Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh không chỉ giúp trẻ ăn uống ngon hơn mà còn giúp phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng. Tuy nhiên, không phải các ông bố bà mẹ nào cũng biết rơ lưỡi đúng cách. Vì vậy, hãy dành ra ít phút theo dõi ngay bài viết dưới đây để được Nha Khoa Kim hướng dẫn tận tình về cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả.

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Nhiều mẹ thắc mắc, việc rơ lưỡi hàng ngày cho trẻ sơ sinh có thực sự cần thiết khi trẻ chỉ ti mẹ hay không? Câu trả lời là có.

  • Từ ngay khi lọt lòng, trẻ sơ sinh đã tiếp xúc nhiều với các loại vi khuẩn, vi nấm.
  • Việc mẹ sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình sinh con và cho con bú dẫn đến tình trạng kháng sinh nhiễm chéo từ mẹ sang con, điều này vô tình làm tiêu diệt các loại vi khuẩn có lợi trong khoang miệng trẻ. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại tấn công.
  • Khi trẻ ti sữa mẹ, cặn sữa sẽ lắng trên mặt lưỡi của trẻ, nếu không vệ sinh sẽ tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.
Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh mỗi ngày là điều cần thiết giúp bảo vệ và ngăn ngừa các bệnh lý về miệng

Vậy nên, việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh mỗi ngày là vô cùng cần thiết để làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng có thể xảy ra.

Rơ lưỡi trẻ sơ sinh ngày mấy lần là tốt?

Số lần rơ lưỡi ở mỗi bé sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

  • Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn: Đầu ti mẹ có chức năng làm sạch tự nhiên nên khi trẻ bú mẹ trực tiếp bề mặt lưỡi của trẻ ít khi bị đọng cặn sữa. Vì vậy, ở những trẻ bú mẹ hoàn toàn cứ cách 2-3 ngày mẹ nên thực hiện rơ lưỡi cho trẻ 1 lần
  • Đối với trẻ bú sữa công thức: Những trẻ bú sữa công thức cặn sữa rất dễ lắng đọng trên bề mặt lưỡi, vì vậy mẹ cần rơ lưỡi cho trẻ nhiều hơn, khoảng 2 lần/ngày. Nếu không trẻ có nguy cơ bị viêm lưỡi, viêm họng, bỏ bú.
  • Đối với trẻ bú cả sữa mẹ và sữa công thức: Mẹ nên thực hiện rơ lưỡi 1 lần/ngày cho trẻ
Rơ lưỡi trẻ sơ sinh ngày mấy lần là tốt?

Rơ lỡ 2 ngày 1 lần đối với bé ti mẹ còn đối với bé uống sửa công thức thì cần rơ lưỡi khoảng 2 lần/ngày

Hướng dẫn 4 cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà

Thông thường, để rơ lưỡi được sạch và dễ dàng hơn mẹ nên sử dụng gạc rơ lưỡi hoặc khăn tẩm ẩm. Sau đây là một số loại dịch rơ lưỡi cho trẻ được nhiều mẹ áp dụng:

Nước ấm

Đây là cách rơ lưỡi cho bé đơn giản được nhiều mẹ áp dụng. Tuy nhiên, nước ấm chỉ giúp khăn mềm ra và loại bỏ các chất bẩn, khó có thể lấy sạch các tưa lưỡi của bé. Vì vậy, mẹ có thể tham khảo thêm một số loại dung dịch dưới đây.

Nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh có khả kháng khuẩn cao, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng trẻ một cách an toàn nên được rất nhiều mẹ lựa chọn sử dụng.

Nếu không dùng nước muối sinh lý, mẹ cũng có thể tự pha nước muối theo tỷ lệ 1 thìa cafe muối với 300 ml nước để thực hiện rơ lưỡi tại nhà. Vì muối có khả năng hút nước cao nên mẹ lưu ý là không dùng nước quá đặc để tránh niêm mạc miệng trẻ bị tổn thương.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa tay sạch sẽ trước khi tiến hành rơ lưỡi cho trẻ.
  • Bước 2: Đeo gạc rơ lưỡi hoặc gạc y tế vào ngón trỏ, để tránh làm đau rát lưỡi trẻ mẹ nên lựa chọn loại gạc mềm.
  • Bước 3: Nhúng tay đeo gạc vào dung dịch nước muối sinh lý rồi đưa tay vào miệng trẻ để rơ lưỡi nhẹ nhàng.
  • Bước 4: Nên rơ 2 bên má trước tiên, sau đó đến các vùng trong vòm miệng và cuối cùng là lưỡi. Mẹ nên rơ từ ngoài vào trong để giảm cảm giác buồn nôn cho trẻ.
Hướng dẫn 4 cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà

Nước muối sinh lý rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh giúp kháng và tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả

Dịch lá rau ngót

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót có tác dụng làm sạch, tiêu viêm và sát trùng khoang miệng hiệu quả. Tuy nhiên, khi rơ lưỡi cho trẻ bằng dịch lá rau ngót mẹ phải hết sức cẩn thận vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên nếu nuốt phải có thể bị tiêu chảy.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá rau ngót, rửa sạch rồi đem đun sôi trong vòng 2-3 phút.
  • Bước 2: Tắt bếp và xay nhuyễn hỗn hợp rau ngót vừa đun.
  • Bước 3: Sử dụng phần nước cốt thu được để rơ lưỡi cho trẻ.

