C sủi thường được mọi người sử dụng khi nhiệt miệng. Nhiệt miệng là tình trạng các vết loét thường xuất hiện ở khoang miệng, vùng má trong, lưỡi. Đây là bệnh lý tuy không quá nghiêm trọng nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau rát, ăn uống và giao tiếp khó khăn.
Có rất nhiều cách để chữa nhiệt miệng tại nhà nhưng một trong những cách được nhiều người áp dụng chính là uống C sủi. Vậy thực tế Viên uống C sủi bọt có chữa được nhiệt miệng không? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim để có được câu trả lời chính xác.
Nội Dung Chính
Tìm hiểu về viên uống C sủi
Viên uống C sủi bọt là một loại thuốc bổ sung vitamin C. Nó được sản xuất dưới dạng viên uống có khả năng tan chậm trong nước và tạo ra bọt khi được hòa tan. Viên uống C sủi bọt thường được sử dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Đặc biệt, trong trường hợp cơ thể thiếu hụt vitamin C do không đủ cung cấp qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc do một số bệnh lý.
Vitamin C là một chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nó giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt và tăng cường sức khỏe của tế bào da, răng, xương và mô liên kết khác. Đồng thời, chúng có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh nên được sử dụng chủ yếu cho người bị cảm lạnh.
Hiện nay, có nhiều người thắc mắc về việc uống C sủi chữa nhiệt miệng. Sự thật như thế nào? Hãy cùng Nha khoa Kim tìm hiểu chi tiết hơn qua nội dung bên dưới.
Viên uống C sủi bọt có chữa được nhiệt miệng không?
Nhiệt miệng là một bệnh lý thường gặp ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Nguyên nhân gây nhiệt miệng chủ yếu là do vệ sinh răng miệng kém, tổn thương vùng miệng, ăn uống kém khoa học, tác dụng phụ của thuốc, mắc các bệnh nha khoa,…
Theo các chuyên gia y tế, sau 7-10 ngày các triệu chứng nhiệt miệng sẽ dần được cải thiện mà không cần phải can thiệp điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần áp dụng phương pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ví dụ như là khi người bệnh tiến triển nặng hoặc mắc các bệnh nha khoa thì cần hạn chế những tổn thương đồng thời, khắc phục được các triệu chứng đi kèm.
Bên cạnh đó, viên uống C sủi cũng được khuyến khích sử dụng cho người bị nhiệt miệng ở mức độ nhẹ do hệ miễn dịch suy giảm, thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu. Việc sử dụng C sủi đúng cách giúp cải thiện tình trạng đau rát, khó chịu, thúc đẩy các mô bị tổn thương nhanh chóng phục hồi.
Tuy nhiên, khi sử dụng viên uống này chữa nhiệt miệng phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên lạm dụng để đảm bảo hiệu quả cũng như tránh gây ra một số tác dụng không mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hướng dẫn cách chữa nhiệt miệng bằng C sủi
Sử dụng viên uống C sủi đúng cách mới đem lại hiệu quả cho quá trình chữa nhiệt miệng. Đối với người lớn và trẻ nhỏ sẽ có liều dùng khác nhau. Để đảm bảo an toàn thì trước khi sử dụng bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì. Hoặc tham khảo ý kiến của các nhân viên y tế.
- Chuẩn bị một cốc nước đun sôi để nguội.
- Sau đó cho viên C sủi vào, chờ tan hết thì uống trực tiếp.
- Không được uống C sủi sau 4 giờ chiều.
- Liều dùng mỗi ngày không vượt quá 60mg để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Để các triệu chứng đau rát và khó chịu do nhiệt miệng gây ra nhanh chóng thuyên giảm bạn nên uống C sủi đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, hiệu quả đem lại khi chữa nhiệt miệng bằng viên uống này còn tùy thuộc vào mức độ loét nặng hay nhẹ. Và xem xét cả các biểu hiện lâm sàng cũng như khả năng đáp ứng của người bệnh.
▷ Xem thêm: Nhiệt miệng uống gì? Top 7 thức uống thanh mát dễ pha chế tại nhà.
Uống C sủi chữa nhiệt miệng cần lưu ý điều gì?
Việc chữa nhiệt miệng bằng C sủi chỉ có thể cải thiện được phần nào triệu chứng đau rát, khó chịu, nóng đỏ mà bệnh lý này gây ra. Đồng thời, việc áp dụng cách chữa này còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, sức khỏe miễn dịch. Từ đó, nó giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm.
Tuy nhiên, có một vài lưu ý khi sử dụng C sủi mà bạn cần ghi nhớ:
Mức độ sử dụng
★ Viên uống C sủi chỉ có tác dụng trong trường hợp nhiệt miệng do suy giảm miễn dịch, thiếu hụt dưỡng chất. Nó không thể điều trị dứt điểm nhiệt miệng do các nguyên nhân phức tạp khác gây ra.
★ Đối với những trường hợp bị nhiệt miệng ở mức độ nặng, vết loét lớn và sâu người bệnh không nên sử dụng C sủi mà cần ngay lập tức đến ngay các cơ sở y tế đê thăm khám và điều trị tránh tình trạng vết đau rát tiến triển nặng, làm niêm mạc bị tổn thương.
Đối tượng sử dụng
★ Viên uống này không thích hợp với những người đang gặp các vấn đề về dạ dày. Chẳng hạn như: đau dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải lưu ý là không nên uống C sủi khi bụng đói.
★ Mặt khác, trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi không nên sử dụng sản phẩm này.
Thời gian, liều lượng và cách dùng
★ Tuân thủ liều dùng C sủi theo sự chỉ dẫn của nhân viên y tế.
★ Nên uống C sủi trước 4 giờ chiều để không bị khó ngủ.
★ Đợi C sủi tan hoàn toàn trong nước rồi mới sử dụng. Sản phẩm có thể gây ra bỏng rát miệng nếu như dùng trực tiếp.
★ Không dùng chung với các thức uống như: bia rượu, nước có gas,… . Vì các thức uống này kết hợp lại có thể dẫn đến tiêu chảy, đầy hơi và khó chịu.
Kết luận
Vậy là bài viết trên của Nha Khoa Kim đã giúp bạn trả lời câu hỏi Viên uống C sủi bọt có chữa được nhiệt miệng không? Bên cạnh đó, để phòng ngừa nhiệt miệng bạn cũng nên thăm khám nha khoa thường xuyên. Đồng thời, bạn nên thực hiện cạo vôi răng định kỳ để vệ sinh và phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.