Cao răng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là tác nhân gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng như sâu răng, viêm lợi, tụt lợi,…Vậy cao răng là gì? Có nên lấy cao răng hay không? Bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết.
Nội Dung Chính
Cao răng là gì?
Cao răng (hay vôi răng) là những mảng bám cứng, tích tụ ở cổ răng, được hình thành do sự tác động của vi khuẩn lên thức ăn còn sót lại. Cao răng có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, ở những người hút thuốc lá thì cao răng có màu vàng nhưng sẫm hơn
Cao răng còn tạo điều kiện cho mảng bám phát triển, khiến mảng bám bám chặt hơn từ đó dẫn đến các bệnh nghiêm trọng về răng lợi như sâu răng, viêm nướu. Cao răng không thể làm sạch bằng cách đánh răng thông thường, bạn cần đến phòng khám nha khoa để nha sĩ loại bỏ chúng bằng kỹ thuật và máy móc chuyên dụng.
Cao răng là các mảng trắng tích tụ ở cổ răng do sự hình thành của các mảng thức ăn và vi khuẩn
Cao răng hình thành như thế nào?
Sau khi ăn khoảng 15 phút, bề mặt răng sẽ bắt đầu hình thành một lớp màng vô khuẩn. Lớp màng vô khuẩn này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có chỗ bám trên bề mặt răng. Theo thời gian, vi khuẩn sẽ tích tụ ngày càng nhiều và hình thành các mảng bám dày đặc.
Ở giai đoạn đầu, khi chỉ còn là mảng bám, bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng hoặc chỉ nha khoa để làm sạch chúng một cách dễ dàng.
Tuy nhiên sau một thời gian, mảng bám vôi hóa do tác động của các hợp chất vô cơ có trong nước bọt và các yếu tố khác, khiến chúng trở nên cứng hơn, bám chặt vào răng. Mảng bám lúc này đã tiến triển thành cao răng và để loại bỏ chúng, bạn cần phải đến các phòng khám nha khoa.
Cao răng được hình thành do các mảng vô khuẩn xuất hiện sau khi ăn tạo môi trường cho vi khuẩn tích tụ và phát triển
Nguyên nhân hình thành cao răng
Cao răng chủ yếu được hình thành từ những thói quen vệ sinh và chăm sóc răng miệng ở mỗi người. Cụ thể:
- Không thường xuyên vệ sinh răng miệng, không đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
- Không làm sạch kẽ răng sau khi ăn bằng chỉ nha khoa, tạo điều kiện thuật lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Sử dụng các loại thực phẩm có chứa đường hóa học như nước ngọt có gas, bánh kẹo cũng góp phần làm hình thành mảng bám nhanh hơn, theo thời gian sẽ tiến triển thành cao răng.
- Chải răng sai cách khiến bề mặt răng không được làm sạch hoàn toàn, mảng bám còn sót lại lâu ngày sẽ hình thành cao răng.
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ và ăn nhiều thực phẩm chứa đường tạo điều khiện cho cao răng phát triển
Tác hại của cao răng
Các tác hại cụ thể của cao răng có thể kể đến như:
- Cao răng bám chặt trên bề mặt răng gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng, dễ gây mùi hôi khó chịu cho hơi thở.
- Cao răng là nơi cư trú của nhiều loại vi khuẩn gây hại. Các vi khuẩn này lên men đường có trong thức ăn tạo acid và các hợp chất có tính acid khác, làm phá hủy men răng, dẫn đến sâu răng.
- Vi khuẩn tích tụ trong các mảng cao răng sẽ làm nướu răng bị kích ứng, gây viêm lợi, tình trạng viêm lợi nhẹ có thể xảy ra với các triệu chứng như lợi bị sưng, tấy đỏ và chảy máu.
- Nếu không lấy cao răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tình trạng viêm lợi sẽ kéo dài, khiến bệnh ngày càng nặng hơn và dẫn đến viêm nha chu.
- Cao răng càng để lâu, kích thước sẽ càng phát triển, cao răng sẽ từ từ lan dần xuống phía dưới chân răng và đẩy lợi tụt xuống. Cộng với các mô nha chu suy yếu nên không thể nâng đỡ và giữ răng ổn định trên cung hàm, khiến răng lung lay và có nguy cơ rụng răng.
- Ngoài ra, vi khuẩn ở các mảng bám răng còn gây ra một số bệnh nguy hiểm khác như viêm tủy ngược dòng, viêm niêm mạc miệng, viêm họng, viêm amidan,…
Cao răng là nguyên nhân phổ biến gây nên các bệnh lý nha chu, viêm nướu và sâu răng
Có nên lấy cao răng không?
Lấy cao răng là việc mà hấu hết tất cả mọi người nên làm nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng. Một số lợi ích của việc lấy cao răng có thể kể đến như:
Hạn chế các bệnh nha khoa
Cao răng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh lý nha khoa, nhưng nó lại là nơi trú ngụ lý tưởng của nhiều vi khuẩn và tạo điều kiện cho chúng gây bệnh.
Một số bệnh phổ biến do cao răng tích tụ vi khuẩn lâu ngày gây ra như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, tụt lợi, mòn men răng,…Vì hãy, hãy cạo vôi răng thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
Răng thẩm mỹ hơn
Màu của cao răng thường sậm hơn màu của răng thật, điều này làm cho hàm răng của bạn trở nên kém thẩm mỹ vô cùng. Bạn cần lấy cao răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ để có một hàm răng tráng sáng và đẹp mắt hơn.
