Giải phẫu răng là gì? Răng như thế nào thì cần giải phẫu?

Răng là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Nó đảm nhận nhiệm vụ ăn nhai, giúp con người phát âm tròn vành rõ chữ. Trong một số trường hợp, răng bị tổn thương và không thể điều trị bằng các phương pháp nha khoa thông thường, lúc này chúng ta bắt buộc phải giải phẫu răng. Vậy Giải phẫu răng là gì? Răng như thế nào thì cần giải phẫu? Cùng Nha Khoa Kim theo dõi ngay bài viết dưới đây.

Giải phẫu răng là gì?

Ở mức độ cơ bản, giải phẫu răng là một lĩnh vực trong nha khoa. Nó nghiên cứu về cấu trúc, vị trí và chức năng của các răng trên cung hàm.

Ở mức độ nâng cao hơn, phẫu thuật ở răng là quá trình sử dụng các kỹ thuật phẫu thuật để loại bỏ hoặc điều trị các vấn đề liên quan đến răng và mô mềm xung quanh răng.

Giải phẫu răng là gì

Quá trình này sẽ bao gồm các công đoạn như loại bỏ răng, lấy tủy, làm sạch và khâu lại các vết thương sau phẫu thuật. Trong một số trường hợp, nó còn cần tái tạo lại xương và mô mềm bị mất.

✅ Mức độ ⭐ Răng mọc lệch, hư hỏng nặng
✅ Vị trí ⭐ Răng trong cung hàm
✅ Chi phí ⭐ 1.000.000 – 15.000.000 VNĐ
✅ Giải pháp ⭐ Trồng răng implant, cầu răng sứ

Thông thường, giải phẫu cho răng được thực hiện bởi các chuyên gia nha khoa hoặc các bác sĩ phẫu thuật răng hàm mặt. Và trước khi thực hiện cần có sự chuẩn bị cẩn thận và kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Tại sao cần phải giải phẫu răng

Có rất nhiều lý do để tiến hành một cuộc giải phẫu, nhưng chủ yếu là:

  • Xác định vị trí, hình dáng, kích thước, tình trạng cũng như mối liên kết giữa các răng, xương hàm và mô mềm với nhau. Đây là một bước quan trọng và không thể thiếu trong quá trình điều trị các bệnh lý về răng miệng.
  • Khi răng bị mất hoặc hư hỏng, giải phẫu răng sẽ giúp các bác sĩ đánh giá được tình trạng răng hiện tại. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
  • Ngoài ra, giải phẫu răng còn được thực hiện để tìm hiểu các tình trạng bất thường trong miệng. Chẳng hạn như nhiễm trùng, viêm nhiễm, khối u đều cần được giải phẫu. Mặt khác, các vấn đề liên quan đến xương hàm như khuyết điểm, chấn thương hoặc một số bệnh lý khác cũng cần được thực hiện.

Mặt khác, trong quá trình xử lý các răng bị mất, chuyên gia cũng sẽ tư vấn cho bạn cách “phục hồi” chúng qua các phương pháp như: trồng răng implant, làm cầu răng sứ, …  

Răng như thế nào thì cần giải phẫu?

Sau đây là những trường hợp cần phải tiến hành giải phẫu răng:

  • Răng khôn: Răng khôn là chiếc răng “sinh sau đẻ muộn”. Nó chỉ mọc khi những chiếc răng khác đã mọc hết. Trong trường hợp răng khôn bị kẹt trong xương hàm hoặc răng khôn không đủ chỗ để nảy mọc, ta cần phải tiến hành phẫu thuật để lấy răng khôn ra.
  • Răng yếu, không thể cứu chữa: Vì một số lý do nào đó mà răng của bạn đã bị hư hỏng nặng và không thể cứu chữa bằng các phương pháp nha khoa thông thường. Thì lúc này, nha sĩ có thể đề nghị bạn loại bỏ răng đó.
  • Răng chồng chéo: Trường hợp răng cửa bạn bị chồng chéo hoặc bị xô đẩy ra khỏi vị trí ban đầu. Nó gây ảnh hưởng đến khớp hàm, gây cản trở đến các răng khác hoặc gây đau và viêm nhiễm thì giải phẫu răng có thể được thực hiện.

"</p

Trường hợp nào không nên phẫu thuật răng

Phẫu thuật ở răng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các vấn đề. Đặc biệt, nó giúp giải quyết các bệnh lý về răng miệng hiệu quả. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau đây bạn không nên thực hiện giải phẫu:

  • Bệnh nhân trong thời kỳ mang thai không thể tiến hành giải phẫu răng. Vì điều này sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ và cả thai nhi. Nếu có thể, tốt nhất nên trì hoãn việc giải phẫu cho đến khi sinh xong. Trường hợp bệnh nhân cần phải giải phẫu răng trong thời kỳ mang thai cần phải báo trước cho bác sĩ để họ tiến hành các biện pháp phòng ngừa và an toàn cho thai nhi.
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu như: Warfarin, Aspirin, Clopidogrel cũng không thể tiến hành giải phẫu răng. Lý do là vì thuốc chống đông máu có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị vết thương sau khi làm phẫu thuật.
  • Bệnh nhân đang bị sốt hoặc nhiễm trùng không nên tiến hành giải phẫu răng ngay mà nên chờ đến khi phục hồi hoàn toàn.
  • Bệnh nhân đang bị sâu răng nặng, nhiễm trùng và xâm nhập vào tủy răng nên thực hiện các biện pháp điều trị trước rồi mới tiến hành giải phẫu răng.

Hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật

Dưới đây là một số hướng dẫn chăm sóc sau khi răng sau khi làm phẫu thuật. Thực hiện theo hướng dẫn sẽ giúp bạn giảm đau và phục hồi vết thương nhanh chóng.

Hướng dẫn chăm sóc răng sau giải phẫu

  • Nghỉ ngơi: Sau khi thực hiện phẫu thuật, bạn cần nghỉ ngơi từ 2- 3 ngày. Nhờ đó, bạn sẽ bớt cảm giác đau, giảm sưng và tăng khả năng phục hồi tốt cho vết thương.
  • Sử dụng đúng và đủ thuốc giảm đau và kháng viêm. Ngay sau khi giải phẫu, bạn sẽ được các chuyên gia bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm. Hãy nhớ sử dụng đúng và đủ!
  • Duy trì chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng. Trong vòng 2 ngày sau khi phẫu thuật răng, bạn không nên ăn những loại thức ăn cứng và nóng. Ưu tiên những loại thực phẩm mềm như cháo, súp, sữa,.. . Bên cạnh đó, bạn cũng không nên uống nước lạnh và hút thuốc.
  • Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách. Bạn nên súc miệng bằng nước muối để kháng viêm, kháng khuẩn.

Qua bài viết trên hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Giải phẫu răng là gì? Răng như thế nào thì cần giải phẫu? Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Nha Khoa Kim để được giải đáp.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)