Sâu răng cửa nên trám hay bọc răng sứ?

Răng cửa là chiếc răng dễ nhìn thấy trên khuôn hàm. Vì thế khi chiếc răng này bị sâu không chỉ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe răng miệng mà còn làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ nụ cười. Vậy sâu răng cửa làm sao để khắc phục? Nên trám hay bọc răng sứ? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim sẽ giúp bạn giải đáp mọi chi tiết.

Nguyên nhân sâu răng cửa

Sâu răng cửa là tình trạng răng bị tổn thương với sự xuất hiện của một hoặc nhiều lỗ sâu trên bề mặt. Ban đầu, lỗ sâu này có kích thước rất nhỏ nhưng nếu không sớm điều trị nó sẽ lớn dần lên và kèm theo là cảm giác đau nhức.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến răng cửa bị sâu nhưng phổ biến nhất là 3 nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân sâu răng cửa

Vệ sinh răng miệng không đúng cách và chế độ ăn uống không hợp lý là những nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng cửa

Vệ sinh răng sai cách

Thực hiện chải răng qua loa hoặc chải răng với bàn cải có lông quá cứng sẽ không thể làm sạch được các mảng bám mắc kẹt ở các kẽ răng. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra một số bệnh lý răng miệng, trong đó có sâu răng.

Cao răng bám lâu ngày

Những mảng bám, vụn thức ăn lâu ngày không được vệ sinh sạch sẽ sẽ hình thành cao răng. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển, tấn công làm phá hủy mô răng thật, từ đó gây ra những lỗ sâu răng.

Chế độ ăn uống không khoa học

Trẻ em, người trung niên, cao niên thường ít quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày. Việc tiêu thụ những loại thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột, acid sẽ làm tăng nguy cơ bị sâu răng cửa.

Dấu hiệu răng cửa bị sâu

Triệu chứng sâu răng cửa sẽ phụ thuộc vào độ lớn của lỗ sâu. Ban đầu bạn sẽ không cảm nhận được bất kỳ triệu chứng nào, nhưng khi lỗ sâu càng lớn các triệu chứng sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Bao gồm:

  • Đau nhức răng cửa.
  • Răng cửa trở nên nhạy cảm hơn, ê buốt mỗi khi ăn hoặc uống đồ ngọt, nóng, lạnh.
  • Răng cửa xuất hiện các lỗ hoặc vết rỗ.
  • Có vết ố màu đen, trắng hoặc nâu trên bề mặt răng.
  • Đau khi cắn xuống.

Dấu hiệu răng cửa bị sâu

Đen kẽ răng cửa kèm theo đau nhức khó chịu là những dấu hiệu cho thấy răng đang bị sâu

Răng cửa bị sâu có nguy hiểm không?

Răng cửa bị sâu bên trong gây ra nhiều tác hại cho răng miệng:

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ nụ cười 

Răng cửa được xem là “bộ mặt” của khuôn hàm, chiếc răng này rất dễ nhìn thấy khi bạn cười hoặc nói chuyện. Vì vậy, khi răng cửa bị sâu, những lỗ sâu có màu nâu hoặc đen xuất hiện trên bề mặt răng sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ nụ cười.

Gây hôi miệng

Vi khuẩn do tác nhân sâu răng gây ra trong khoang miệng sẽ làm hơi thở có mùi hôi khó chịu. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy tự ti, ái ngại khi giao tiếp với người khác.

Ảnh hưởng đến ăn nhai

Răng cửa có nhiệm vụ cắn xé thức ăn. Khi răng cửa bị sâu, nó sẽ bắt đầu xuất hiện những cơn đau khó chịu, làm cản trở việc ăn nhai hàng ngày của người bệnh. Điều này làm quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng trở nên kém đi, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng khác 

Răng cửa bị sâu nếu không sớm tìm cách khắc phục, chúng sẽ tiến triển trong âm thầm và làm phá hủy toàn bộ ngà răng. Nếu để vi khuẩn tấn công vào tủy răng sẽ gây viêm chóp răng, áp xe răng, viêm lợi có mủ,…

Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là vùng nướu xung quanh răng cửa bị sưng, tấy đỏ, có mủ kèm theo các cơn đau nhức, khó chịu. Nghiêm trọng hơn nữa là nó còn khiến răng bị suy yếu dần, lung lay và có nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

Răng cửa bị sâu có nguy hiểm không?

