Sau Niềng Răng Nên Đeo Hàm Duy Trì Bao Lâu?

Niềng răng là phương pháp giúp khắc phục hiệu quả các khuyết điểm về răng miệng như hô, móm, thưa, khấp khểnh,… Sau khi quá trình niềng răng kết thúc, bệnh nhân sẽ tiếp tục đeo hàm duy trì để đảm bảo kết quả chỉnh nha lâu dài. Vậy nên đeo hàm duy trì bao lâu? Có phải đeo cả đời không? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.

Hàm duy trì là gì?

Hàm duy trì là khí cụ được sử dụng sau khi tháo mắc cài niềng răng, có tác dụng giúp răng được ổn định, đảm bảo kết quả chỉnh nha lâu dài. Có không ít trường hợp chủ quan, không có thói quen đeo hàm duy trì sau khi kết thúc niềng răng. Dẫn đến tình trạng răng bị xô lệch, trở lại vị trí ban đầu. Vì vậy, hàm duy trì được xem là thử thách cuối cùng để có một hàm răng đều đẹp.

Hàm duy trì là gì?

Hàm duy trì là một loại khí cụ giúp cố định răng sau khi niềng

Nên đeo hàm duy trì bao lâu?

Sau khi niềng răng đeo hàm duy trì bao lâu là thắc mắc của rất nhiều người. Tùy vào loại hàm duy trì mà thời gian sẽ được bác sĩ chỉ định như:

Thời gian đeo hàm duy trì tháo lắp

Hầu hết bệnh nhân sau khi niềng răng sẽ được cấp một bộ hàm duy trì trong suốt. Vậy hàm duy trì trong suốt đeo bao lâu để đạt kết quả tốt nhất:

  • 3 – 6 Tháng đầu tiên: Trong thời gian đầu sau khi tháo mắc cài, bạn nên đeo hàm duy trì từ 22 giờ mỗi ngày trở lên. Lần duy nhất mà bạn nên tháo ra là khi ăn hoặc vệ sinh răng miệng. Bác sĩ nha khoa sẽ tiếp tục theo dõi trước khi chỉ định bạn chỉ đeo hàm duy trì vào ban đêm.
  • 2 Năm đầu tiên: Sau một thời gian khi đeo hàm duy trì toàn thời gian, bác sĩ sẽ cho phép bạn đeo khí cụ này khi đi ngủ.
  • Từ năm thứ 3 đến hết cuộc đời: Thời gian đeo hàm duy trì lúc này sẽ giảm dần. Bạn có thể bỏ qua 1 hoặc 2 đêm không đeo hàm duy trì. Tuy nhiên, một lời khuyên cho bạn nên là cố gắng đeo chúng mỗi đêm.

Thời gian đeo hàm duy trì tháo lắpNên đeo hàm duy trì tháo lắp trong bao lâu?

Khi không sử dụng, bạn nên bảo quản hàm duy trì tháo lắp trong hộp đựng. Không để hàm duy trì tiếp xúc với nguồn nhiệt và đừng quên vệ sinh chúng mỗi ngày. Cần đeo hàm duy trì đúng cách và điều quan trọng mà bạn nên nhớ là chỉ được uống nước trong thời gian đeo hàm duy trì. Không nên uống đồ uống có đường vì chúng có thể mắc kẹt giữa khay niềng và răng, dẫn đến tình trạng sâu răng.

Thời gian đeo hàm duy trì cố định

Hàm duy trì cố định đeo bao lâu? Trong một số trường hợp, bác sĩ chỉnh nha sẽ gắn hàm duy trì cố định vào mặt sau của răng. Bạn sẽ đeo hàm duy trì mọi lúc, kể cả lúc ăn và vệ sinh răng miệng.

Loại hàm duy trì này có thể được bác sĩ tháo ra và sau khi tháo ra bệnh nhân sẽ được chỉ định đeo hàm duy trì tháo rời trong khi ngủ. Một số người sẽ phải đeo hàm duy trì cố định ít nhất 10 năm. Nhiều bác sĩ nha khoa khuyên rằng nên đeo hàm duy trì bán thời gian cho đến suốt đời.

Thời gian đeo hàm duy trì cố định

Nên đeo hàm duy trì cố định trong bao lâu?

So với hàm duy trì tháo lắp, hàm duy trì cố định sẽ dễ chăm sóc hơn. Tất cả những gì bạn cần làm khi đeo loại hàm này là đánh răng và thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa. Bạn chải kẽ răng cũng có thể giúp bạn lấy sạch hoàn toàn mảng bám và cao răng. Tốt nhất bạn nên thăm khám định kỳ với bác sĩ chỉnh nha của mình để đảm bảo hàm duy trì không gây sâu răng, không có vi khuẩn tích tụ và không cần phải tháo ra.

Có phải đeo hàm duy trì cả đời không?

Không nhất thiết phải đeo hàm duy trì cả đời, tuy nhiên việc mang hàm càng lâu sẽ giúp định hình răng đều và đẹp hơn. Đối với các trường hợp răng khấp khểnh nặng, thời gian đeo hàm duy trì lâu sẽ giúp cố định chân răng. Hạn chế việc răng duy chuyển dần về trị trí cũ. 

