Trám răng rồi có bị sâu lại không? Tại sao?

Trám răng rồi có bị sâu lại không là vấn đề mà nhiều người quan tâm khi có ý định trám răng. Thực tế, việc có sâu lại không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tay nghề bác sĩ, chất lượng vết trám, chế độ ăn uống cũng như cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng của mỗi người. Để có được đáp án chính xác cho câu hỏi này, mời bạn cùng Nha Khoa Kim theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Trám răng rồi có bị sâu lại không?

Trám răng sâu là việc loại bỏ hoàn toàn ổ sâu gây hại, sau đó sử dụng vật liệu hàn trám chuyên dụng để lấp kín lỗ sâu. Việc làm này có tác dụng ngăn chặn sâu răng tiếp diễn và giúp răng khôi phục lại hình dáng ban đầu. Các chuyên gia nha khoa cho biết tình trạng sâu răng vẫn có thể tái lại ngay cả khi bạn đã trám răng. 

Trám răng rồi có bị sâu lại không?

Tại sao răng trám rồi vẫn bị sâu lại?

Cùng Nha Khoa Kim điểm qua một số nguyên nhân khiến răng đã trám bị sâu lại:

Vệ sinh răng miệng chưa tốt

Trong các bước chăm sóc sức khỏe răng miệng thì việc vệ sinh răng đúng cách là rất quan trọng. Nếu trong quá trình vệ sinh, bạn để sót lại mảng bám quanh vị trí răng trám thì nguy cơ răng bị sâu lại sau khi trám là rất cao.

Một khi vụn thức ăn thừa tích tụ trong khoang miệng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại sinh sôi, phát triển, tấn công ăn mòn bề mặt răng và lớp trám sau khi trám răng sâu.

Ngoài ra, việc chải răng sai cách, chải răng với lực quá mạnh cũng sẽ làm lớp trám bị mài mòn, thậm chí là bong ra. Đây chính là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây sâu răng.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Sau khi trám răng, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Hãy hạn chế tối đa việc ăn thực phẩm chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt,… hay các thực phẩm có tính axit như quýt, bưởi, chanh,…Vì chúng có thể làm miếng trám bị bong hoặc mòn gãy. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng quay trở lại và tấn công răng.

Kỹ thuật trám răng của bác sĩ

Một ca trám răng có thành công hay không còn phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ. Trước khi trám răng, bác sĩ sẽ phải làm sạch ổ sâu trong răng, trường hợp sâu răng đã gây viêm tủy thì phải xử lý toàn bộ phần tủy bị viêm nhiễm. Sau đó mới tiến hành trám bít lỗ sâu bằng vật liệu trám chuyên dụng.

Tại sao răng trám rồi vẫn bị sâu lại?

Nếu tay nghề trám của bác sĩ còn non kém, trám răng qua loa hoặc không đúng kỹ thuật sẽ làm lớp trám bị hở, nhanh bị nứt vỡ và bong ra. Điều này dễ làm thức ăn lọt vào khi ăn uống và rất khó để làm sạch. Đây chính là nguyên nhân gây sâu răng trở lại sau khi trám.

Nghiêm trọng hơn là trong quá trình vệ sinh, bác sĩ vẫn còn để sót vi khuẩn sâu răng. Lúc này, chúng sẽ phát triển âm thầm bên trong răng, làm phá hủy ngà răng và cả tủy răng. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là vết trám còn nguyên nhưng người bệnh vẫn cảm thấy đau nhức kéo dài.

Trám răng rồi vẫn bị sâu thì phải làm sao?

Khi thăm khám nha khoa, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sâu tái lại là nặng hay nhẹ mà chỉ định phương pháp điều trị phù hợp:

Trám lại răng

Khi răng bị sâu lại sau khi trám, nhiều khách hàng thắc mắc răng trám rồi trám lại được không. Câu trả lời của Nha Khoa Kim là có.

