Xiết ăn răng là gì? Cách trị xiết răng ở người lớn và trẻ em

Xiết ăn răng là một trong những bệnh lý về răng miệng thường gặp ở người lớn và trẻ em. Bệnh gây cảm giác đau buốt khó chịu, ăn uống khó khăn, hơi thở có mùi làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Thậm chí nếu không được điều trị kịp thời bệnh còn có thể gây mất răng vĩnh viễn. Trong bài viết hôm nay, mời bạn cùng theo chân Nha Khoa Kim để tìm hiểu rõ hơn về xiết ăn răng là gì? Cách trị xiết răng ở người lớn và trẻ em.

Xiết ăn răng là gì?

Xiết ăn răng (hay còn gọi là sún răng, sâu răng tiến triển chậm) là tình trạng vi khuẩn xâm nhập và ăn mòn men răng khiến răng bị tổn thương. Lúc này, phần răng có màu nâu đen, theo thời gian sẽ dần bị ăn mòn và chỉ còn lại mảnh chân răng bám sát nướu gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.

Xiết ăn răng là gì?

Xiết ăn răng là tình trạng vi khuẩn xâm nhập và ăn mòn men răng

Nguyên nhân gây nên xiết ăn răng

Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Do bẩm sinh: đa phần xuất hiện ở trẻ em. Trẻ không đủ lượng men răng tiêu chuẩn, vi khuẩn sẽ tấn công vào khoang miệng một cách dễ dàng và gây ra tình trạng bị xiết.
  • Do vệ sinh răng miệng kém: Quá trình vệ sinh răng miệng không đảm bảo khiến các mảng bám và vụn thức ăn thừa còn mắc kẹt tại kẽ răng. Đây chính là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn gây hại phát triển. Chúng tấn công và ăn mòn men răng dẫn đến xiết răng.
  • Do ăn nhiều các loại đồ ăn, nước uống chứa nhiều đường: Những thực phẩm này khi tiếp xúc với môi trường răng miệng sẽ biến thành axit bào mòn men răng. Từ đó xâm nhập vào buồng tủy gây nên tình trạng răng bị xiết ăn.
  • Do thiếu vitamin, khoáng chất, canxi, flour: Men răng sẽ trở nên yếu đi khi cơ thể thiếu hụt các vitamin, khoáng chất, đặc biệt là canxi và flour. Lúc này, vi khuẩn gây hại có thể dễ dàng xâm nhập, gây sâu răng tiến triển chậm.
  • Do thói quen ăn nhai không tập trung: Chính điều này đã làm cho quá trình phân giải các phân tử Saccarozo và Glucozo diễn ra mạnh mẽ và bám trên thành răng. Dần dần, răng bị chuyển màu và gây ra tình trạng xiết răng nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây nên xiết ăn răng

Xiết ăn răng có thể xuất hiện do bẩm sinh hoặc do thói quen ăn uống thường ngày

Triệu chứng của bệnh xiết ăn răng

Tùy vào từng giai đoạn mà triệu chứng ở mỗi người sẽ khác nhau. Sau đây là 3 giai đoạn phổ biến:

Giai đoạn 1: Xiết ăn răng nhẹ

Đây là giai đoạn đầu, chỉ có những biểu hiện bên ngoài mặt răng và cấu trúc răng vẫn chưa bị ảnh hưởng. Người có răng bị xiết ăn hoàn toàn không có cảm giác đau nhức hay khó chịu, chỉ khi thăm khám trực tiếp tại nha khoa mới có thể phát hiện ra bệnh lý này.

Giai đoạn 2: Xiết ăn răng tiến triển

Khi răng bị nặng hơn, bề mặt răng sẽ dần dần bị bào mòn. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng đau buốt khi ăn nhai và vệ sinh răng miệng.

Giai đoạn 3: Xiết răng trở nặng

Đây là mức độ nặng nhất của xiết ăn răng. Lúc này, răng gần như đã bị bào mòn toàn bộ, chỉ còn sót lại phần chân răng sát nướu. Người bệnh không chỉ cảm thấy đau buốt răng mà còn đau đầu, thậm chí bị sốt nếu có hiện tượng nhiễm trùng ở vùng chân răng.

Xiết ăn răng thường phát triển dần theo 3 gia đoạn chính

Hậu quả của xiết ăn răng

Nếu không điều trị kịp thời tình trạng này sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:

Phát triển các bệnh lý răng miệng

Tại vị trí bị xiết ăn, vi khuẩn phát triển mạnh và tấn công vào nướu và các răng lân cận gây viêm nướu, áp xe răng, chảy máu chân răng. Ngoài ra, chúng còn gây ra mùi hôi khó chịu cho cơ thể khiến người bệnh cảm thấy mặc cảm, tự ti.