Phòng ngừa các bệnh do cao răng gây ra
Thực hiện cạo vôi răng định kỳ còn góp phần ngăn ngừa các bệnh do sự hình thành vi khuẩn trong cao răng gây ra như viêm họng, viêm amidan, tim mạch,…
Loại bỏ mùi hôi
Vi khuẩn tích tụ trong các mảng cao răng sẽ gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu. Để loại bỏ tình trạng này, giữ hơi thở luôn được thơm tho bạn nên vệ sinh sạch cao răng.
Bảo vệ xương hàm và răng chắc khỏe
Vi khuẩn cao răng khi tích tụ đủ nhiều sẽ trực tiếp tấn công vào sâu bên trong, làm hư hại răng nướu. Điều này sẽ khiến xương hàm bị tiêu, cũng dễ làm răng lung lay. Bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất nhiều răng cùng một lúc.
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe xương hàm và răng cũng như ngăn chặn sự tích tụ vi khuẩn tấn công khoang miệng, bạn nên lấy cao răng càng sớm càng tốt.
Từ những lợi ích kể trên, có thể thấy lấy cao răng là một việc làm vô cùng cần thiết. Theo khuyến cáo của các bác sĩ nha khoa, bạn nên thực hiện lấy cao răng định kỳ 1-2 lần/năm để giữ cho răng miệng luôn được khỏe mạnh.
Nên lấy cao răng định kỳ nhằm loại bỏ mùi hôi và ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý răng miệng
Khi nào nên và không nên lấy cao răng?
Cạo cao răng không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ, loại bỏ mùi hôi khó chịu mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng hiệu quả. Vậy khi nào thì nên và không nên lấy cao răng?
Khi nào nên lấy cao răng?
Việc lấy cao răng thường xuyên giúp hạn chế và ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng hiệu quả, đặc biệt là các trường hợp sau:
- Hầu hết mọi người đều nên đi lấy cao răng định kỳ
- Người có cơ địa nhiều cao răng, xuất hiện các mảng dính ở trên hoặc dưới nướu.
- Người bị bệnh lý về viêm nha chu và viêm nướu
- Phụ nữ có thai
- Người bệnh cần phải phẫu thuật, xạ trị cần được vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi điều trị.
Khi nào không nên lấy cao răng?
Cạo cao răng giúp vệ sinh sạch sẽ và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng, tuy nhiên vẫn có vài trường hợp được chống chỉ định với phương pháp này. Cụ thể:
- Bệnh nhân bị viêm nha chu, viêm nướu và viêm nướu cấp tính.
- Người bệnh tiểu đường dẫn đến biến chứng nha chu nghiêm trọng.
- Người mắc các bệnh lý về tắc nghẽn đường hô hấp trên, dẫn đến không thở bằng mũi được.
- Người bị bệnh rối loạn đông máu.
- Người bị bệnh viêm tủy cấp dẫn đến không chịu được độ rung của máy và nước lạnh trong quá trình cạo cao răng.
Quy trình lấy cao răng diễn ra như thế nào?
Quy trình lấy cao răng tại Nha Khoa Kim sẽ bao gồm 5 bước sau đây:
Bước 1: Thăm khám
Trước khi thực hiện lấy cao răng, bạn sẽ được thăm khám để kiểm tra tình trạng răng miệng và xác định độ dày của cao răng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Bước 2: Tìm cao răng
Sau đây là 2 dò tìm cao răng phổ biến:
- Cách 1: Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ thăm dò trượt lên và xuống dọc theo bề mặt răng và dưới nướu. Nơi nào có cao răng sẽ tạo cảm giác gồ ghề.
- Cách 2: Xoắn một góc bông gạc và ấn vào giữa 2 hàm răng, nước bọt sẽ nhanh chóng thấm vào bông gạc giúp dễ nhìn thấy cao răng hơn.
Bước 3: Lấy cao răng
Bác sĩ sẽ loại bỏ tận gốc cao răng cũng như các mảng bám mắc kẹt quanh chân răng bằng cách sử dụng các công cụ lấy cao răng chuyên dụng. Trong suốt quá trình lấy cao răng, bạn sẽ có cảm giác hơi ê buốt nhẹ.
Ở những vị trí sâu bên trong chân răng, việc lấy cao răng sẽ gây ra hiện tượng chảy máu. Tuy nhiên, với những bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao tại Nha Khoa Kim, quá trình này sẽ được thực hiện một cách cẩn thận, đảm bảo không gây ra cảm giác đau đớn hay khó chịu cho người bệnh.
Bước 4: Đánh bóng bề mặt răng
Bác sĩ sẽ tiến hành đánh bóng và làm mịn bề mặt răng sau khi cao răng được loại bỏ hoàn toàn. Thao tác này sẽ hạn chế cao răng quay trở lại và giúp răng trắng sáng hơn.
Bước 5: Vệ sinh răng miệng
Quá trình lấy cao răng kết thúc, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn vệ sinh răng miệng lại một lần nữa. Nếu như bạn mắc bệnh về răng, lợi, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc hỗ trợ điều trị. Cuối cùng là tư vấn cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng và hiệu quả tại nhà.
Quy trình lấy cao răng sẽ bao gồm 5 bước
Hy vọng qua những thông tin mà bài viết trên chia sẻ bạn đã hiểu rõ cao răng là gì? Nếu bạn có nhu cầu lấy cao răng và đang muốn tìm một nha khoa lấy cao răng uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, đảm bảo thực hiện đúng quy trình và làm sạch cao răng hiệu quả thì có thể liên hệ ngay với Nha Khoa Kim.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.