Trám lại răng được áp dụng trong trường hợp răng mới chớm sâu lại, chưa gây hậu quả nghiêm trọng và chiếc răng vẫn có thể duy trì sự sống. Lúc này, bác sĩ sẽ tháo bỏ lớp trám cũ, vệ sinh kỹ lưỡng ổ sâu gây nhiễm trùng, viêm nhiễm rồi trám lại bằng lớp trám mới.

▷ Xem thêm: Trám răng có bền không, được bao lâu thì phải phục hình lại?

Tại Nha Khoa Kim kỹ thuật trám răng sẽ được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao, chuyên môn giỏi nên rủi ro sâu tái lại là không thể. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng vật liệu trám răng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng độ đông cứng chất trám có thể duy trì được tới 5 năm.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ được chỉ định trong trường hợp tái sâu răng trở nặng, tủy răng tổn thương nghiêm trọng, chiếc răng có dấu hiện giòn và dễ gãy. Phương pháp này sẽ giúp bảo tồn được chân răng gốc, đồng thời đảm bảo chức năng thẩm mỹ và ăn nhai như bình thường.

Trước khi bọc sứ, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ ổ sâu răng. Sau đó sẽ tạo trụ để gắn mão răng sứ bằng cách mài đi một phần răng thật. Phần mão sứ bọc bên ngoài đóng vai trò là lớp màng cứng chắc, bảo vệ răng thật trước sự tấn công của vi khuẩn, từ đó ngăn ngừa bệnh lý sâu răng tái lại.

Cách khắc phục tình trạng răng trám rồi bị sâu lại

Cách hạn chế tình trạng trám răng rồi vẫn bị sâu lại

Trám răng bị sâu lại là điều không mong muốn đối với người bệnh, bởi nó vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, vừa tốn kém thời gian và chi phí để điều trị. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn cần chú ý đến một số điều như sau:

Lựa chọn nha khoa uy tín

Không chỉ riêng trám răng mà bất kỳ dịch vụ về răng miệng nào khi quyết định thực hiện đều phải lựa chọn một nha khoa uy tín.

Tại những nha khoa này thường quy tụ đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, kỹ thuật vững vàng, có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại nên sẽ giúp bạn trám răng hiệu quả, lâu dài, tránh được các biến chứng về sau.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vì chiếc răng sâu sau khi trám còn khá nhạy cảm nên việc vệ sinh răng miệng cần phải được chú trọng. 

Bạn cần đánh răng nhẹ nhàng với kem đánh răng chứa fluor và loại bàn chải lông mềm, đặc biệt là tại vị trí răng trám để tránh làm lớp trám bong tróc. Sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và vi khuẩn – một trong những tác nhân gây sâu răng .

Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống hàng ngày sẽ quyết định đến độ bền của lớp trám. Việc thường xuyên ăn những đồ ăn quá cứng, quá dai, quá nóng hoặc lạnh sẽ làm lớp trám nhanh bị bong tróc hơn.

Nên ưu tiên ăn những thức ăn mềm, không cần dùng quá nhiều lực nhai. Đồng thời, cần tăng cường bổ sung các loại vitamin giúp răng chắc khỏe như Canxi, Phốt pho, Vitamin C, Vitamin D,…

Từ bỏ những thói quen xấu

Việc thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, dùng răng cắn nhai vật cứng, nghiến răng khi ngủ,…sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng lại sau khi trám. Vì vậy, bạn nên tập từ bỏ các thói quen này để đảm bảo răng miệng luôn được chắc khỏe.

Thăm khám răng miệng định kỳ

Các bác sĩ nha khoa thường khuyến khích bệnh nhân thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để vệ sinh răng miệng và cạo vôi răng. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ phát hiện và xử lý kịp thời ngay khi vết trám có vấn đề, từ đó ngăn ngừa tình trạng sâu răng tiếp diễn.

Cách hạn chế tình trạng răng trám rồi bị sâu lại

Vậy là qua bài viết trên đây, bạn đã có cho mình câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi “trám răng rồi có bị sâu lại không” rồi đúng không? Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác về trám răng sâu, vui lòng gọi điện đến số hotline: 1900 6899 để được các bác sĩ tại Nha Khoa Kim giải đáp nhanh chóng.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.