Bị đau quai hàm gần tai bên phải là tình trạng khá phổ biến, dấu hiệu nhận biết là những cơn đau âm ỉ kéo dài, đau nhói ở vùng hàm gần tai, hàm bị co cứng. Trong một số trường hợp, đây còn là dấu hiệu cảnh báo cho một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng này? Tất cả sẽ được Nha Khoa Kim giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Dấu hiệu bị đau quai hàm gần tai bên phải
Khi bị đau hàm gần tai bên phải, bạn sẽ đối mặt với một số triệu chứng như:
- Có cảm giảm mỏi, căng cứng cơ ở xung quanh hàm.
- Đau bên trọng hoặc xung quanh tai, cơn đau kéo dài âm ỉ.
- Khó khăn khi nhai, há miệng. Khớp hàm có thể phát ra âm thanh lục cục khi nhai.
- Đau đầu, đau nhiều ở phía sau đầu hoặc trán, thái dương, thậm chí đau nhức toàn bộ vùng mặt.
- Một số trường hợp bị đau quai hàm gần tai bên phải đi kèm với hiện tượng đau tai, ù tai.
Đau quai hàm gần tai bên phải thường thường xuất hiện kèm việc khó ăn nhai, cảm giác đau khi há miệng
Đau quai hàm gần tai bên phải là bị gì?
Quai hàm gần tai bên trái bị đau có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một số vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Thông thường, cơn đau quai hàm có thể xuất phát từ các bệnh lý có liên quan đến phần xương khớp quai hàm như:
Viêm khớp thái dương hàm
Viêm khớp thái dương hàm là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau quai hàm. Khớp thái dương hàm là khớp nối hộp sọ với hàm dưới, có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động của hàm như: ăn nhai, nuốt, nói chuyện,…
Khi bị đau quai hàm gần tai phải do khớp thái dương hàm bị viêm, bạn sẽ đối mặt với các cơn đau xảy ra theo chu kỳ, đi kèm là các triệu chứng như co thắt cơ, mất cân bằng vận động,…
Đây là bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng, nhưng phổ biến là ở nữ giới đang trong giai đoạn hormone thay đổi như thời kỳ mãn kinh, dậy thì,…Hiện nay, bạn có thể nhận biết bệnh lý viêm khớp thái dương hàm thông qua các triệu chứng như:
- Đau ở 1 hoặc 2 bên mặt, bắt đầu là những cơn đau nhẹ và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng, cơn đau sẽ trở nên dữ dội và xảy ra liên tục, nhất là khi ăn uống.
- Đau nhiều ở bên trong và xung quanh tai.
- Khó khăn khi cử động miệng và hàm. Khi cử động hàm sẽ nghe cơ khớp hàm phát ra tiếng kêu lục cục.
- Mỏi cổ, chóng mặt, nhức đầu, đau nhức vùng thái dương.
- Khớp viêm ở cơ nhai bị phì đại khiến mặt phình to hơn.
Đau quai hàm gần tai bên phải là một trong những dấu hiệu của bệnh viêm khớp thái dương hàm
Rối loạn khớp thái dương hàm
Đau quai hàm gần tai bên phải có thể là dấu hiệu nhận biết của bệnh rối loạn khớp thái dương hàm. Bệnh lý này không quá phổ biến nhưng lại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Rối loạn khớp thái dương hàm không biểu hiện các triệu chứng ra bên ngoài nhiều. Đến khi phát hiện bệnh thì bệnh đã có xu hướng tiến triển nặng, tiềm ẩn nguy cơ hỏng khớp nếu không tìm cách điều trị kịp thời.
Khi bị rối loạn khớp thái dương hàm bạn sẽ gặp các triệu chứng như:
- Khó khăn khi ăn nhai và há miệng.
- Cử động hàm bị hạn chế, không linh hoạt.
- Có âm thanh lục cục khi cử động hàm.
- Má ở vùng quai hàm bị sưng.
- Ù tai, chóng mặt.
- Đau nhức vùng cơ nhai, khớp thái dương hàm, cơn đau sẽ từ từ lan đến toàn bộ đầu chỉ trong một thời gian ngắn.
Rối loạn khớp thái dương hàm là căn bệnh gây ra nhiều đau nhức, khó chịu, đặc biệt là phần quai hàm
Sái quai hàm
Sái quai hàm cũng là một trong những nguyên nhân khiến quai hàm gần tai phải bị đau. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn há to miệng một cách đột ngột khi ngáp hoặc cười. Thực ra, đây không phải là một bệnh lý nên có thể khắc phục nhanh chóng và không để lại rủi ro biến chứng.
Mặc dù vậy nhưng bạn cũng không được chủ quan, tốt nhất nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để tránh tình trạng trở nặng và làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Triệu chứng có thể gặp khi bị sái quai hàm:
- Thường xuyên bị đau ở vùng từ tai, mặt, cổ đến vai.
- Ù tai, trong trường hợp bị nặng có thể không nghe được.
- Đau khi ăn nhai, nói chuyện, vận động cổ.
- Xuất hiện tiếng kêu lục cục tại khớp hàm khi há miệng.
Một trong những nguyên nhân phổ biến khác gây ra cảm giác đau quai hàm gần tai bên phải là sái quai hàm
Các bệnh xương quai hàm khác
Ngoài các bệnh lý kể trên, tình trạng đau quai hàm gần tai bên phải còn là dấu hiệu nhận biết cho các bệnh lý liên quan đến xương hàm như: thoái hóa khớp xương hàm, viêm màng hoạt dịch ở dây chằng nối hoặc khớp xương quai hàm.
