Sâu răng trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Sâu răng trẻ em khá phổ biến, theo thống kê có hơn 80% trẻ trong độ tuổi từ 4 – 8 tuổi mắc các bệnh về sâu răng. Nguyên nhân chính gây sâu răng ở trẻ là quá trình vệ sinh răng miệng không được đảm bảo. Cùng với đó là thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều thực phẩm chứa đường như bánh, kẹo. Vậy sâu răng ở trẻ có nguy hiểm không? Làm cách nào để ngăn ngừa và điều trị sâu răng cho bé hiệu quả?

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

Bé bị sâu răng có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Vi khuẩn trong thức ăn còn sót lại trên răng mà không được làm sạch sau khi ăn. Từ đó kết dính với nước bọt và hình thành các mảng bám bao phủ lên bề mặt răng. Khi bé ăn, đặc biệt là các loại thức ăn có chứa tinh bột và đường, sẽ kết hợp với các mảng bám này để tạo ra acid. Chúng sẽ ăn mòn mô cứng của răng, gây sâu răng.

Do thói quen ăn uống

Thói quen ăn uống các loại thực phẩm có nhiều đường như bánh, kẹo, hoa quả ngọt,… Cũng là nguyên nhân khiến bé bị sâu răng

Do di truyền 

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng sâu răng ở trẻ là yếu tố di truyền. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có nhiều trường hợp sâu răng mà nguyên nhân chính là do di truyền từ bố hoặc mẹ. Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bị viêm nha chu thì rất có thể ảnh hưởng đến để lại di chứng và ảnh hưởng cho trẻ. Phổ biến nhất là tình trạng răng thiếu khoáng chất và dễ bị nứt, mẻ. 

Chưa kể, khi răng bé chớm sâu nhưng bố mẹ chủ quan không điều trị sớm cũng là nguyên nhân khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

Nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng ở trẻ em là không đảm bảo được quá trình vệ sinh và thói quen ăn bánh, kẹo

Dấu hiệu sâu răng ở trẻ em là gì?

Khi nhận thấy bé có một trong những dấu hiệu sau đây, bố mẹ nên đưa bé đến gặp nha sĩ sớm:

  • Răng bé đau, ê buốt.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu và kéo dài.
  • Bề mặt răng xuất hiện một đốm màu trắng ngà hay chấm đen.

Dấu hiệu sâu răng ở trẻ em là gì?

Hơi thở có mùi và bề mặt răng xuất hiện những đốm đen là dấu hiệu trẻ đang bị sâu răng

Tác hại khi trẻ bị sâu răng?

Nếu không điều trị sâu răng trẻ em từ sớm có thể gây ra những tác hại như:

  • Viêm tủy: Sâu răng ở trẻ có thể gây tổn thương tủy răng. Nếu để tình trạng này kéo dài mà không điều trị sẽ gây viêm tủy. Thậm chí là dẫn đến hoại tử tủy, áp-xe răng (răng có mũ).
  • Mất răng: Răng sữa của trẻ khi nhiễm khuẩn nếu không được điều trị đúng và kịp thời sẽ bị rụng sớm. Từ đó làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.
  • Gây ra bệnh lý khác: Sâu răng ở trẻ còn là nguyên nhân gây ra hàng loạt các bệnh lý như viêm hạch, viêm mô tế bào, viêm tủy xương, viêm xoang hàm.
  • Ảnh hưởng đến ăn nhai: Khi răng trẻ bị sâu sẽ gây khó khăn cho việc cắn xé, nhai và nghiền nát thức ăn, từ đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa cũng như quá trình hấp thu các dưỡng chất có trong thức ăn.
  • Khó phát âm: Trong giao tiếp hàng ngày, răng sữa đóng vai trò rất quan trọng. Nhất là khi trẻ cần học phát âm, học nói ở những năm tháng đầu đời. Sâu răng sẽ làm răng sữa bị hỏng, từ đó làm hạn chế quá trình học tập ngôn ngữ của trẻ.

Tác hại khi trẻ bị sâu răng?

Sâu răng ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến viêm tủy và mất răng

Cách chữa sâu răng ở trẻ nhỏ

Khi phát hiện dấu hiệu sâu răng ở trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Cách chữa sâu răng sẽ phụ thuộc vào từng tình trạng và mức độ sâu của thời điểm hiện tại.

