Sưng lợi hàm trên là tình trạng không quá hiếm gặp. Nó khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Nếu để tình trạng này kéo dài và không tìm cách điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nha chu, áp xe răng,…Vậy nguyên nhân gây sưng lợi hàm trên là gì? Cách khắc phục như thế nào? Theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim để tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Nội Dung Chính
Dấu hiệu bị sưng lợi hàm trên
Tương tự như tình trạng viêm nướu, khi bị sưng lợi hàm trên bệnh nhân sẽ đối mặt với các triệu chứng như:
- Màu sắc nướu thay đổi: Nướu từ màu hồng chuyển sang màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.
- Đau nhức: Tại vùng nướu bị sưng sẽ có cảm giác đau nhức, ngay cả khi chỉ chạm nhẹ.
- Chảy máu chân răng: Nướu có thể bị chảy máu dễ dàng khi đánh răng hoặc khi nhai thức ăn, đặc biệt là khi tiếp xúc với thực phẩm có vị cay và mặn.
- Chân răng dài hơn: Sưng nướu có thể dẫn đến tình trạng tụt lợi khiến chân răng trong dài hơn bình thường.
- Nướu sưng và có mủ: Tại vùng nướu răng bị sưng có thể bị mưng mủ, kèm theo đó là mùi hôi khó chịu trong miệng.
- Hở nướu: Tình trạng sưng lợi kéo dài có thể dẫn đến hở nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công dễ dàng, khiến lợi sưng trầm trọng hơn.
Sưng lợi hàm trên là tình trạng lợi sưng đỏ, đau nhức, trở nên nhạy cảm và thường xuyên xuất hiện tình trạng chảy máu
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng sưng nướu răng hàm trên nào được liệt kê ở trên, hãy thăm khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất có thể, tránh những rủi ro không mong muốn có thể xảy ra đối với sức khỏe răng miệng.
Nguyên nhân gây sưng nướu răng hàm trên
Thông thường, tình trạng sưng nướu răng hàm trên thường bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:
Vôi răng
Vôi răng là sự tích tụ vi khuẩn và các mảng bám thức ăn lâu ngày không được vệ sinh và làm sạch đúng cách gây ra. Lâu dần, chúng trở thành nơi trú ngụ, sinh sôi và phát triển của vi khuẩn gây ra tình trạng viêm nướu, sâu răng, tụt lợi,… Nặng hơn có thể làm tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Đánh răng sai cách
Đánh răng quá mạnh, sử dụng bàn chải có lông quá cứng sẽ làm mô nướu bị tổn thương. Việc lặp đi lặp lại hành động này sẽ khiến nướu không có thời gian hồi phục. Khi đó, vi khuẩn có nhiều cơ hội xâm nhập, tấn công nướu và gây sưng nướu răng.
Mọc răng khôn
Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, mọc chen chút,… đều là những nguyên nhân làm sưng lợi hàm trên. Răng khôn (hay răng số 8) là chiếc răng mọc lên sau cùng, khi các răng khác trên cung hàm đã mọc hết. Vì vậy, khi răng không mọc lên hàm sẽ không có đủ vị trí. Với không gian hạn chế, răng khôn có xu hướng mọc lệch hoặc mọc ẩn dưới nướu, dẫn đến tình trạng sưng nướu.
Răng bị nhiễm trùng
Lợi hàm trên bị sưng là một trong những dấu hiệu nhận biết răng bị sâu hay nói cách khác là răng bị nhiễm trùng. Khi cấu trúc răng đã bị tổn thương sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công vào răng. Về lâu dài sẽ dẫn đến nhiễm trùng, kèm theo đó là các triệu chứng như u nang chân răng, đau quai hàm, sưng viêm nướu răng.
Viêm nướu răng
Sưng nướu là một biểu hiện của tình trạng viêm lợi hay viêm nướu răng, đi kèm là các triệu chứng như hôi miệng, tụt nướu, hở cổ chân răng,… Lâu ngày không điều trị sẽ hình thành viêm nha chu, áp xe răng,…
Thiếu chất
Sưng nướu răng hàm trên cũng phản ánh cho tình trạng cơ thể thiếu chất, đặc biệt là vitamin B và C. Đây là 2 chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình duy trì và phục hồi sức khỏe nướu răng.
Thai kỳ
Sưng lợi răng hàm trên có thể do sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn thai kỳ. Lượng hormone trong cơ thể sản sinh ra quá nhiều ở giai đoạn này sẽ làm lưu lượng máu thay đổi, ảnh hưởng đến nướu răng. Ngoài sưng tấy, nướu răng cũng có thể bị kích ứng hoặc chảy máu.
Có nhiều nguyên nhân gây sưng lợi hàm trên như cao răng, vệ sinh răng miệng sai cách, viêm nha chu hoặc cơ thể thiếu chất
Sưng nướu răng hàm trên có nguy hiểm không?
Sưng nướu răng hàm trên là tình trạng xảy ra phổ biến trong nha khoa và không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu người bệnh ỷ y và chủ quan sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm nha chu, viêm tủy răng, áp xe răng, thậm chí là nhiễm trùng máu và mất răng vĩnh viễn.
▷ Đọc thêm: Mất răng: Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục
Cách trị sưng nướu răng hàm trên an toàn
Dưới đây là một số phương pháp giúp khắc phục tình trạng sưng nướu răng hàm trên mà bạn có thể tham khảo và thực hiện tại nhà:
Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối tự pha hoặc nước muối sinh lý có thể giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại, khiến nướu bị sưng. Lưu ý, nếu sử dụng nước muối tự pha thì cần đảm bảo tỷ lệ chuẩn, không pha quá mặn vì sẽ ảnh hưởng xấu đến răng miệng.
