Ê buốt răng là tình trạng mà nhiều người thường hay gặp phải. Tình trạng này không chỉ gây khó khăn cho việc ăn uống mà còn dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng. Dưới đây, Nha Khoa Kim sẽ chỉ rõ cho bạn nguyên nhân ê buốt răng đồng thời hướng dẫn cách điều trị hiệu quả. Cùng theo dõi nhé!
Nội Dung Chính
Ê buốt răng là gì?
Ê buốt răng là tình trạng răng nhạy cảm quá mức khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau buốt khi đánh răng hoặc tiếp xúc với các loại đồ ăn, thức uống nóng, lạnh, chua, ngọt. Dù không phải là tình trạng quá nghiêm trọng nhưng răng ê buốt có thể là dấu hiệu cảnh báo cho một số bệnh lý như: đau răng, viêm nướu, viêm nha chu.
Ê buốt là tính trạng răng nhạy cảm quá mức khiến bạn đau nhức và khó chịu khi ăn nhai
Bình thường, ngà răng của bạn sẽ được bảo vệ bởi lớp men răng cứng chắc bên ngoài. Khi lớp men răng hỏng sẽ làm lộ ngà răng. Bên trong ngà răng là hệ thống các ống ngà dẫn trực tiếp đến dây thần kinh trong tủy răng. Vì không còn lớp men răng bảo vệ bảo vệ nên khi tiếp xúc với các yếu tố nóng lạnh hay các chất có tính axit các dây thần kinh bên trong tủy răng sẽ bị kích thích, dẫn đến đau và ê buốt.
Nguyên nhân răng bị ê buốt
Răng bị ê buốt chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
Do một số bệnh lý răng miệng
Một số bệnh lý răng miệng như sứt mẻ răng, sâu răng, viêm nướu, tụt lợi,…có thể khiến răng của bạn trở nên nhạy cảm.
Trong đó, sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất. Chính các lỗ sâu trên răng đã làm lộ các dây thần kinh chân răng ra bên ngoài. Chưa kể, sâu răng còn gây tụt lợi, làm lộ ngà răng và khiến răng dễ bị ê buốt.
Vệ sinh răng sai cách
Chúng ta cần phải đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để làm sạch và bảo vệ răng. Tuy nhiên, cách đánh răng sao cho đúng là điều mà không phải ai cũng biết.
Nhiều người thường đánh răng vội vàng, qua loa cho xong nên răng miệng chưa được vệ sinh một cách để. Một số khác lại đánh răng quá lâu, quá mạnh, quá nhiều làm lớp men răng bị mài mòn và khiến răng trở nên nhạy cảm.
Ngoài ra, việc sử dụng loại bàn chải đánh răng quá cứng, loại kem đánh răng không phù hợp hoặc quá lạm dụng nước súc miệng cũng gây ra tình trạng ê buốt răng. Một số loại nước súc miệng có chứa nhiều axit nên nếu sử dụng cho răng nhạy cảm trong thời gian dài sẽ làm răng có nguy cơ bị tổn thương nhiều hơn.
Ăn nhiều thực phẩm có tính axit
Các loại thực phẩm có tính axit như đường, cá, thực phẩm giàu protein, ngũ cốc, chế phẩm từ sữa, soda, đồ uống ngọt,…sẽ gây hại đến lớp men răng và dẫn đến tình trạng răng ê buốt.
Sau khi ăn xong, nếu bạn không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, các mảng bám từ những thực phẩm này sẽ tích tụ trên răng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng, điển hình như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…. từ đó khiến men răng bị mài mòn và gây ê buốt răng.
Thói quen nghiến răng khi ngủ
Thói quen xấu này không chỉ phát ra âm thanh khó chịu làm ảnh hưởng đến những người xung quanh mà còn gây hại cho răng. Khi bạn nghiến răng, hai hàm răng sẽ bị gì và siết chặt làm răng bị mòn. Tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến men răng và khiến răng dễ bị ê buốt.
