Hàm duy trì là gì? Có phải đeo hàm duy trì cả đời không?

Hàm duy trì là một loại khí cụ bắt buộc phải đeo sau khi quá trình niềng răng kết thúc giúp ổn định vị trí răng thay cho phần khung niềng. Từ đó hạn chế các trường hợp chạy răng, xô lệch răng. Vậy có bao nhiêu loại hàm duy trì, giá bao nhiêu? Cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Hàm duy trì là gì?

Hàm duy trì là một loại khí cụ được sử dụng sau khi quá trình niềng răng kết thúc (tháo dây cung và mắc cài) có công dụng giúp ổn định và hạn chế xô lệch chân răng. Cũng giống như khay niềng, khí cụ duy trì sẽ được thiết kế phù hợp với kích thước và khuôn răng của từng người. Từ đó giúp chúng có thể ôm sát và đảm bảo phần chân răng khô bị xô lệch khi ăn uống.

Hàm duy trì là gì?Máng duy trì là khí cụ được sử dụng sau khi niềng răng với công dụng cố định và hạn chế chạy răng

Tại sao phải đeo hàm duy trì?

Đeo hàm duy trì sau khi niềng răng giúp cố định và hạn chế trường hợp chạy răng về vị trí cũ trước khi niềng. Xét theo cấu tạo thì răng của chúng ta được đặt trong phần xương hàm, xung quanh chân răng là các dây chằng nha chu. Sau khi quá trình niềng kết thúc, răng cần có một khoảng thời gian đủ dài để phần mô nướu và dây chằng nha chu ổn định. Trong khoảng thời gian này, nếu không đeo khí cụ duy trì thì các dây chằng nha chu này có thể làm răng di chuyển về vị trí cũ.

Tại sao phải đeo hàm duy trì?Răng sau khi niềng cần thời gian để ổn định, vì vậy đeo hàm sẽ giúp giảm tình trạng chạy răng

Bên cạnh đó, việc răng phải chịu một lực siết lớn trong một khoảng thời gian dài khiến cho khung xương hàm trở nên yếu và nhạy cảm hơn so với ban đầu. Kết hợp với việc ăn nhai thường xuyên, buộc các khớp cắn phải hoạt động liên tục. Vì vậy, răng rất dễ có xu hướng quay trở lại vị trí ban đầu.

Do đó, việc đeo khí cụ duy trì sau niềng răng trong khoảng thời gian này là cần thiết, chúng giúp răng ổn định và hạn chế lực tác động trong quá trình ăn nhai. Thời gian đeo sẽ mất từ 6 – 12 tháng để răng, nướu, dây chằng nha chu và xương hàm có thể ổn định. 

Các loại hàm duy trì thông dụng hiện nay

Hiện nay, có 3 loại khí cụ duy trì sau niềng răng được sử dụng phổ biến và thông dụng là:

Hàm duy trì cố định mặt trong

Hàm duy trì cố định mặt trong là loại khí cụ duy trì sau khi niềng răng được chế tạo từ dây thép với các dạng thẳng hoặc xoắn giúp cố định và duy trì vị trí răng trên cung hàm. Thông thường, phần dây thép sẽ được gắn cố định tại mặt sau của những chiếc răng cửa bằng vật liệu composite.

Hàm duy trì cố định cho hiệu quả rất cao, giúp giữ được hàm răng đều đẹp sau niềng suốt đời nhưng đòi hỏi phải có cách chăm sóc, bảo vệ thật tốt. Cần vệ sinh răng miệng thật nhẹ nhàng, đúng cách và thường xuyên. Nếu có bất cứ một sự cố bất thường nào, cần đến nha sĩ để tháo hàm ra chứ không được tự ý tháo lắp hàm.

Hàm duy trì cố định mặt trongHàm duy trì cố định mặt trong đem lại hiệu quả cao trong việc ổn định vị trí các răng trên cung hàm

Hàm duy trì trong suốt

Hàm duy trì trong suốt là một loại khí cụ được sử dụng sau niềng giúp hỗ trợ trong việc giữ và cố định vị trí các răng trên cung hàm, hạn chế chạy răng về lại vị trí cũ. Máng duy trì trong suốt thường bị nhầm lẫn với niềng răng trong suốt bởi chúng có thiết kế, chất liệu và màu sắc tương đồng nhau. Tuy nhiên, trên thực tế chúng lại có vai trò và tác dụng khác nhau hoàn toàn. 

