Nhiệt miệng là vấn đề rất nhiều trẻ gặp phải. Vấn đề này khiến trẻ khó chịu, quấy khóc làm bố mẹ lo lắng. Để nhận diện vấn đề này ở trẻ, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bạn chi tiết tới bạn hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ cùng chi tiết nguyên nhân, triệu chứng bệnh. Cùng tham khảo ngay thôi nào!
Nội Dung Chính
Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng ở trẻ là hiện tượng niêm mạc miệng mất đi lớp màng nhầy, tạo thành những lỗ viêm nhỏ. Hiện tại vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Một số yếu tố dưới đây có thể liên quan tới vấn đề này ở trẻ:
- Các loại thực phẩm dễ gây tổn thương niêm mạc miệng: Quả hạch, cà phê, khoai tây, phô mai, socola
- Chấn thương do răng cắn vào, do cọ xát với răng nhọn hoặc bàn chải đánh răng
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng
- Do bị bỏng khi ăn thức ăn quá nóng
- Trẻ thiếu vitamin, điển hình là sắt, vitamin B12, kẽm hoặc folate
- Trẻ nhiễm virus, nhiễm trùng miệng
- Nhiệt miệng do cơ thể trẻ phản ứng với một số loại thuốc.
- Các nguyên nhân khác.
Hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ
Dưới đây là chi tiết một số hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ mà các bậc phụ huynh cần nắm rõ để tránh nhầm lẫn với các bệnh răng miệng khác:
Trẻ bị nhiệt ở bên trong môi dưới
Nốt nhiệt ở lưỡi trẻ
Nốt nhiệt ngay trên môi dưới của trẻ
Triệu chứng trẻ bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng ở trẻ thường xuất hiện ở độ tuổi từ 10 – 19. Những vết loét ở trẻ dưới 10 tuổi có thể liên quan tới tình trạng nhiễm virus. Triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Ở mặt trong của môi, má hoặc trên lưỡi xuất hiện một/ nhiều vết loét gây đau
- Xung quanh vết loét sưng đỏ, gây đau
- Trẻ khó ăn uống, khi thức ăn chạm vào vết loét gây đau đớn, nhất là thực phẩm chua, cay, mặn
- Trẻ quấy khóc, biếng ăn, có thể sốt bất thường
- Các vết loét thường biến mất sau khoảng 1 tuần mà không cần can thiệp y tế.
Điều trị nhiệt miệng ở trẻ tại nhà
Mặc dù nhiệt miệng ở trẻ nhỏ không hề nguy hiểm nhưng bệnh sẽ kéo dài lâu. Điều này khiến trẻ quấy khóc, khó chịu trong vấn đề ăn uống. Các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để hỗ trợ điều trị nhiệt miệng ở trẻ tại nhà:
- Không sử dụng thức ăn cay, nóng, mặn. Đổi bàn chải đánh răng mềm hơn để trẻ đỡ khó chịu
- Cho trẻ ăn thực phẩm mát, tăng cường bổ sung chất xơ
- Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày
- Nếu trẻ bị sốt thì nên cho uống hạ sốt theo chỉ dẫn của dược sĩ.
▷ Tham khảo thêm: Top 11 thuốc bôi nhiệt miệng cho bé an toàn và hiệu quả
Hướng dẫn cách điều trị nhiệt miệng ở nhà cho trẻ
Khi cần cần tới khám bác sĩ?
Nếu các bậc phụ huynh nhận thấy những nốt nhiệt miệng ở trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa. Cụ thể các triệu chứng bạn cần quan tâm nếu xuất hiện ở trẻ như:
- Vết nhiệt miệng không lành lại trong vòng 14 ngày
- Trẻ ngày càng đau miệng, khó nuốt
- Quanh vết loét có dấu hiệu nhiễm trùng
- Trẻ có dấu hiệu mất nước: Tiểu ít, cơ thể mệt mỏi, lượng nước tiểu ít, chóng mặt
- Trẻ bị sốt cao, co giật, loét quanh hậu môn.
Nếu gặp phải một trong các triệu chứng trên, bạn hãy đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Như vậy Nha Khoa Kim đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, cách điều trị cùng hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ. Đây là căn bệnh không nguy hiểm nhưng các bố các mẹ cần theo dõi sức khỏe của bé để kịp thời phát hiện những bất thường. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Hãy gọi ngay hotline Nha Khoa Kim: 1900 6899 để được đội ngũ nha sĩ tư vấn về sức khỏe răng miệng bạn nhé.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.