Dịch lá hẹ

Lá hẹ có chứa các “kháng sinh tự nhiên” có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại và giúp cải thiện hệ vi khuẩn có lợi trong răng miệng. Vì vậy, rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ được sử dụng phổ biến với các làm rất đơn giản. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ, rửa sạch rồi đem đun với 300ml nước.
  • Bước 2: Tắt bếp, vớt lá hẹ ra đem xay hoặc dã nhuyễn.
  • Bước 3: Với phần dung dịch vừa thu được này, bạn thêm vào một chút nước lá hẹ đã đun sôi rồi vắt lấy nước để rơ lưỡi cho trẻ.
  • Bước 4: Thực hiện phương pháp này 3-4 lần/tuần.

>>> Xem thêm: Cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh tại nhà các mẹ nên tham khảo

4 Điều mẹ cần lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Trong quá trình rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, mẹ cần chú ý một số điều sau đây:

  • Thời điểm thích hợp để rơ lưỡi cho trẻ là sau khi ăn sáng khoảng 2 tiếng. Việc rơ lưỡi cho bé trước khi ăn sẽ làm bé bị nôn khan và ngay sau khi ăn xong sẽ làm bé bị trớ sữa.
  • Thao tác rơ lưỡi cần phải nhẹ nhàng, không dùng lực quá mạnh, không rơ lưỡi nhiều lần trong ngày vì sẽ làm lưỡi trẻ bị tổn thương, gây đau rát và ảnh hưởng đến vị giác của trẻ.
  • Không sử dụng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, bởi trong mật ong có chứa clostridium botulinum-hoạt chất gây ngộ độc thần kinh trẻ.
  • Khi thực hiện rơ lưỡi, nếu thấy trẻ có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, mẹ nên dừng lại và báo ngay cho bác sĩ để xác định nguyên nhân và tìm ra biện pháp xử lý kịp thời, đúng đắn.
4 Điều mẹ cần lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Những lưu ý cần biết khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn, đúng cách

Câu hỏi liên quan đến rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

Dưới đây là một vài những câu hỏi phổ biến của hầu hết các mẹ đều sẽ gặp phải:

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì tốt?

Mẹ có thể sử dụng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể áp dụng thêm các cách khác như rau ngót, lá hẹ,… Sử dụng kết hợp với gạc rơ lưỡi để làm sạch hiệu quả hơn. 

Rơ lưỡi cho bé bị chảy máu phải làm sao?

Rơ lưỡi cho bé tương tự như hoạt động đánh răng hàng ngày của người lớn giúp làm sạch, bảo vệ và ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng. Vì vậy, khi thực hiện rơ lưỡi cần làm nhẹ nhàng, tuyệt đối không cậy các mảng trắng trong miệng bé. Đối với trường hợp bé bị chảy máu khi rơ lưỡi cần liên hệ ngay với bác sĩ để nhận được tư vấn và chỉ định kịp thời.

Khi nào rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Rơ lưỡi khoảng 2 lần/ngày đối với các bé bú bình kết hợp với bú mẹ, 2 – 3 lần/ngày đối với các bé bú bình hoàn toàn và 2-3 ngày/lần đối với các bé bú mẹ hoàn toàn. 

Nên rơ lưỡi cho bé đến khi nào?

Rơ lưỡi sẽ được áp dụng cho các bé từ 0-4 tuổi, sau gia đoạn này mẹ có thể tập cho bé đánh răng bằng bàn chải chuyên dụng cho bé.

Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hàng ngày?

Có, tuy nhiên không thực hiện quá nhiều lần trong ngày ( trên 3 lần) sẽ làm trầy và tổng thương lưỡi. Từ đó gây ảnh hưởng đến vị giác của trẻ. 

Không rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh có sao không?

Việc rơ lưỡi cho trẻ cũng tương tự như đánh răng, vì vậy nếu không rơ lưỡi định kỳ sẽ dẫn đến các bệnh lý về miệng. Đặc biệt là nấm miệng, nấm lưỡi ở trẻ,… gây đau và khó chịu, từ đó dẫn đến các triệu chứng biến ăn.

Bài viết trên là những cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả mà Nha Khoa Kim muốn chia sẻ đến bạn. Nếu còn điều gì cần được Nha Khoa Kim giải đáp, đừng quên liên hệ ngay với chúng tôi thông qua số hotline: 1900-6899.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)