Nấm lưỡi ở trẻ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc phục

Nấm lưỡi là một trong những bệnh lý về răng miệng thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nếu không điều trị kịp thời bệnh sẽ khiến cuộc sống sinh hoạt của trẻ gặp nhiều khó khăn. Bài viết dưới đây, Nha Khoa Kim sẽ giúp mẹ nhận biết các triệu chứng nấm lưỡi ở trẻ, nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả tại nhà.

Nấm lưỡi ở trẻ là gì?

Nấm lưỡi (hay còn gọi là tưa lưỡi) là bệnh lý do nấm Candida Albicans gây ra với dấu hiệu đặc trưng là các mảng màu trắng đục xuất hiện tại niêm mạc miệng. Chúng gây đau và khó chịu khiến trẻ bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc.

Nấm lưỡi là bệnh lý thường gặp ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh đến trẻ dưới 10 tuổi. Nấm lưỡi rất dễ tái phát, nếu mẹ không vệ sinh và chăm sóc lưỡi, miệng cho trẻ thường xuyên.

Nấm lưỡi ở trẻ là gì?

Nấm lưỡi là các mảng màu trắng đục do nấm Candida Albicans gây ra

Nguyên nhân gây nấm lưỡi ở trẻ em

Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh chủ yếu là do nấm Candida Albicans gây ra. Bình thường, loại nấm này sẽ chung sống hòa bình với cơ thể trẻ nhưng nếu gặp điều kiện thuận lợi như sức đề kháng trẻ suy giảm hay trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày chúng sẽ phát triển và gây bệnh nấm lưỡi.

Ngoài ra, nấm lưỡi ở trẻ em còn xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây:

  • Mẹ nhiễm nấm sinh dục: Nếu mẹ bị nhiễm nấm sinh dục và chưa điều trị một cách triệt để thì trẻ khi sinh ra có thể bị nhiễm nấm từ mẹ.
  • Hệ thống miễn dịch kém: Hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhiễm và phát triển nhanh chóng. Đó là lý do mà trẻ sinh non, sinh nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng là đối tượng có nguy cơ mắc nấm lưỡi rất cao.
  • Sử dụng kháng sinh thường xuyên: Kháng sinh sẽ diệt các loại vi khuẩn có lợi ở niêm mạc miệng. Do đó, nếu trẻ sử dụng kháng sinh thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển và gây bệnh.
Nguyên nhân gây nấm lưỡi ở trẻ

Hệ thống miễn dịch kém và sử dụng kháng sinh thường xuyên là những nguyên nhân hàng đầu gây ra nấm lưỡi

Một số yếu tố khác cũng có thể gây nấm lưỡi như: mẹ không vệ sinh miệng, lưỡi cho trẻ thường xuyên, đúng cách, bé sử dụng các loại dụng cụ ngâm bú bị nhiễm nấm như ti giả, núm ti,…

>>> Xem thêm: Bé bị rộp trắng trong miệng là bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả

Các triệu chứng và dấu hiệu nấm lưỡi ở trẻ nhỏ

Mẹ có thể dễ dàng nhận biết các triệu chứng nấm lưỡi ở trẻ nhỏ thông qua những biểu hiện sau đây:

  • Ban đầu, bệnh chỉ là những đốm trắng li ti xuất hiện trên đầu lưỡi, hai bên trong má, môi, vòm họng. Sau đó sẽ nhanh chóng phát triển thành những mảng trắng lớn.
  • Các mảng trắng giống như cặn sữa, chúng bám chắc vào niêm mạc lưỡi và rất khó để làm sạch. Trẻ có thể bị chảy máu nếu mẹ cố cạo hoặc chà xát.
  • Khô môi và da miệng, nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện vết nứt ở khóe miệng.
  • Chất thải nấm tiết ra làm hơi thở trẻ có mùi khó chịu.
  • Trẻ biếng ăn, bỏ bú, hay quấy khóc vì đau rát lưỡi.
Các triệu chứng nấm lưỡi ở trẻ nhỏ

Biến ăn, lưỡi xuất hiện mảng trắng, khô miệng và hơi thở có mùi là những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị nấm lưỡi

Hướng dẫn cách điều trị nấm lưỡi cho trẻ em

Nấm lưỡi xuất hiện khá phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Ở gia đoạn đầu mới xuất hiện, các mẹ có thể sử dụng nước xúc miệng hàng ngày kết hợp với dung dịch lodo povidine 1% hoặc muối để trị kịp thời. Dùng khăn khô hoặc gạc rơ lưỡi thấm vào dung dịch trên và vệ sinh miệng cho bé. 

Trong trường hợp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nấm lưỡi sẽ tái phát và trở nặng. Do đó, khi nhận thấy bé có dấu hiệu xuất hiện nấm lưỡi cần đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Hiện nay, có 2 loại thuốc trị nấm lưỡi được sử dụng khá phổ biến mà các mẹ cũng nên biết là: 

  • Gel miconazole: đây là loại thuốc chuyên dụng dùng để tiêu diệt các tế bào nấm tận gốc. Các sử dụng là bôi trực tiếp lên vùng bị nấm trong khoang miệng.
  • Nystatin: là thuốc trị nấm lưỡi dạng viên uống hoặc dạng bột, thông thường sẽ được sử dụng nếu trẻ không thể tương thích với Gel miconazole.

