Tình trạng ê buốt răng khiến cho người bệnh mắc phải nhiều khó khăn mỗi khi ăn uống. Hơn nữa, nếu không khắc phục sớm thì nó có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng người bệnh. Vậy có những nguyên nhân khiến răng trở nên nhạy cảm, ê buốt là gì? Làm cách nào để giảm và cải thiện tình trạng ê răng? Hãy cùng Nha Khoa Kim đi tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
Ê buốt răng là gì?
Ê buốt răng là tình trạng răng bị ê, nhức, khó chịu khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích như: nóng, lạnh, chua, ngọt,… Tình trạng này xảy ra khi lớp men bảo vệ răng bị mài mòn, làm lộ ngà răng và các dây thần kinh ra bên ngoài.
Ê răng là tình trạng đau nhức khi ăn các loại thực phẩm quá nóng hoặc lạnh
Dấu hiệu nhận biết ê buốt răng
Khi bị ê buốt răng, người bệnh sẽ có cảm giác đau từng cơn, cơn đau diễn ra đột ngột hoặc liên tục và tiến sâu vào các đầu dây thần kinh bên trong răng khi gặp một số yếu tố kích thích như:
- Đồ ăn, thức uống quá nóng/lạnh/chua/ngọt.
- Không khí lạnh.
- Thực phẩm có tính axit.
- Đánh răng.
- Dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng có cồn.
Các triệu chứng ê buốt răng có thể xuất hiện và biến mất bất chợt với các mức độ từ nhẹ đến nặng. Vì vậy, khi thấy tình trạng răng ê buốt kéo dài, người bệnh hãy đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Xuất hiện các cơn đau nhức, ê buốt đột ngột khi ăn các loại thực phẩm quá nóng hoặc lạnh
Ai dễ bị ê buốt răng?
Răng bị ê buốt là tình trạng khá phổ biến hiện nay, xuất hiện nhiều ở độ tuổi từ 25 – 30 tuổi. Càng lớn tuổi, nướu sẽ có xu hướng càng tụt xuống, làm lộ lớp ngà răng ra bên ngoài, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn. Người có thói quen vệ sinh răng miệng không tốt, hay ăn uống các thực phẩm chứa nhiều axit cũng có nguy cơ răng bị ê buốt cao.
Nếu không điều trị kịp thời, về lâu dài bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và có thể dẫn đến viêm tủy. Vì vậy, khi phát hiện ra các dấu hiệu răng ê buốt, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để sớm tìm cách khắc phục.
Nguyên nhân răng ê buốt là gì?
Răng nhạy cảm là tình trạng phổ biến nhiều người mắc phải mỗi ngày họ ăn các thực phẩm quá nóng, quá lạnh hay các đồ ăn quá chua hoặc đơn giản là hít phải luồng không khí lạnh. Tình trạng sảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Sử dụng bàn chải lông quá cứng
Lông bàn chải đánh răng quá cứng nếu sử dụng trong một khoảng thời gian dài sẽ làm nướu và men răng bị tổn thương. Theo lời khuyên của các bác sĩ nha khoa, bạn nên dùng bàn chải có lông mềm, kích thước phù hợp để tránh gây đau nhức, ê buốt cho răng và nướu.
Đánh răng sai cách
Đánh răng quá mạnh hoặc quá nhiều lần trong ngày sẽ dễ làm mòn men răng, tụt nướu và lộ chân răng. Khi lớp men bảo vệ răng bị mài mòn, ngà răng sẽ lộ ra ngoài làm răng trở nên nhạy cảm hơn.
Răng bị nứt
Răng bị gãy, sứt mẻ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn từ mảng bám xâm nhập, tấn công vào tủy răng, gây viêm nhiễm, ê buốt.
Sâu răng
Khi bị sâu răng, lỗ sâu sẽ làm các dây thần kinh bên trong răng lộ ra ngoài. Từ đó dẫn đến tình trạng ê buốt răng kèm theo đau nhức kéo dài, đặc biệt khi gặp các yếu tố kích thích.
Nghiến răng khi ngủ
Một thói quen cực kỳ có hại cho răng. Khi nghiến, 2 hàm ghì và siết chặt vào nhau tạo nên áp lực và tiếng kêu ken két. Nó khiến răng bị mòn dần và gây nên tình trạng ê buốt.