Các bệnh lý răng miệng
Một số bệnh lý răng miệng dưới đây cũng có thể gây ra tình trạng đau quai hàm ở gần tai bên phải. Cụ thể:
- Viêm nướu, viêm nha chu: Nướu răng bị viêm nhiễm sẽ đi kèm với triệu chứng đau nhức, sưng đỏ, khiến cơ quai hàm bị đau.
- Răng bị nứt, vỡ, mẻ: Khi răng bị chấn thương dẫn đến nứt, vỡ, mẻ có thể gây đau quai hàm, nhất là khi ăn nhai trực tiếp tại vị trí răng bị tổn thương.
- Nghiến răng: Thói quen nghiến răng có thể làm có thể làm các cơ và dây chằng quai hàm bị tổn thương, đây là nguyên nhân gây ra các cơn đau quai hàm gần tai.
- Răng lệch lạc, sâu răng, áp xe răng: Các bệnh lý này có thể gây đau nhức, bệnh càng nặng thì cơn đau nhức càng tăng, thậm chí cơn đau có thể lan rộng đến vùng quai hàm gần tai.
Viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở xoang hàm trên do vi khuẩn hoặc virus. Tình trạng này có thể khiến một hoặc cả hai bên hàm bị đau nhức dữ dội, kèm theo đó là các triệu chứng như:
- Khó thở, nghẹt mũi.
- Có chất nhầy màu xanh hoặc vàng ở vùng mũi hoặc cổ họng.
- Mặt hoặc hàm bị sưng phù.
- Đau đầu, nhức mỏi, ù tai, mất mùi hoặc mất vị giác.
Đau quai hàm gần tai bên phải có nguy hiểm không?
Không phải lúc nào đau quai hàm gần tai bên phải cũng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này đi kèm các triệu chứng sau đây, thì rất có thể nó là dấu hiệu cảnh báo cho các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng:
- Đau dữ dội nhưng biến mất đột ngột khi có một loại chất lỏng mặn, có mùi hôi chảy ra.
- Khó khăn khi ăn, uống, nuốt, thở.
- Miệng không thể cử động như bình thường.
- Vùng mặt hoặc hàm bị sưng phù.
- Sốt cao, dai dẳng.
Đau quai hàm gần tai bên phải có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào tình trạng, nguyên nhân và mức độ đau
Cách điều trị đau quai hàm gần tai bên phải an toàn
Tình trạng đau quai hàm gần tai bên phải gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Để giảm đau trong trường hợp này, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:
Sử dụng thuốc
Nếu bạn bị đau quai hàm gần tai bên phải ở mức độ nhẹ, bạn có thể lựa chọn sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol hoặc Ibuprofen. Tuy nhiên, nếu trường hợp nặng hơn, thì các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc thuốc gây mê cục bộ mới đem lại hiệu quả. Để đảm bảo an toàn, bạn nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chườm lạnh
Chườm lạnh thường được áp dụng cho những cơn đau cấp tính. Đây là cách giảm đau đơn giản nhưng hiệu quả. Nhiệt độ lạnh có tác dụng giãn mạch, giảm lượng máu được đưa đến vị trí đau, giúp bạn tạm thời quên đi cơn đau.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh là một trong những cách giúp giảm tình trạng đau quai hàm hiệu quả
Chườm nóng
Chườm nóng thường được áp dụng trong trường hợp bị đau quai hàm do căng thẳng cơ. Nhiệt độ cao sẽ giúp tăng tuần hoàn máu đến vị trí bị đau, giúp cơ hàm được thư giãn và giảm đau nhanh chóng.
Thực hiện các bài tập cho hàm
Bạn có thể thực hiện các động tác sau đây để giảm bớt cơn đau quai hàm:
- Đặt ngón trỏ và ngón giữa lên vùng quai hàm bị đau.
- Massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ khoảng 5 – 10 vòng, đồng thời cử động miệng.
- Thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi cơn đau thuyên giảm.
Lưu ý hơn khi ăn uống
Khi bị đau quai hàm gần tai bên phải, bạn không nên ăn những món ăn dai, cứng như khô bò, khô mực, kẹo cao su, các loại hạt cứng,…Thay vào đó, bạn nên ưu tiên những món ăn được nấu chín mềm hoặc được cắt nhỏ từng miếng để hàm không phải chịu áp lực quá nhiều khi nhai.
Thay đổi tư thế ngủ
Nếu bạn có thói quen đặt tay dưới hàm khi ngủ hoặc ngủ nghiêng một bên, hãy từ bỏ thói quen này hoặc chuyển sang tư thế ngược lại để giảm bớt áp lực lên cơ hàm, từ đó cơn đau quai hàm cũng sẽ biến mất.
▷ Xem thêm: Đau quai hàm: Nguyên nhân và cách điều trị
Thay đổi thói quen nằm nghiêng một bên sẽ giúp giảm áp lực lên xương hàm
Bị đau quai hàm gần tai bên phải xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân và tìm cách khắc phục kịp thời. Song song đó, để cơn đau quai hàm thuyên giảm, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau mà Nha Khoa Kim vừa chia sẻ ở trên. Đừng quên theo dõi Nha Khoa Kim để biết thêm nhiều thông tin và kiến thức chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn nhé!
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.