Thay vì sử dụng để dịch chuyển vị trí răng thì máng duy trì trong suốt lại có tác dụng cố định và giữ cho các răng ở đúng vị trí trên cung hàm. Thời gian đeo máng duy trì trong suốt cũng ngắn hơn, từ 8 đến 10 tiếng/ngày thay vì đeo từ 20 đến 22 tiếng như khay niềng. 

Hàm duy trì trong suốtMáng duy trì trong suốt đem đến tính thẩm mỹ và độ linh hoạt cao

▷ Xem chi tiết hơn: Hàm duy trì trong suốt có mấy loại? Giá bao nhiêu?

Hàm duy trì tháo lắp

Hàm duy trì tháo lắp là loại khí cụ có cấu tạo bằng những dây kim loại, nhìn như một dây cung ôm sát ra những chiếc răng cửa. Với hàm tháo lắp kim loại, tính thẩm mỹ không được cao nên thường chỉ đeo vào ban đêm. Tuy vậy, nếu chịu khó đeo loại hàm duy trì này, kết cấu chắc chắn của nó sẽ giúp giữ răng đứng đúng vị trí quy định, cho hiệu quả cực cao.

Hàm tháo lắp kim loạiHàm tháo lắp được sử dụng khá phổ biến với tính tiện dụng và mức giá hợp lý

Phải đeo hàm duy trì trong bao lâu?

Hàm duy trì sẽ được bác sĩ chỉ định đeo cho đến khi hệ xương hàm đã hoàn thiện, răng nướu đã ổn định, các răng đã đúng vị trí. Thời gian đeo tùy vào từng trường hợp răng của từng bệnh nhân.Với trẻ em, thì đeo đến khi trưởng thành (khoảng 20 tuổi). Với người trưởng thành, cần thời gian hồi phục lâu hơn, phải đeo hàm ít nhất từ 6 đến 12 tháng. Nếu hàm răng quá yếu, có thể phải đeo cả đời.

Giá hàm duy trì bao nhiêu tiền?

giá hàm duy trì sẽ phụ thuộc vào từng loại và bảng giá riêng của mỗi nha khoa. Tuy nhiên, mức giá trung bình của các loại khi cụ duy trì sau khi niềng răng trên thị trường hiện nay dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng. Tham khảo mức giá các loại khi cụ duy trì phổ biến trên thị trường hiện nay:

  • Hàm duy trì cố định: 700.000 – 900.000 đồng
  • Hàm duy trì trong suốt: 1.000.000 – 1.500.000 đồng.
  • Hàm duy trì tháo lắp kim loại: trên 2.000.000 đồng.

*Lưu ý: đây là mức giá tổng hợp trên thị trường, không phải mức giá tại Nha Khoa Kim. Để biết chính xác giá của các loại khí cụ duy trì sau khi niềng vui lòng liên hệ đến số hotline: 1900 6899 để được nhân viên tư vấn 

Những lưu ý cần biết khi đeo hàm duy trì

Cũng giống như niềng răng, đeo khí cụ duy trì cũng cần phải lưu ý một vài điều quan trọng sau nhằm đảm bảo chúng thực hiện tốt chức năng của mình:

  • Đối với hàm tháo lấp, người bệnh cần đeo liên tục trong thời gian đầu, tránh trường hợp tháo ra và quên đeo lại. 
  • Đảm bảo vệ sinh răng miệng và hàm sạch sẽ, nhằm ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng xuất hiện.
  • Đối với hàm tháo lắp cần được tháo ra khi ăn và khi hoạt động thể thao dưới nước. 
  • Trong thời gian đeo khay duy trì vẫn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm quá cứng và dai. Tránh cho hàm hoạt động mạnh và liên tục sẽ dẫn tới tình trạng chạy răng.
  • Nên đi tái khám định kỳ và thực hiện theo đúng các chỉ dẫn của bác sĩ nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các tính huống không mong muốn sảy ra.