Sử dụng trà gừng, trà hoa cúc
Gừng và hoa cúc là 2 loại nguyên liệu tự nhiên có khả năng kháng viêm hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể sử dụng trà gừng và trà hoa cúc 2 – 3 lần/ngày để giảm tình trạng sưng nướu răng hàm trên.
Sử dụng mật ong
Mật ong có tác dụng sát khuẩn và làm dịu vết thương, giúp vị trí nướu sưng nhanh chóng hồi phục. Với cách này, bạn chỉ cần pha loãng mật ong với nước và bôi vào vị trí nướu sưng là được.
Chế độ ăn uống khoa học
Việc áp dụng một chế độ ăn uống khoa học cũng phần nào hạn chế tình trạng sưng nướu hàm trên. Bạn nên ăn nhiều rau củ quả để làm sạch răng miệng một cách tự nhiên. Hạn chế đồ ăn nhiều đường, nhiều tinh bột để tránh tình trạng tích tụ mảng bám gây hại cho nướu răng.
Ngoài ra, cũng cần tránh các loại đồ ăn sắc nhọn như các loại hạt, bỏng ngô, khoai tây chiên vì chúng có thể làm nướu tổn thương và khiến tình trạng sưng đau trở nên nghiêm trọng hơn.
Từ bỏ thói quen xấu
Quan trọng hơn hết là không hút thuốc lá và sử dụng các loại nước súc miệng có cồn, bởi chúng sẽ làm nướu khô và dễ bị kích ứng trong giai đoạn điều trị sưng nướu răng.
▷ Tham khảo: Cách sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn đúng cách
Súc miệng bằng nước muối, từ bỏ các thói quen xấu đồng thời xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp tăng cường sức khỏe nướu răng
Trị dứt điểm sưng nướu răng tại nha khoa
Các biện pháp tại nhà chỉ nên áp dụng cho tình trạng sưng lợi hàm trên ở mức độ nhẹ. Trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chỉ định thực hiện các thủ thuật nha khoa:
Cạo vôi răng
Nếu nguyên nhân gây sưng nướu răng là do mảng bám và vi khuẩn tích tụ lâu ngày trên răng thì người bệnh cần phải cạo vôi răng. Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để làm sạch bề mặt răng.
Vôi răng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm nướu răng do đó cần loại bỏ và làm sạch định kỳ
Dùng thuốc điều trị
Nếu nướu bị sưng do các bệnh lý như viêm nha chu, áp xe răng,… bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một số loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm để bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
Trường hợp viêm nha chu, áp xe răng nặng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số biện pháp nha khoa như: chích ổ mủ, ghép vạt lợi,…Đồng thời, có thể sử dụng kháng sinh thông qua đường tĩnh mạch để đảm bảo hiệu quả điều trị, tránh những rủi ro không mong muốn.
Sưng nướu răng hàm trên do các bệnh lý như nha chu hoặc áp xe thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị và kê thuốc theo tình trạng viêm
Điều trị sâu răng
Trường hợp nướu răng bị sưng do sâu răng, nhưng chỉ ở mức độ nhẹ, chưa ảnh hưởng đến tủy, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ vết sâu và trám lại bằng vật liệu chuyên dụng để khôi phục lại hình dáng ban đầu của răng.
Sâu răng cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến sưng nướu răng
Điều trị tủy
Nếu sâu răng đã lan đến tủy, gây nhiễm trùng, bác sĩ sẽ tiến hành điều tủy. Sau đó, chỉ định bệnh nhân trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo vệ và phục hồi hình dáng ban đầu lẫn chức năng ăn nhai của răng.
Tủy răng bị viêm, sâu cũng là nguyên nhân lớn gây ra tình trạng sưng nướu răng, cần được điều trị sớm để bảo tồn răng
Nhổ răng khôn
Trường hợp sưng nướu răng trong cùng ở hàm trên/dưới xuất phát từ nguyên nhân mọc răng khôn, đặc biệt là các trường hợp răng khôn mọc sai lệch hoặc đã xuất hiện biến chứng, bác sĩ sẽ can thiệp nhổ răng.
▷ Tham khảo thêm: Chi phí nhổ răng khôn bao nhiêu tiền?
Răng khôn mọc sai, lệch là nguyên nhân gây ra tình trạng nướu sưng đau và nhạy cảm, cần được loại bỏ sớm
Biện pháp ngăn ngừa sưng nướu răng hàm trên
Để răng nướu luôn chắc khỏe thì bạn nên tuân thủ các biện pháp dưới đây:
- Đánh răng từ 2 – 3 lần/ngày vào buổi sáng, tối và sau khi ăn xong để loại bỏ mảng bám tốt hơn.
- Lựa chọn sử dụng loại bàn chải đầu tròn, có phần lông mềm để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng, hạn chế tổn thương mô nướu.
- Tránh các loại thực phẩm nhiều đường và các loại nước súc miệng chứa cồn vì chúng có thể gây khô miệng và làm nướu kích ứng.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để được lấy cao răng cũng như phát hiện và điều trị các bệnh lý một cách kịp thời nếu có.
Vệ sinh răng miệng đúng cách và duy trì thói quen lấy cao răng 6 tháng/lần giúp ngăn ngừa sưng nướu răng hàm trên
Hy vọng qua nội dung bài viết trên của Nha Khoa Kim đã giúp bạn nắm bắt được các nguyên nhân gây sưng lợi hàm trên và cách điều trị. Khách hàng không nên chủ quan khi tình trạng này kéo dài. Hãy đặt lịch thăm khám với bác sĩ để sớm phát hiện bệnh lý trong giai đoạn khởi phát, tránh để chúng chuyển biến nghiêm trọng hơn.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.