Khi trẻ 6 tuổi, răng sữa sẽ bắt đầu rụng đi. Và mất từ 6 – 7 năm sau đó răng vĩnh viễn của trẻ mới hoàn thiện toàn bộ. Có thể nói đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến hàm răng trẻ em đẹp, đều trong tương lai. Vậy bố mẹ cần làm để quá trình thay răng của trẻ diễn ra dễ dàng hơn? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim để biết thêm chi tiết nhé!
Nội Dung Chính
Trẻ bắt đầu thay răng từ khi nào?
Khoảng 6 – 12 tháng tuổi, chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ bắt đầu mọc lên. Quá trình mọc răng sữa kéo dài cho đến khi trẻ lên 3 tuổi. Những chiếc răng này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khuôn mặt trẻ, rèn luyện khả năng cắn, nhai, nói và định hướng vị trí mọc răng vĩnh viễn sau này.
Khi trẻ bước sang giai đoạn từ 5 – 6 tuổi, những chiếc răng sữa sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn. Đầu tiên là 2 chiếc răng cửa hàm dưới, theo sau đó là 2 chiếc răng cửa giữa hàm trên rồi đến các răng cửa bên ở cả 2 hàm.
Khi trẻ khoảng 13 tuổi, hầu hết trẻ đã có 28 chiếc răng vĩnh viễn. Đôi khi quá trình thay răng cũng có thể xảy ra muộn hơn ở những trẻ đã 7 – 8 tuổi. Ngoài ra, bé gái thường có xu hướng thay răng sớm hơn so với bé trai.
Cha mẹ cần nắm bắt và nhận biết được các mốc thời gian thay răng của trẻ, từ đó giúp sớm phát hiện và ngăn chặn các trường hợp lệch khớp cắn, giúp răng trẻ đẹp và đều hơn sau khi thay.
Khoảng 5 đến 6 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu thay răng
Cách để răng trẻ em đẹp và đều sau khi thay
Nếu mẹ không biết phải làm sao để răng bé đều và đẹp hơn khi đến tuổi thay răng, có thể tham khảo 8 bí quyết dưới đây:
Chú ý lịch thay răng sữa của bé
Mỗi trẻ sẽ có mốc thời gian mọc răng và thay răng khác nhau, tuy nhiên không chênh lệch quá nhiều. Để trẻ sở hữu hàm răng thẳng đều, bố mẹ nên nắm rõ lịch thay răng sữa của con. Từ đó, biết được thời gian thay răng mà có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Lịch thay răng của trẻ như sau:
- Trẻ từ 6 – 7 tuổi: Thay 2 răng cửa giữa hàm dưới và 2 răng cửa hàm trên.
- Trẻ từ 7 – 8 tuổi: Thay 2 răng cửa bên hàm trên và 2 răng cửa bên hàm dưới.
- Trẻ 9 – 11 tuổi: Thay 2 răng cửa hàm trên thứ nhất và 2 răng cửa hàm dưới thứ hai.
- Trẻ 9 – 12 tuổi: Thay 2 răng nanh hàm dưới.
- Trẻ 10 – 12 tuổi: Thay 2 răng nanh hàm dưới, 2 răng hàm dưới thứ hai và 2 răng hàm trên thứ hai.
▷ Xem chi tiết hơn về: Thứ tự mọc răng của bé: Dấu hiệu và chăm sóc đúng cách
Cần nắm và nhận biết được thời điểm thay răng của trẻ
Theo dõi quá trình răng phát triển
Việc giám sát răng trẻ thường xuyên sẽ giúp bố mẹ sớm phát hiện các vấn đề bất thường của răng miệng. Chẳng hạn như răng vĩnh viễn mọc chậm hoặc mọc không đúng vị trí, răng mọc không đều, răng hô, móm hoặc thưa.
Đôi khi một số trẻ có thể gặp phải tình trạng răng vĩnh viễn quá ít (mất răng bẩm sinh) hoặc có thể mọc thêm răng (răng thừa). Vì vậy, việc theo dõi sát sao quá trình phát triển răng của trẻ sẽ giúp khắc phục vấn đề kịp thời, hiệu quả và dễ dàng hơn.
Theo dõi quá trình răng thay và phát triển nhằm hạn chế tốt các trường hợp răng mọc lệch, sai vị trí
Không nhổ khi răng sữa chưa sẵn sàng rụng
Nhiều bậc phụ huynh thường có xu hướng nhổ răng cho con khi thấy răng sữa bắt đầu lung lay. Tuy nhiên, việc nhổ răng sữa lúc này có thể ảnh hưởng đến khả năng mọc thẳng hàng của răng vĩnh viễn. Cụ thể:
- Nhổ răng quá sớm sẽ gây bất tiện cho việc ăn nhai
- Nhổ răng quá muộn thì răng vĩnh viễn sẽ không có chỗ để phát triển, khiến răng mọc chen chúc, lệch lạc.
Không tự ý nhổ răng sữa của trẻ tại nhà nhằm hạn chế trường hợp răng vĩnh viễn mọc lệch
Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng từ bé
Để trẻ thay răng đều và đẹp, bố mẹ phải hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng thật tốt. Răng sữa khỏe mạnh thì răng vĩnh viễn cũng khỏe mạnh. Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ tạo điều kiện cho mảng bám hình thành trên răng. Đây là nguy cơ dẫn đến các bệnh lý răng miệng.
Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, trẻ nên đánh răng 2 lần/ngày, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Đảm bảo trẻ đánh răng mỗi lần đủ 2 phút, bao gồm tất cả các mặt của răng.
▷ Xem thêm: Các bước đánh răng của trẻ mầm non chi tiết từ A – Z
Vệ sinh răng miệng sạch và đúng cách giúp hạn chế xiết ăn răng và sâu răng giúp răng mọc đều và đẹp hơn
Chú ý đến chế độ ăn uống
Dù có vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách thì những chiếc răng sữa của trẻ vẫn có thể bị sâu nếu không có chế độ ăn uống hợp lý. Vì vậy, bố mẹ hãy hạn chế để trẻ tiêu thụ các loại đồ ăn, thức uống có nhiều axit, nhiều đường vì có nguy cơ dẫn đến sâu răng.
Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống khoa học, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều đường gây hại cho răng
Loại bỏ những thói quen ảnh hưởng đến răng miệng
Tại vị trí răng sữa rụng, bố mẹ không nên để bé dùng lưỡi hoặc tay chạm vào. Ngoài ra, trong giai đoạn thay răng, các thói quen như mút tay, ngậm vú giả,…cũng không nên thực hiện. Vì sẽ vô tình tác động lực lên răng và xương nâng đỡ. Từ đó, gây ra các về đề về sự liên kết của răng và sự phát triển của miệng. Cụ thể:
- Răng bị đẩy về phía trước
- Khớp cắn hở
- Xương hàm lệch lạc
Tập cho trẻ việc từ bỏ các thói quen xấu như mút tay nhằm hạn chế việc răng bị đẩy ra ngoài gây hở khớp cắn
Chọn bàn chải, kem đánh răng phù hợp
Bố mẹ nên cho trẻ sử dụng loại bàn chải nhỏ, có lông mềm, mịn nhưng vẫn phải đảm bảo loại bỏ được các mảng bám. Sau 3 tháng nên thay bàn chải một lần để hạn chế vi khuẩn bám trên lông bàn chải gây ra các bệnh răng miệng, điển hình là viêm nướu răng.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên cho trẻ sử dụng loại kem đánh răng dành riêng cho bé có chứa Fluoride để bảo vệ răng. Tuyệt đối không sử dụng kem đánh răng của người lớn vì có chứa nồng độ Fluor cao sẽ làm suy giảm men răng và làm hỏng răng bé.
▷ Tham khảo thêm: Có nên dùng bàn chải đánh răng cho bé không? Vì sao
Sử dụng bàn chải và kem đánh răng phù hợp theo tuổi của con nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu đến men răng và nướu
Thăm khám răng miệng định kỳ
Khám răng định kỳ 2 lần/năm là điều cần thiết để trẻ có được hàm răng khỏe đẹp. Việc làm này sẽ giúp tăng cơ hội phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng miệng như sâu răng. Ngoài ra, còn phát hiện tình trạng sai lệch răng như răng mọc lệch, răng hô, răng móm,…để điều chỉnh kịp thời.
Khám răng cho bé định kỳ 6 tháng/lần giúp ngăn ngừa và phát hiện sớm các dấu hiệu răng mọc sai, mọc lệch trong quá trình thay
Những thói quen xấu ảnh hưởng đến cấu trúc răng của trẻ
Trong quá trình phát triển có một số thói quen xấu ảnh hưởng đến răng cửa bé:
Mút tay
Thói quen mút tay có thể dẫn đến tình trạng lệch lạc răng. Thói quen này sẽ vô tình đẩy răng cửa trên mọc chìa ra ngoài và răng cửa dưới mọc nghiêng vào trong khiến hai hàm không khít nhau khi cắn lại. Đối với những trẻ mút tay càng nhiều, răng mọc lệch lạc sẽ càng cao.
Thở miệng
Việc thường xuyên thở miệng khi ngủ sẽ làm cho răng hàm trên phát triển về trước khiến cung răng nhọn hơn, hàm răng bị hô, vẩu, khớp cắn sâu và khớp cắn hở, các răng cửa sẽ không thể cắn khít lại được.
Đẩy lưỡi
Đẩy lưỡi là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường khi trẻ nuốt. Tuy nhiên, nếu thực hiện trong một khoảng thời gian dài có thể làm sai lệch vị trí của răng. Đối với những trẻ không khít vùng răng cửa thì đẩy lưỡi sẽ làm tăng nguy cơ lệch lạc răng.
Cắn môi
Trẻ em thường có thói quen cắn môi dưới. Nếu không can thiệp kịp thời, thói quen này làm nhóm răng cửa hàm trên nhô ra, không khít khi cắn lại, trẻ phát âm không chuẩn.
Cắn móng tay
Thói quen này thường gặp ở các bé trong độ tuổi đi học. Hậu quả là các răng cửa cắn không khít, răng bị mòn dần, men răng bị mẻ gây mất thẩm mỹ vô cùng.
Cha mẹ nên tập cho trẻ từ bỏ các thói quen xấu như mút tay, thở bằng miệng nhằm hạn chế lệch khớp cắn
Trên đây là những bí quyết mà bố mẹ có thể áp dụng để giúp răng trẻ em đẹp, đều và chắc khỏe trong tương lai. Ngoài ra, nếu cần hỗ trợ tư vấn bất cứ vấn đề gì về tình trạng răng miệng của trẻ, bố mẹ có thể liên hệ với Nha Khoa Kim qua số hotline: 1900 6899.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.