuẩn. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho chung sinh sôi, phát triển và gây ra tình trạng sâu răng.

Chế độ ăn uống chưa hợp lý

Trẻ em rất thích ăn đồ ngọt – đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sâu răng, trong đó có sâu răng hàm.

Lượng đường có trong đồ ngọt sẽ làm mảng bám tích tụ trên răng ngày một nhiều hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tấn công vào cấu trúc răng và lớp men răng bị ăn mòn. Lâu dần, sẽ hình thành các lỗ hỏng trên bề mặt răng, gọi là sâu răng.

Nguyên nhân gây sâu răng hàm ở trẻ

Vệ sinh răng miệng không sạch và thói quen ăn uống không hợp lý là nguyên nhân dẫn đến sâu răng hàm ở trẻ

Trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không?

Sâu răng hàm là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến rụng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, việc răng hàm có mọc lại hay không còn phụ thuộc vào tình trạng và vị trí của các răng.

Răng hàm có thể mọc lại là răng ở vị trí số 4, 5 vì đây là những chiếc răng thuộc bộ răng sữa. Những chiếc răng này thường rụng khi trẻ ở độ tuổi từ 6 – 12 tuổi. Khi răng hàm rụng, thì răng vĩnh viễn vẫn có khả năng mọc lên. Vì vậy, khi trẻ bị sâu răng hàm ở vị trí này, phụ huynh chỉ cần điều trị sâu răng triệt để mà không cần phải quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu răng hàm ở vị trí số 6, 7, 8 bị rụng, thì sẽ không có răng vĩnh viễn mọc lên để thay thế. Vì đây vốn là những chiếc răng trưởng thành, không giống như răng hàm ở vị trí số 4 và 5. 

Những chiếc răng hàm ở vị trí này mọc lên độc lập và không tham gia vào quá trình thay răng sữa, nghĩa là chúng mọc lên khi trẻ còn nhỏ và tồn tại vĩnh viễn cho đến khi trưởng thành. Do đó, việc bị sâu răng có thể làm răng hàm bị suy yếu, gãy rụng và không thể mọc lại.

Trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không?

Trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại hay không còn tùy thuộc vào vị trí và tình trạng của răng

Sâu răng hàm ở trẻ có nguy hiểm không?

Chức năng chính của răng hàm là nhai, nghiền thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Vì vậy, khi trẻ bị sâu răng hàm sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ăn nhai và hệ tiêu hóa. 

Ngoài ra, khi bị sâu răng hàm, trẻ sẽ có cảm giác đau nhức răng trầm trọng. Cơn đau làm trẻ chán ăn, sợ ăn và bỏ bữa nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài, trẻ sẽ có nguy cơ bị sụt cân, rối loạn tiêu hóa,…

Sâu răng hàm sẽ làm tăng nguy cơ rụng răng sữa sớm. Khi đó, phần lợi của răng sẽ khô lại và trở nên dày hơn, làm răng vĩnh viễn của trẻ mọc chậm hoặc có xu hướng mọc sai vị trí. Tình trạng này gây chèn ép các răng liền kề, làm cấu trúc răng trở nên lệch lạc và tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng.

Trong một số trường hợp, răng hàm bị sâu không được điều trị kịp thời sẽ khiến răng sâu ngày một nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình như: viêm tủy, viêm nha chu, áp xe răng,…

▷ Xem thêm: Sâu răng trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Sâu răng hàm ở trẻ có nguy hiểm không?

Trẻ bị sâu răng hàm nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến trường hợp đau nhức kéo dài hoặc năng hơn là mất răng vĩnh viễn

Trẻ bị sâu răng hàm nên làm gì?

Khi trẻ bị sâu răng hàm, ba mẹ nên đưa trẻ đến ngay các trung tâm nha khoa uy tín để được nha sĩ kiểm tra và tìm cách xử lý kịp thời. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên đưa trẻ thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng lần để kiểm soát tốt hơn các vấn đề về răng miệng.

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý đến chế độ ăn của trẻ hàng ngày. Nên cho trẻ sử dụng đường thông qua các loại thực phẩm có sẵn trong tự nhiên thay vì các loại thực phẩm chế biến sẵn. Đồng thời, tập cho trẻ thói quen vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách.

Trẻ bị sâu răng hàm nên làm gì?

Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu sâu răng hàm cần đưa đến cơ sở nha khoa để thăm khám và điều trị kịp thời

Như vậy, đối với câu hỏi trẻ bị sâu răng hàm có mọc lại không thì câu trả lời của chúng tôi là tùy vào vị trí răng hàm bị gãy, rụng. Tuy nhiên, hầu hết răng hàm đều đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai. Do đó, nếu ba mẹ vẫn còn băn khoăn về vấn đề này thì nên đưa con đến trực tiếp các cơ sở của Nha Khoa Kim để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.