Sâu răng là bệnh lý răng miệng thường gặp ở cả trẻ em và người trưởng thành. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sâu răng sẽ gây đau nhức và khó chịu vô cùng. Vậy đau răng sâu phải làm gì? Theo dõi bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim để “bỏ túi” những cách giảm đau khi bị sâu răng an toàn và hiệu quả tại nhà nhé!
Nội Dung Chính
Nhận biết các mức độ đau răng sâu
Đau do sâu răng có thể được chia thành nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ đến nặng:
Đau răng sâu cấp độ 1
Ở giai đoạn khởi phát, sâu răng vẫn chưa gây ra những cơn đau nhức hay khó chịu. Dấu hiệu dễ nhìn thấy nhất lúc này là sự xuất hiện của các vệt trắng đục hoặc lốm đốm màu nâu/đen trên bề mặt răng. Vì vậy, bệnh nhân rất dễ chủ quan.
Đau răng sâu cấp độ 2
Tình trạng sâu răng nếu không sớm tìm cách xử lý sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào cấu trúc tủy răng, khiến men răng bị phá hủy. Khi đó, bệnh nhân sẽ bắt đầu cảm nhận được những cơn đau nhức răng khi ăn uống hoặc đánh răng
Đau răng sâu cấp độ 3
Ở giai đoạn này, vi khuẩn đã ăn sâu vào vị trí đáy chân răng, làm xuất hiện ổ viêm nhiễm và dẫn đến tình trạng viêm tủy răng. Bệnh nhân có thể cảm nhận rõ rệt những cơn đau buốt, thậm chí là đau dữ dội về đêm.
▷ Xem chi tiết hơn: Các mức độ sâu răng nặng và cách khắc phục
Sâu răng được chia làm 3 mức độ với các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau
Đau răng sâu có cần phải điều trị không?
Nhiều bạn băn khoăn không biết có cần điều trị đau răng sâu hay không? Câu trả lời của Nha Khoa Kim là có, bởi mục đích điều trị không chỉ giúp bạn thoát khỏi những cơn đau phiền toái mà còn ngăn ngừa những biến chứng xấu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Như thông tin ở trên, khi bị sâu răng, bệnh nhân sẽ gặp nhiều bất tiện mỗi khi ăn uống, nhất là khi ăn các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Điều này làm ảnh hưởng đến vị giác, khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu tinh thần và có nguy cơ sụt cân.
Bên cạnh đó, acid do vi khuẩn sâu răng tiết ra có khả năng bào mòn mạnh. Về lâu dài, có thể làm mô răng và cấu trúc thần kinh trong tủy răng bị tổn thương, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: hôi miệng, xỉn màu răng, áp xe răng, viêm tủy, tiêu xương hàm,…
Không ít trường hợp sâu răng nghiêm trọng, bác sĩ buộc phải nhổ bỏ đi chiếc răng sâu để tránh tình trạng viêm nhiễm lây lan, làm đe dọa đến sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
Như vậy, việc điều trị đau răng sâu là vô cùng cần thiết, đây là cách hiệu quả nhất để giảm đau răng khi bị sâu.
Sâu răng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến chết tủy và mất răng vĩnh viễn
Cách giảm đau răng sâu an toàn, hiệu quả
Để giải quyết triệt để tình trạng đau nhức, ê buốt răng sâu, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh trám răng hoặc bọc răng sứ.
Trám răng sâu
Nếu răng xuất hiện vết sâu không quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ ưu tiên thực hiện hàn trám răng để điều trị. Quá trình này bao gồm việc làm sạch phần răng bị sâu và sử dụng các vật liệu nha khoa để trám lại.
Trám răng không chỉ giúp cải thiện thẩm mỹ cho nụ cười mà còn bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Đặc biệt, chi phí trám răng tương đối rẻ, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều người
Bọc răng sứ
Khi sâu răng đã ăn mòn tới tủy và mô răng, bọc răng sứ là phương pháp pháp phù hợp. Phương pháp này không chỉ mang lại nụ cười trắng sáng và tự nhiên mà còn giúp bệnh nhân sẽ ăn uống thoải mái hơn.
Trám răng hoặc bọc răng sứ là các phương pháp giúp điều trị và khắc phục tình trạng sâu răng phổ biến
Một số mẹo giảm đau răng sâu tại nhà
Khi răng bị đau nhức nhưng bạn chưa có thời gian đến nha khoa để trám răng hay bọc sứ thì có thể áp dụng một số mẹo dân gian sau đây:
- Súc miệng nước muối: Trong nước muối có chứa các thành phần chống vi khuẩn tự nhiên. Súc miệng bằng nước muối 3 lần/ngày sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng đau răng.
- Uống trà bạc hà: Bạc hà có tính gây tê, kháng khuẩn, có thể làm giảm cơn đau khi bị sâu răng, đồng thời loại bỏ vi khuẩn có trong khoang miệng.
- Chườm đá lạnh: Hơi lạnh từ đá sẽ giúp cơn đau do sâu răng gây ra dịu đi phần nào. Tuy nhiên, khi thực hiện bạn nên lưu ý là chườm bên ngoài da, không cườm trực tiếp lên chiếc răng đang bị đau.
- Sử dụng dầu đinh hương: Đinh hương có khả năng gây tê tự nhiên. Vì vậy khi bị đau răng, bạn hãy lấy một miếng bông nhỏ thấm một chút dầu đinh hương rồi đặt lên vị trí chiếc răng bị đau. Sau một vài phút, cơn đau nhức sẽ được đẩy lùi.
Chườm đá lạnh và súc miệng bằng nước muối giúp giảm tình trạng đau do sâu răng gây ra
Cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả
Để phòng ngừa sâu răng hiệu quả, người bệnh cần đảm bảo thực hiện các biện pháp sau đây:
- Đánh răng bằng 2 lần/ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút với kem đánh răng có chứa thành phần Fluoride.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng hiệu quả và nước súc miệng để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại.
- Hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn thức uống có chứa nhiều đường.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.
- Thực hiện thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để lấy cao răng, kiểm soát tình trạng sức khỏe răng miệng để sớm phát hiện và điều trị các bệnh lý nếu có.
Đánh răng đúng cách ít nhất 2 lần/ngày giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng, phòng ngừa sâu răng hiệu quả
Hy vọng qua những thông tin mà bài viết trên chia sẻ bạn đã biết cách áp dụng những pháp pháp giảm đau răng sâu như thế nào để vừa hiệu quả vừa an toàn. Nếu còn thắc mắc nào cần được giải đáp hãy liên hệ với Nha Khoa Kim qua số hotline: 1900 6899 để nhận được sự tư vấn từ chuyên gia.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.