Giải đáp những “tin đồn” sai lầm về chăm sóc răng miệng

Ăn nhiều đường sẽ bị sâu răng, dùng tăm sẽ gây thưa răng, dùng thuốc aspirin sẽ giúp giảm đau răng,… Đó là những sai lầm trong chăm sóc sức khỏe răng miệng mà nhiều người tin là đúng và đã được lan truyền rộng rải. Cùng đính chính lại những tin đồn này qua bài viết bên dưới nhé!

Tin đồn 1: Không nên đánh răng khi bị chảy máu chân răng

Đính chính tin đồn: Thông thường, khi cơ thể bị thương chúng ta cần dành thời gian để vết thương bình phục. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn trái ngược đối với chảy máu lợi (chảy máu chân răng, lợi khi bị chảy máu là dấu hiệu của viêm nha chu và cần được kiểm tra bởi nha sĩ. Mô miệng chảy máu là do sự tích tụ của vi khuẩn và mảng bám, là những tác nhân sinh chất độc sẽ dần dần phá hủy các mô lợi liên kết xung quanh răng. Giai đoạn sớm nhất của viêm nha chu được gọi là viêm lợi và có thể chữa trị, hồi phục được. Tuy nhiên, nếu viêm nha chu ở giai đoạn muộn hơn sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được chăm sóc. Gặp nha sĩ thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát và ngăn chặn tình trạng trở nên tệ hơn.

Tin đồn 2: Đặt một viên thuốc aspirin ngay bên cạnh răng sâu có thể giảm cơn đau

Sự thật: Đây thường là “kinh nghiệm” trong nhà mà nhiều nơi vẫn còn tin đến bây giờ. Ngay cả aspirin dạng viên uống cũng không giúp được nhiều cho răng đau. Nó không đủ mạnh như thuốc giảm đau. Nếu đặt ngay trên mô miệng có thể gây nguy hiểm khôn lường.

sai lầm răng miệng không nên đặt thuốc aspirin ngay bên cạnh răng sâu để giảm cơn đau

Đặt một viên thuốc aspirin ngay bên cạnh răng sâu có thể giảm cơn đau?

Cách để uống thuốc aspirin an toàn và hiệu quả là nuốt thẳng viên thuốc. Thuốc sẽ được hấp thu vào cơ thể qua đường tiêu hóa, đi vào máu và khắp cơ thể. Aspirin có chức năng ức chế cơ thể tổng hợp Prostaglandin (các axit béo không bão hòa ở mô). Prostaglandin truyền tín hiệu cơn đau đến não bộ. Vì vậy thuốc có thể giảm cơn đau trong cơ thể. Mặt khác, đặt aspirin ngay trên lợi hay môi có thể gây bỏng axit cho mô miệng.

Tin đồn 3: Ăn càng nhiều đường càng dễ bị sâu răng

Sự thật: Các bạn chắc sẽ nhớ bố mẹ hoặc ông bà thường nhắc không nên ăn quá nhiều đường nếu không sẽ bị sâu răng. Tuy nhiên sự thật là, lượng đường không phải là yếu tố quyết định đến việc sâu răng. Sâu răng là do vi khuẩn trong miệng sống bằng đường (và carbohydrates nói chung). Các vi khuẩn đó tạo ra axit gây tổn hại cho răng. Chất đường càng ở lâu trong miệng, các vi khuẩn càng tạo nhiều axit gây mòn răng và dẫn đến sâu răng.

sai lầm răng miệng nên súc miệng sau khi ăn đồ ngọt

Sâu răng là do vi khuẩn trong miệng sống bằng đường

Vì vậy, nếu bạn ăn hai thanh kẹo, sau đó đánh răng và súc miệng ngay lập tức sẽ ít nguy hiểm hơn ăn một thanh kẹo và không súc miệng. Đây là lý do tại sao nước uống có đường gây hại cho răng. Mỗi ngụm nước ngọt là chúng ta đang cung cấp nguồn thức ăn cho vi khuẩn trong miệng.

Tin đồn 4: Sử dụng tăm xỉa răng sẽ làm tăng khoảng cách răng

Sự thật: Các sản phẩm tăm xỉa răng thương mại thường không gây hại và nếu sử dụng đúng cách sẽ là công cụ tốt trong việc dọn dẹp mảng bám và vụn thức ăn giữa răng. Tuy nhiên, không nên dùng tăm để thay thế chỉ nha khoa và đánh răng trong việc vệ sinh răng miệng hằng ngày. Một lưu ý quan trọng khi dùng tăm…cẩn thận, đừng làm tổn thương đến lợi (nướu).

Tin đồn 5: Bệnh loãng xương không ảnh hưởng đến răng mà chỉ ảnh hưởng đến các xương chính như cột sống và xương hông

Sự thật: Bệnh loãng xương chứng bệnh gây mỏng mật độ mô xương qua thời gian. Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến xương hàm nên có thể dẫn đến mất răng. Chế độ ăn uống của bệnh nhân loãng xương rất quan trọng để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho xương.

Tin đồn 6: Hôi miệng là do bạn không đánh răng kỹ

Sự thật: Hôi miệng có thể gây ra do vệ sinh răng miệng kém nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh toàn thân. Thực phẩm bạn ăn như hành và tỏi có thể gây mùi hơi thở nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Hôi miệng là một trong những biến chứng thường thấy của bệnh tiểu đường. Biến chứng này được gọi là nhiễm xeton-acid đái đường, thường gặp với bệnh nhân tiểu đường loại 1. Biến chứng xảy ra khi cơ thể không sử dụng đường (glucose) làm nguồn năng lượng vì cơ thể không sản xuất đủ insulin, thay vào đó sử dụng mỡ – chất béo để thay thế. Xeton sinh ra sau quá trình phân giải chất béo tích tụ lại và gây ra mùi hôi miệng. Cơ thể người có hai cách để loại bỏ xeton, qua đường nước tiểu hoặc qua hơi thở.

sai lầm răng miệng hôi miệng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Hôi miệng có thể gây ra do vệ sinh răng miệng kém nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh toàn thân

Tin đồn 7: Mất răng sữa vì sâu răng là bình thường, không phải vấn đề nghiêm trọng

Sự thật: Đây là sai lầm phổ biến trong vấn đề chăm sóc răng miệng. Mọi người nghĩ rằng răng sữa cuối cùng cũng rụng đi nên không phải vấn đề gì to tát. Tuy nhiên, răng sữa bị sâu răng sẽ vẫn ảnh hưởng đến răng. Nếu răng sữa bị mất quá sớm thì răng trưởng thành sẽ mọc lệch. Chức năng của răng sữa là giữ chỗ cho răng. Nếu những răng đó mất sớm thì sẽ không có đủ khoảng trống cho răng trưởng thành mọc, dẫn đến trường hợp răng mọc chen chúc và sau này cần niềng răng.

Tin đồn 8: Chăm sóc răng miệng kém chỉ ảnh hưởng đến răng và lợi

Sự thực: Đây là một sai lầm nghiêm trọng về việc chăm sóc răng miệng, bệnh nha chu là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường và bệnh về tim. Bệnh nha chu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến toàn cơ thể. Điều này đã được khoa học chứng minh.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.