Sâu răng nếu không được phát hiện và điều trị sớm thường gây mất thẩm mỹ, hôi miệng và tăng nguy cơ mất răng

Răng cửa bị sâu phải làm sao?

Tùy vào mức độ hư hỏng của răng cửa bị sâu mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp:

Trám răng

Đối với trường hợp sâu răng ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành nạo sạch các vết sâu. Sau đó sử dụng vật liệu trám có màu sắc giống với màu răng thật, chẳng hạn như nhựa composite để trám răng cửa

Răng cửa sau khi trám sẽ khôi phục lại hình dáng ban đầu đồng thời ngăn ngừa tình trạng sâu răng tiếp diễn.

Răng cửa bị sâu có trám được không

Răng cửa bị sâu có trám được không?

Bọc răng sứ

Trường hợp răng cửa bị sâu nặng, ảnh hưởng đến tủy, thân răng gãy vỡ nhiều, bác sĩ sẽ tiến hành nạo sạch vết sâu, chữa tủy, sau đó trám lại và bọc sứ để bảo tồn chân răng thật.

Răng sau khi bọc sứ răng cửa có thể ăn nhai thoải mái mà không cần kiêng khem, đồng thời đảm bảo được tính thẩm mỹ cho hàm răng.

bọc răng sứ răng cửa bị sâu

Bọc răng sứ thường được áp dụng trong trường hợp răng sâu nặng gây ảnh hưởng đến tủy

Trồng răng giả

Khi răng bị sâu quá nặng, không còn cách để bảo tồn, bắt buộc phải nhổ bỏ. Sau khi nhổ răng, để đảm bảo ăn nhai và thẩm mỹ bác sĩ thường khuyên bệnh nhân trồng răng giả. 

Bạn có thể lựa chọn làm răng tháo lắp, cầu răng sứ hoặc trồng răng Implant tùy theo tình trạng và tài chính của bản thân.

Sâu răng cửa nên trám hay bọc răng sứ?

Trám răng hay bọc răng sứ đều nhằm mục đích là phục hình lại thân răng, điều trị răng sâu và tái tạo lại tính thẩm mỹ cho răng. Để biết bạn phù hợp với phương pháp nào, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng sâu sau khi thực hiện nạo vết sâu.

Nếu răng bị sâu ở mức độ nhẹ, ít tổn thương, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp trám răng để trám lại lỗ sâu, ngăn không cho vi khuẩn tiếp tục tấn công vào răng. Tuy nhiên, trám răng sẽ không mang lại hiệu quả cao vì sau một thời gian sử dụng miếng trám có thể bị bong tróc hoặc bung ra khỏi vị trí trám.

Sâu răng cửa nên trám hay bọc răng sứ?

Tùy vào mức độ sâu mà bác sĩ sẽ chỉ định nên trám hay bọc răng sứ

Vì thế, đối với các trường hợp răng sâu sau khi điều trị tủy và trám lại răng, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên bọc răng sứ để bảo vệ răng trước sự tấn công của vi khuẩn và giúp răng kéo dài tuổi thọ lâu hơn.

Có thể nói, bọc sứ là phương pháp tối ưu cho việc điều trị sâu răng cửa. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào bác sĩ cũng chỉ định bọc sứ. Phương pháp này chỉ được thực hiện khi răng sâu cần điều trị còn đầy đủ thân răng và tình trạng răng miệng khỏe mạnh.

Để biết được tình trạng sâu răng của mình phù hợp với phương pháp nào. Bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được thăm khám, kiểm tra và tư vấn.

Biện pháp phòng ngừa sâu răng cửa

Để phòng ngừa sâu răng cửa, bạn cần:

  • Đánh răng mỗi ngày 2 lần với kem đánh răng có chứa florua.
  • Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng làm sạch kẽ răng triệt để, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra mảng bám.
  • Tăng cường ăn những thực phẩm có chứa nhiều vitamin, canxi, chất xơ. Hạn chế ăn vặt hoặc các thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột, acid.
  • Mỗi ngày nên uống đủ từ 1.5 – 2L nước.
  • Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để được bác sĩ kiểm tra và làm sạch mảng bám.

Biện pháp phòng ngừa sâu răng cửa

Lấy cao răng định kỳ và vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả nhất hiện nay

Sâu răng cửa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân. Vì vậy, khi thấy có dấu hiệu răng bị sâu bạn hãy đến ngay các cơ sở Nha Khoa Kim để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)