Mất răng vĩnh viễn

Khi xiết ăn răng tiến triển nặng chỉ còn lại phần chân răng nằm trong xương hàm. Các vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công gây đau nhức, khó chịu vô cùng. Để thoát khỏi tình trạng này, nhiều người đã lựa chọn nhổ bỏ phần chân răng bị ăn mòn đó.

Hậu quả của xiết ăn răng

Xiết ăn răng có thể dẫn đến các bệnh lý về răng, nặng hơn sẽ gây ra mất răng vĩnh viễn

Cách trị xiết ăn răng ở người lớn tại nhà

Sau đây là một số bài thuốc dân gian có thể áp dụng để điều trị tại nhà nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng:

Tỏi và gừng

Tỏi và gừng là những nguyên liệu có tính sát trùng và kháng viêm cực tốt, giúp hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn trong khoang miệng. Để điều trị xiết ăn răng bằng tỏi và gừng, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Gừng và tỏi rửa sạch, nghiền nát cho tới khi ra nước..
  • Bước 2: Lấy phần bã gừng và tỏi vừa nghiền đắp lên vùng chân răng bị xiết ăn.
  • Bước 3: Giữ nguyên trong vòng 5 phút rồi súc miệng lại với nước cho sạch. Kiên trì thực hiện khoảng 2 lần/ngày cho đến khi tình trạng tổn thương do xiết răng được cải thiện.

Dầu ô liu và đinh hương

Hoạt chất Phytochemicals trong dầu ô liu có tác dụng tái tạo vết thương và kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, đinh hương lại có tác dụng giảm đau và sát khuẩn tốt. Khi kết hợp 2 loại dầu này với nhau sẽ tạo thành hợp chất trị dứt điểm răng bị xiết:

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bước 1: Trộn dầu ô liu và đinh hương theo tỷ lệ 1:2.
  • Bước 2: Dùng tăm bông chấm vào hỗn hợp này lên phần chân răng bị xiết ăn răng.
  • Bước 3: Đợi trong vòng 5-7 phút rồi súc miệng lại với nước cho sạch. Mỗi ngày thực hiện từ 3-4 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Hạt tiêu đen và húng quế

Hạt tiêu đen và húng quế có tính kháng khuẩn và chống sưng viêm cực tốt. Vì vậy, bạn có thể kết hợp 2 nguyên liệu này để chữa trị răng bị xiết hiệu quả tại nhà. Các thực hiện tương đối đơn giản, chỉ cần nghiền nát húng quế và hạt tiêu đen cho đến khi tạo thành hỗn hợp sệt rồi đắp lên vùng răng bị tổn thương.

Lá trà xanh

Hoạt chất cetaphils trong lá trà xanh có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây sâu răng. Bạn có thể đun lá trà xanh với nước rồi sử dụng để súc miệng hàng ngày để giảm thiểu các cơn đau nhức do răng gây ra đồng thời ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Lá bạc hà

Từ lâu, lá bạc hà đã được biết đến với khả năng giảm đau tức thời. Để cải thiện các triệu chứng nhanh hơn, nhiều người thường đun lá bạc hà với nước để súc miệng.

Cách trị xiết ăn răng chuẩn nha khoa

Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị  chính tại nha khoa:

Tái khoáng

Là phương pháp điều trị xiết răng giai đoạn 1. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng một loại dung dịch nha khoa chuyên dụng có chứa các thành phần như canxi, flour để chấm vào vị trí răng bị tổn thương nhằm tái tạo lại men răng và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

Trám răng

Trám răng là phương pháp điều trị xiết ăn răng giai đoạn 2. Theo đó, các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng cho người bệnh, sau đó loại bỏ những mô răng bị tổn thương và cuối cùng là dùng đèn layer để trám vào răng.

Nhổ răng

Là phương pháp điều trị răng bị xiết giai đoạn 3. Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ toàn bộ phần chân răng bị tổn thương do xiết để tránh làm ảnh hưởng đến xương hàm và các mô nướu xung quanh.

Cách trị xiết ăn răng chuẩn nha khoa

Cách trị xiết ăn răng chuẩn nha khoa ở người lớn và trẻ em

Phòng ngừa xiết ăn răng cho người lớn và trẻ em

Dưới đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng để phòng ngừa:

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch.
  • Hạn chế ăn các loại đồ ăn, nước uống có chứa nhiều đường, những thực phẩm này sẽ không tốt cho men răng.
  • Bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, chế phẩm từ sữa để tái tạo men răng.
  • Thăm khám nha khoa 6 tháng/lần để có thể phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề răng miệng.

Phòng ngừa xiết ăn răng cho người lớn và trẻ em

Các biện pháp phòng ngừa xiết ăn răng cho người lớn và trẻ em hiệu quả

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà Nha Khoa Kim muốn chia sẻ đến bạn về xiết ăn răng là gì và cách trị ở người lớn và trẻ em tại nhà mà bạn nên biết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần giải đáp, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900-6899.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)