Sâu răng nhẹ

Là tình trạng mới bắt đầu xuất hiện những mảng màu trắng và chưa hình thành các lỗ sâu lớn. Trường hợp này bác sĩ thường sẽ chỉ định sử dụng các chất calcium và fluorine trám vào vùng răng có dấu hiệu sâu.

Sâu răng nặng

Là tình trạng răng đã hình thành nên các lỗ hỏng đen trên răng, gây vỡ răng và đau nhức và khó chịu dữ dội. Nếu tính trạng sâu nặng dẫn đến viêm tủy, bác sĩ sẽ cần phải điều trị nội nha nhằm bảo toàn tủy rồi sau đó mới tiến hành trám vết sâu.

Sâu răng nghiêm trọng

Là tình trạng răng sâu vào trong tủy dẫn đến viêm tủy cấp, áp xe xương ổ răng. Trong trường hợp này nếu không thể bảo tồn tủy được thì bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc nhổ răng nhằm tránh ảnh hưởng đến răng lân cận. 

Sún răng

Sún răng là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ có độ tuổi từ 2 – 3 tuổi, răng cửa có hiện tượng đen dần rồi cụt đi. Điều trị sún răng sẽ tùy thuộc vào mức độ sún. Trường hợp răng sún nhẹ sẽ được chỉ định trám nhằm ngăn chặn không cho lan rộng. Trường hợp nặng hơn thì bác sĩ phải cân nhắc đến việc nhô bỏ. Tuy nhiên, nhổ răng sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và vị trí mọc của răng vĩnh viễn sau này.

Chữa sâu răng bằng thuốc

Cha mẹ có thể chữa sâu răng bằng cách bôi gel fluoride lên răng trẻ hoặc quét một lớp thuốc để bịt kín chỗ sâu. Nếu trẻ bị sâu răng nặng cần phải tiến hành nạo sạch ngà vụn, nha sĩ sẽ sát khuẩn, khử trùng và trám lỗ sâu. Trường hợp không thể bảo tồn răng thì phải tiến hành nhổ bỏ hoặc thay tủy răng.

Ở vùng răng bị tổn thương, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng photpho, canxi dạng gel để tăng cường tái khoáng cho răng. Nhưng tốt nhất vẫn nên đưa trẻ đến nha khoa để được điều trị đúng và an toàn nhất.

Cách chữa sâu răng ở trẻ nhỏ

Cách chữa sâu răng ở trẻ nhỏ tốt nhất là đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và điều trị

Cách phòng chống sâu răng ở trẻ em

Sau đây là một số cách mà cha mẹ có thể áp dụng để phòng ngừa sâu răng ở trẻ em:

  • Tạo cho trẻ thói quen vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ khi còn nhỏ. Đó là, đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày và mỗi lần ít nhất 2 phút.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách ngay từ khi mọc răng sữa có vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của trẻ sau này. 
  • Cho trẻ sử dụng loại bàn chải đánh răng vừa vặn, thoải mái để có thể làm sạch mọi bề mặt của răng. 
  • Cho trẻ sử dụng loại kem đánh răng có chứa hàm lượng fluoride phù hợp.
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, ngăn chặn mảng bám hình thành, giúp phòng ngừa sâu răng tốt hơn
  • Tập cho trẻ thói quen uống nước sau khi ăn xong
  • Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng đúng cách, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng rất quan trọng. Hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn có chứa nhiều đường, tinh bột.
  • Nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe răng miệng như trái cây, rau củ.
  • Đưa trẻ đi khám răng định kỳ 2 lần/năm để phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề răng miệng.

Cách phòng chống sâu răng ở trẻ em

Tạo thói quen vệ sinh ít nhất 2 lần/ngày và ăn ít bánh kẹo là cách ngăn ngừa sâu răng ở trẻ tốt nhất

Sâu răng trẻ em khá phổ biến và thường gặp vì vậy nhiều cha mẹ không quá quan tâm đến tác hại của chúng sau này. Hy vọng bài viết trên của Nha Khoa Kim đã giúp các bậc cha mẹ có cái nhìn rõ hơn về tình trạng sâu răng ở trẻ. Phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp bảo tồn được răng và ngăn ngừa các bệnh lý khác.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.