Ăn nhiều thực phẩm chứa axit
Các thực phẩm có tính axit thường có nguy cơ cao để lại mảng bám thực phẩm trên răng. Nếu không vệ sinh cẩn thận thì nó sẽ là cơ hội để vi khuẩn phát triển, gây ra sâu răng, viêm nướu và hiện tượng mòn men răng làm răng trở nên nhạy cảm.
Vệ sinh răng miệng sai cách và thói quen ăn uống không khoa học là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng răng ê buốt
Sử dụng các sản phẩm tẩy trắng trắng
Các sản phẩm làm trắng răng có thể giúp khắc phục tính thẩm mỹ cho răng. Tuy nhiên, trong các sản phẩm này thường có chất peroxide, có thể làm men răng suy yếu và gây ra một số hậu quả không tốt cho răng như ê buốt răng.
Sử dụng nước súc miệng thời gian dài
Nước súc miệng thường sát khuẩn tốt và giúp cho hơi thở thơm mát. Nhưng mà khi ngà răng lộ do men răng hỏng thì việc dùng nước súc miệng trong thời gian dài sẽ khiến răng ê buốt, tổn thương.
Thực hiện các thủ thuật nha khoa
Các thủ thuật nha khoa như trám răng, làm sạch răng, phục hồi răng,… có thể gây ra tình trạng ê buốt. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ không kéo dài quá lâu, thường sẽ biến mất sau 4 – 6 tuần.
Cách trị ê buốt răng dứt điểm tại nha khoa
Khi gặp phải tình trạng răng bị ê buốt kéo dài, người bệnh nên đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và điều trị. Để giảm độ ê buốt cho răng, bác sĩ sẽ áp dụng một số thủ thuật nha khoa sau đây:
- Che phủ lên bề mặt chân răng bị lộ.
- Phủ Vecni Fluor lên bề mặt nhà răng bị lộ ra ngoài.
- Trám răng.
- Điều trị tủy.
▷ Xem thêm: Trám răng là gì? Cách vệ sinh răng miệng đúng sau trám răng
Tùy vào tình trạng và mức độ mòn của men răng mà bác sĩ sẽ cân nhắc tiến hành điều trị phù hợp
Cách trị ê buốt răng dân gian tại nhà hiệu quả
Hiện nay có nhiều phương pháp trị ê buốt răng khác nhau cho mọi người lựa chọn. Dưới đây là một số cách phổ biến, được tin dùng nhiều nhất và cho hiệu quả cải thiện rõ rệt mà bạn có thể tham khảo.
Trị ê buốt răng bằng lá bàng
Trong lá bàng chứa nhiều thành phần như Tercatin, Saponin, Flavonoid,… có tác dụng diệt khuẩn và kháng viêm cực tốt. Do đó, chúng có thể tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, hạn chế nguy cơm làm răng nhạy cảm hơn.
Ngoài ra lá bàng cũng giúp bảo vệ men răng, mô mềm trong khoang miệng. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Bước 1: Cần chuẩn bị từ 3 – 4 là bàng non tươi, không bị sâu rồi mang đi rửa sạch, ngâm trong nước muối 15 phút để tiệt trùng. Sau đó vớt ra rổ để cho ráo nước.
- Bước 2: Thái nhỏ lá bàng, xay nhuyễn cùng ít muối ăn và cốc nước ấm.
- Bước 3: Tiếp theo vắt hỗn hợp để lấy phần nước cốt. Sử dụng chúng đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần súc 1 – 2 phút là được.
Lá bàng có tác dụng diệt khuẩn và kháng viêm tốt giúp giảm ê buốt răng tức thì
Rượu hạt gấc trị ê buốt răng hiệu quả
Rượu hạt gấc là bài thuốc dân gian có tác dụng chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau như trĩ, viêm nha chu, đau răng, hôi miệng,… Chính sự kết hợp của các hoạt chất ở trong hạt gấc cùng với rượu đã mang lại tác dụng chống viêm, diệt khuẩn mạnh tối ưu.
Việc dùng rượu hạt gấc đúng cách ngoài giúp bạn có được cảm giác dễ chịu, giảm đau nhức mà còn kiểm soát tốt sâu răng, giảm viêm ở tổ chức quanh răng. Các bước thực hiện đơn giản như sau:
- Bước 1: Lấy hạt gấc từ những quả đã chín già mang đi nướng trên bếp đến khi nào thấy vỏ ngoài hơi cháy xem là được.
- Bước 2: Tiếp theo dùng vật cứng để đập nhẹ tách lấy nhân bên trong, giã nhỏ.