>>> Xem thêm: Top 11 thuốc bôi nhiệt miệng cho bé an toàn và hiệu quả

Những lưu ý cần biết khi điều trị nấm lưỡi ở trẻ nhỏ

Trẻ bị nấm lưỡi không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không phát hiện và điều trị đúng cách bệnh sẽ trở nặng. Dưới đây là những lưu ý mà mẹ nên biết khi điều trị nấm lưỡi cho bé:

  • Không được tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị nấm lưỡi khi chưa nhận được sự tư vấn và chỉ định từ phía bác sĩ. 
  • Khi khám và mua thuốc cho bé, mẹ cũng cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc mà bé đã và đang sử dụng trong thời gian gần đây. Việc này nhằm hạn chế các tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng kết hợp với nhau.
  • Không nên tự ý cậy hoặc chà xát quá mạnh lên các mảng nấm trong quá trình điều trị và vệ sinh cho bé. Vì điều này có thể kiến cho niêm mạc lưỡi bị tổn thương. 
  • Khi sử dụng thuốc điều trị nấm lưỡi cho bé, mẹ nên lấy và sử dụng một lượng thuốc vừa đủ. Tránh làm tắt nghẽn cổ họng dẫn đên ngạt thở.
  • Trong trường hợp trẻ đang sử dụng thuốc điều trị, mẹ nên đợi khoảng 20 phút rồi mới bắt đầu cho trẻ ăn uống hoặc bú.
  • Vẫn tiếp tục sử dụng thuốc sau ít nhất 2 ngày kể từ lúc bé bắt đầu hết các triệu chứng bị nấm lưỡi vì chúng vẫn có thể tái phát ngay sau đó. 

5 Mẹo dân gian giúp điều trị nấm lưỡi cho trẻ em

Nấm lưỡi ở trẻ là một căn bệnh thường gặp vì vậy có rất nhiều cách điều trị khác nhau. Dưới đây là 5 mẹo điều trị nấm lưỡi dân gian mà các mẹ cũng có thể xem qua:

Sử dụng nước muối

Nước muối có tác dụng sát trùng tốt, giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm ký sinh trong khoang miệng gây bệnh nấm lưỡi ở trẻ.

Cách thực hiện:

  • Dùng gạc rơ lưỡi chấm vào dung dịch nước muối sinh lý và thực hiện rơ lưỡi cho trẻ một cách nhẹ nhàng.
  • Nếu không có nước muối sinh lý, mẹ cũng có thể thay thế bằng hỗn hợp ½ thìa cafe muối trắng với 100ml nước ấm.

Sử dụng Baking Soda

Baking Soda có tác dụng tiêu diệt nấm đang phát triển trong môi trường axit, giúp loại bỏ các mảng bám, nguồn thức ăn và và nơi trú ngụ của vi khuẩn gây nấm lưỡi.

Cách thực hiện:

  • Hòa tan ½ thìa cafe Baking Soda vào 100ml nước ấm.
  • Sử dụng hỗn hợp này để thực hiện rơ lưỡi cho trẻ.

Dùng sữa chua

Trong sữa chua có rất nhiều lợi khuẩn Probiotic giúp cân bằng hệ vi sinh, ngăn ngừa sự phát triển của nấm, cải thiện các triệu chứng nấm lưỡi ở trẻ.

Cách thực hiện: Cho trẻ ăn hoặc uống trực tiếp sữa chua vài lần trong ngày. Vì nấm phát triển tốt trong môi trường có đường nên mẹ lưu ý là phải mua sữa chua không có đường, có hàm lượng Probiotic cao.

5 Mẹo dân gian giúp điều trị nấm lưỡi cho trẻ 

Các lợi khuẩn có trong sữa chua giúp ngăn ngừa và hạn chế quá trình lây lan và phát triển của nấm

Dùng lá trà xanh

Các hoạt chất trong lá trà xanh có tác dụng tiêu diệt một số loài vi khuẩn, vi nấm, hỗ trợ điều trị tình trạng nấm lưỡi ở trẻ một cách hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 50g lá trà xanh, rửa sạch và cho vào nồi đun sôi với một ít muối.
  • Chờ đến khi nguội rồi chiết lấy nước.
  • Sử dụng phần nước trà này để rơ lưỡi cho trẻ.

Dùng lá hẹ

Lá hẹ được biết đến là một loại “kháng sinh thực vật” giúp diệt khuẩn và kháng nấm hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 100g lá hẹ và rửa sạch.
  • Cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn với khoảng 50ml nước. Sau đó đun sôi để nguộc và chiết lấy phần nước.
  • Sử dụng phần nước lá hẹ này để rơ lưỡi cho trẻ khi bị nấm.

Các chăm sóc trẻ bị nấm lưỡi tại nhà

Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, mẹ nên thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà cho trẻ sau đây:

Chăm sóc răng miệng hàng ngày

  • Không cạy hay chà xát vào lớp vảy trắng vì có thể làm lưỡi trẻ bị tổn thương, chảy máu và dẫn đến nhiễm trùng.
  • Trước khi chạm vào miệng trẻ mẹ nên rửa tay cho thật sạch.
  • Thực hiện rơ lưỡi đúng cách, để giảm cảm giác buồn nôn cho trẻ mẹ nên tiến hành rơ lưỡi khi trẻ đói và rơ từ ngoài vào trong.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

  • Mẹ nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm như sữa, súp, cháp, sinh tố để tránh làm lưỡi bị tổn thương.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm, vitamin,…để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
  • Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt vì chúng sẽ làm cho nấm phát triển mạnh mẽ hơn.
Các chăm sóc trẻ bị nấm lưỡi tại nhà

Vệ sinh miệng sạch sẽ và ăn uống đủ chất sẽ giúp quá trình điều trị và phục hồi diễn ra nhanh chóng hơn

Bài viết trên là toàn bộ những thông tin về Nấm lưỡi ở trẻ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc phục, hy vọng sẽ hữu ích cho mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ. Nếu còn băn khoăn về bệnh, mẹ có thể liên hệ ngay với Nha Khoa Kim qua số hotline: 1900-6899 để nhanh chóng được giải đáp.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.