Những lưu ý cần biết khi đeo hàm duy trìKhi đeo hàm cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và đeo thường xuyên

Hướng dẫn vệ sinh hàm duy trì đúng cách

Bên cạnh những lưu ý trên thì việc vệ sinh khí cụ duy trì sau khi niềng đúng cách là một điều quan trọng không thể thiếu. Để vệ sinh hàm đúng cách, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một ít nước ấm, bàn chải đánh răng lông mềm, bông tăm và nước ngâm chuyên dụng.
  • Bước 2: Vệ sinh hàm sơ qua bằng nước ấm, sau đó dùng bàn chải và kem đánh răng vệ sinh sạch hàm.
  • Bước 3: Sử dụng bông tăm nhúng nhùng đã nhúng vào nước sạch lấy những mảng thức ăn còn bám lại ở các khe nhỏ.
  • Bước 4: Thả hàm vào ngâm trong nước ngâm chuyên dụng từ 5-10 phút để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn có hại.
  • Bước 5: Lau khô, để ráo nước và bảo quản trong hộp đựng.

Hướng dẫn vệ sinh hàm duy trì đúng cáchVệ sinh hàm đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa tối thiểu các tình trạng bệnh lý răng miệng

Đối với máng duy trì cố định, để vệ sinh bạn cần đến nha khoa để bác sĩ có thể vệ sinh và đặt lại đúng vị trí ban đầu. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các loại dụng cụ chuyên dụng như tăm nước để vệ sinh hàm sau khi ăn.

Câu hỏi thường gặp

Sau khi niềng răng thì việc phải đeo các loại khí cụ duy trì được xem là nỗi sợ và lo lắng của nhiều người. Vì vậy không ít những câu hỏi được đặt ra xoay quanh loại khí cụ này. Dưới đây Nha Khoa Kim sẽ giải đáp một số thắc mắc phổ biến nhất mà có thể bạn cũng đang quan tâm:

Tại sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng?

Đeo khí cụ duy trì sau niềng những vẫn bị chạy răng là do thiết kế và kích thước của hàm không phù hợp với răng hoặc người bệnh không sử dụng đúng cách. Đặc biệt, đối với các loại hàm tháo lắp nếu không được sử dụng thương xuyên sẽ dễ dẫn đến trường hợp chạy răng. 

▷ Tham khảo chi tiết: Tại sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng? Cách khắc phục

Có phải đeo hàm duy trì cả đời không?

Không hắn vì thời gian đeo khay duy trì sẽ phụ thuộc nhiều vào cơ địa và tình trạng răng của mỗi người. Rất ít trường hợp phải đeo hàm cả đời. Một người niềng răng bình thường với kết cấu răng chắc khỏe sẽ phải đeo khi cụ duy trì tối thiểu từ 6-12 tháng. Tuy nhiên, đối với những trường hợp xương hàm yếu và kết cấu răng không ổn định thì thời gian đeo hàm sẽ dài hơn.

Đeo hàm duy trì có ăn được không?

Đeo khay duy trì vẫn có thể được ăn uống như bình thường, và chúng khá thoải mái hơn so với lúc đang niềng răng. Tuy nhiên, lúc này bạn vẫn nên kiêng ăn những loại thực phẩm quá dai hoặc quá cứng. Vì trong giai đoạn này xương hàm còn khá yếu và phần chân răng chưa hoàn toàn ổn định.

Không đeo hàm duy trì bao lâu thì răng chạy?

Nếu quên đeo hàm trong 1 ngày thì răng sẽ không chạy ngay lập tức, tuy nhiên nếu quen đeo trong khoảng thời gian dài kết hợp với ăn uống thường xuyên sẽ dẫn đến chạy chân răng. Vì vậy, bạn cần đeo hàm thường xuyên, nhất là giai đoạn mới niềng xong để răng có thời gian ổn định.

Đeo hàm duy trì có đau không?

Đeo hàm duy trì hầu như không gây ra đau nhức và khó chịu như khi niềng và siết răng. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và thoái mái hơn so với lúc niềng rất nhiều. Đặc biệt là khi sử dụng các loại hàm tháo lắp và hàm trong suốt hầu như sẽ không gây ra đau.

Sử dụng hàm duy trì thường xuyên và đúng cách sẽ giúp nâng cao hiệu quả niềng răng của bạn. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn hiểu hơn cũng như giải đáp được các thắc mắc liên quan đến loại khí cụ này. Niềng răng sẽ là giải pháp tối ưu nhất nếu bạn muốn sở hữu một hàm răng đều và đẹp. Liên hệ ngay số hotline 19006899 để được nhân viên tư vấn của Nha Khoa Kim giải đáp thắc mắc chi tiết hơn nhé!

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)