- Bước 3: Cho phần nhân vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng ngập và ngâm trong 30 ngày
- Bước 4: Mỗi khi ê buốt răng, bạn chỉ cần lấy ít rượu ngậm trong miệng khoảng 10 phút rồi súc miệng lại với nước là sẽ thuyên giảm đáng kể đấy.
Trong dân gian, rượu hạt gấc thường được sử dụng giúp giảm đau nhức và ê răng tức thì
Cách trị ê buốt răng bằng trà xanh
Trong trà xanh chứa hàm lượng EGCG lactic và fluor dồi dào với khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng viêm mô mềm trong khoang miệng để củng cố sự vững chắc cho men răng, giảm tình trạng ê buốt. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Rửa 1 nắm trà xanh rồi vò nhẹ cho là hơi nhàu rồi bỏ lá trà vào ấm, đổ ngập nước, đun sôi trong vòng 5 phút.
- Bước 2: Thêm một vài hạt muối ăn vào, chờ muối tan hết thì tắt bếp
- Bước 3: Cuối cùng bạn lọc lấy nước chờ nước nguội bớt thì lấy súc miệng từ 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần ít nhất 2 phút là sẽ thấy tình trạng ê buốt được cải thiện.
Súc miệng bằng lá trà xanh thường xuyên giúp cải thiện tình trạng ê nhức răng tại nhà an toàn
Mật ong trị ê buốt răng hiệu quả
Nếu như không đáp ứng được những phương pháp kể trên thì bạn có thể áp dụng cách trị ê buốt răng bằng mật ong. Nguyên liệu có tính chất sát khuẩn cách mạnh nên giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, tiêu sưng, giảm đau cho mô mềm bị viêm. Đồng thời giảm kích ứng và ê buốt răng. Cách thực hiện cụ thể bao gồm:
- Bước 1: Đầu tiên hãy hòa 1 thìa mật ong vào trong cốc nước ấm, khuấy thật đều đến đến khi mật ong tan hết.
- Bước 2: Sau đó sử dụng dung dịch trên ngậm, súc miệng khoảng 2 – 3 phút là cảm giác ê buốt ban đầu sẽ từ từ biến mất đi. Cuối cùng súc lại bằng nước thật sạch để đường mật ong không lưu lại, tránh sâu răng.
Ngậm hoặc súc miệng bằng nước mật ong ấm giúp giảm đau và cải thiện tình trạng ê răng tại nhà
Cách phòng ngừa ê buốt răng
Để hạn chế tối đa nguy cơ răng ê buốt, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Bạn nên vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày vào sáng và tối. Bên cạnh đó, nên ưu tiên sử dụng những loại kem đánh răng có chứa thành phần Fluoride để tăng độ chắc khỏe cho răng và nướu.
Lưu ý, việc đánh răng không thể loại bỏ được hoàn toàn các mảng bám, vi khuẩn trên răng, nhất là ở các kẽ răng. Vì vậy, bạn cần kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng sát khuẩn để làm sạch răng miệng triệt để.
Có chế độ ăn uống lành mạnh
Đối với những người bị ê buốt răng cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống. Nên tránh xa những loại thực phẩm có chứa nhiều axit như cam, bưởi, cà chua, nước ngọt có gas,…và đặc biệt là những đồ ăn, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh.
Đồng thời, bạn cũng cần thêm vào chế độ ăn uống của mình những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như chuối, táo,…để bổ sung nhiều khoáng chất cho cơ thể, từ đó giúp phòng tránh tình trạng ê buốt răng.
Đừng quên, tăng cường các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như sữa, bơ, hạnh nhân, rau cải màu xanh đậm,…Bởi cơ thể thiếu canxi là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về răng miệng.
Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần
Bên cạnh việc điều chỉnh lại thói quen vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh cũng cần thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để các bác sĩ nha khoa kiểm tra và điều trị kịp thời nếu có các vấn đề bất thường xảy ra.
Vệ sinh răng miệng đúng cách và hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều axit giúp bảo vệ men răng tốt hơn
Trên đây là một số cách trị ê buốt răng ngay tại nhà hiệu quả, được lưu truyền rộng rãi mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Trong thời gian áp dụng, mọi người cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không đánh răng quá mạnh hay dùng sản phẩm chứa hóa chất có hại cho men răng. Nếu đã áp dụng mà tình trạng ê buốt không thuyên giảm thì hãy liên hệ với Nha Khoa Kim qua số hotline 1900 6899 để được tư vấn hướng xử lý phù hợp nhé!
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.