Yếu tố tác động đến thời gian đeo hàm duy trì

Thời gian đeo hàm duy trì ở mỗi người là khác nhau, có người chỉ cần mất vài năm và cũng có người phải đeo cả đời. Một vài yếu tố chính tác động đến thời gian mang hàm duy trì là: 

Độ tuổi niềng răng

Độ tuổi lúc niềng răng càng cao thì thời gian đeo hàm càng lâu. Thông thường, trẻ em khi niềng răng thì chỉ cần mang hàm duy trì đến tuổi trưởng thành là răng đã có thể ổn định. Ngược lại, người càng lớn tuổi thì xương hàm và răng càng phát triển ổn định, dễ gây ra tình trạng chạy răng về vị trí cũ.

Tình trạng răng và xương hàm

Tình trạng sức khỏe răng miệng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian và quá trình mang hàm duy trì. Người có sức khỏe tốt, ít mắc các bệnh lý về răng miệng thì thời gian mang niềng sẽ nhanh hơn. Ngược lại, tình trạng sức khỏe răng hàm càng yếu thì thời gian sẽ càng lâu và có thể phải mang cả đời.

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Bên cạnh những yếu tố trên, thì việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và vệ sinh răng miệng đúng cách cũng giúp rút ngắn thời gian niềng hiệu quả. Vệ sinh răng miệng và hàm duy trì sạch sẽ còn hạn chế các trường hường liên quan đến bệnh lý và vàng răng sau niềng.

▷ Xem thêm: Tại sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng? Cách khắc phục

Yếu tố tác động đến thời gian đeo hàm duy trì

Thời gian đeo hàm duy trì ngắn hay dài còn phụ thuộc nhiều vào độ tuổi và tình trạng răng khi niềng

Cách rút ngắn thời gian đeo hàm duy trì hiệu quả

Đeo hàm duy trì ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sau này. Vì vậy, để đảm bảo đeo hàm được hiệu quả thì bạn cần lưu ý thêm những điều sau: 

  • Trong giai đoạn đầu khi mới tháo niềng cần đảm bảo đeo hàm liên tục. Tuyệt đối không được tháo ra và quên mang trở lại, đặc biệt là khi mang hàm duy trì tháo lắp.
  • Không nên tháo hàm ra quá nhiều và quá lâu, chỉ nên tháo ra những lúc cần thiết như ăn uống và vệ sinh.
  • Hạn chế tác động mạnh lên hàm khi vệ sinh, điều này sẽ làm hàm bị lệch, lỏng và không ôm sát vào chân răng.
  • Vệ sinh răng miệng và hàm đúng cách sau khi ăn nhằm hạn chế các bệnh lý sau này.

Các loại dụng cụ hàm duy trì phổ biến 

Hàm duy trì đeo bao lâu tùy thuộc vào loại dụng cụ duy trì được sử dụng. Trên thị trường hiện nay, có 2 loại hàm duy trì là hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp:

Loại tháo lắp

Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, bác sĩ thường sẽ chỉ định bạn đeo hàm duy trì tháo lắp toàn thời gian từ 4 – 12 tháng. Bạn nên đeo hàm duy trì đúng cách, chỉ tháo ra khi ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng. Sau khoảng thời gian quy định, bác sĩ sẽ kiểm tra và xem xét bạn có cần tiếp tục đeo nó hay không.

Ngay cả khi bạn không nhận thấy răng có sự di chuyển, bạn vẫn nên đeo hàm duy trì. Đặt biệt là đeo ban đêm để đảm bảo kết quả niềng răng lâu dài. Tùy thuộc vào tình trạng răng của bạn, thời gian đeo hàm duy trì có thể kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm hoặc vô thời hạn.

Hàm duy trì tháo lắp

Hàm duy trì tháo lắp hay còn được gọi là hàm duy trì trong suốt

Loại cố định cố định

Với hàm duy trì cố định bạn không cần phải lo lắng về việc quên đeo chúng hoặc nhớ đeo chúng trở lại sau khi ăn hoặc vệ sinh răng miệng. Loại hàm duy trì này được gắn cố định vào thân răng ở một nơi thuận tiện, kín đáo (thường là ở phía sau răng). Tuy nhiên, so với hàm tháo rời, bạn phải đeo hàm duy trì này lâu hơn.

Các bác sĩ nha khoa cho biết, hàm duy trì cố định thường được khuyên dùng cho những trường hợp sau đây:

  • Răng mọc lệch lạc.
  • Răng mọc chen chúc.
  • Răng mọc cách xa nhau.

Khi đeo hàm duy trì cố định, bạn có nguy cơ cao mắc phải các vấn đề sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng tránh được chúng bằng thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kỹ lưỡng. Một số nhược điểm của hàm duy trì cố định bao gồm:

  • Tổn thương răng nướu: Nếu hàm duy trì cố định bị hỏng, nó có thể làm tổn thương răng nướu.
  • Sâu răng: Hàm duy trì cố định sẽ gây cản trở cho việc làm sạch răng miệng của bạn. Vì mảng bám thức ăn có thể dễ dàng mắc kẹt tại khoảng trống giữa dây dẫn với răng và nướu.
  • Cảm giác khó chịu: Hàm cố định khi ma sát với lưỡi có thể gây ra sự cọ xát, trầy xước, khó chịu.

Hàm duy trì cố định

Hàm duy trì cố định được sử dụng khá phổ biến khi mang lại kết quả cao

Vậy là qua những chia sẻ từ bài viết trên của Nha Khoa Kim bạn đã biết nên đeo hàm duy trì bao lâu rồi đúng không? Hãy nhớ tuân thủ và làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chỉnh nha. Điều này giúp bảo vệ kết quả chỉnh nha được tốt nhất, tránh tình trạng răng dịch chuyển về vị trí ban đầu.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.