Các thủ thuật nha khoa
Răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn sau khi thực hiện các thủ thuật nha khoa như cạo vôi răng, tẩy trắng răng, bọc răng sứ,… Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, tình trạng ê buốt răng vì những lý do này sẽ nhanh chóng biến mất sau 4 – 6 tuần. Trong thời gian này, bạn cần tuân thủ theo những cách chăm sóc răng miệng mà bác sĩ nha khoa hướng dẫn.
Vệ sinh răng miệng sai cách và chế độ ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân làm răng ê buốt
Làm thế nào để hết ê buốt răng?
Cách chữa trị hiệu quả cho tình trạng răng ê buốt là thực hiện các biện pháp bảo vệ và chăm sóc men răng để tránh những tác nhân kích thích tác động đến các dây thần kinh bên trong răng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần trong một ngày vào buổi sáng và tối. Bên cạnh đó, nên lựa chọn các loại kem đánh răng có chứa fluoride để vệ sinh răng miệng sạch sẽ và ngăn ngừa sâu răng.
Lưu ý, chỉ đánh răng thôi vẫn chưa thể loại bỏ hoàn toàn những mảng bám trên răng, đặc biệt là ở những vị trí khó tiếp cận như kẽ răng. Vì thế, bạn cần kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng miệng hoàn toàn.
Có chế độ ăn khoa học và lành mạnh
Nếu bạn đang gặp tình trạng răng ê buốt, nhạy cảm thì cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống. Nên loại bỏ những món ăn, thức uống có chứa nhiều axit như cam, bưởi, cà chua, nước ngọt có gas,… ra khỏi chế độ ăn hàng ngày. Đặc biệt là tránh tiêu thụ những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
Đồng thời, thêm vào chế độ ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như táo, chuối để bổ sung cho cơ thể nhiều khoáng chất, từ đó phòng tránh tình trạng ê buốt răng.
Tăng cường những loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như bơ, sữa, hạnh nhân, rau cải màu xanh đậm,… Tình trạng thiếu canxi là nguyên nhân gây ra các vấn đề về răng miệng, trong đó có răng ê buốt.
Thăm khám sức khỏe răng miệng
Bên cạnh điều chỉnh lại thói quen vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh cũng nên đến trực tiếp các trung tâm nha khoa để được các bác sĩ kiểm tra, thăm khám và điều trị kịp thời. Từ đó, phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm do tình trạng răng ê buốt, nhạy cảm gây ra. Bất cứ ai cũng nên duy trì thói quen thăm khám răng miệng định kỳ 2 – 3 lần/năm.
▷ Xem thêm: Nguyên nhân gây ê buốt răng và cách điều trị hiệu quả
Đảm bảo vệ sinh răng miệng và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng ê buốt răng
Giải pháp ngăn ngừa tình trạng ê buốt răng
Tình trạng răng ê buốt khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, đau buốt, mất cảm giác ngon miệng. Vì vậy để ngăn ngừa tình trạng này, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Lựa chọn loại bàn chải lông mềm. Thay bàn chải đánh răng định kỳ tối thiểu 3 tháng/lần hoặc khi lông bàn chải có dấu hiệu mòn, xơ, toe ra hai bên.
- Sau khi ăn xong không chải răng ngay mà hãy chờ ít nhất 30 phút. Vì lúc này độ PH trong khoang miệng sẽ rất thấp, nếu bạn đã ăn hoặc uống những thực phẩm có chứa nhiều axit thì việc đánh răng sẽ dễ làm răng bị mài mòn và dẫn đến ê buốt.
- Chải răng theo chuyển động tròn, không dùng lực quá mạnh, làm sạch răng ở mọi ngóc ngách.
- Không ăn thức ăn quá cứng, không dùng răng để cắn móng tay hay mở nắp chai.
Vệ sinh và đánh răng đúng cách là biện pháp ngăn ngừa ê răng hiệu quả
Hy vọng qua những thông tin mà bài viết trên chia sẻ bạn đã biết được ê buốt răng do đâu? Điều trị ê buốt răng như thế nào? Răng ê buốt sẽ không là vấn đề nếu bạn biết chăm sóc răng miệng đúng cách và có chế độ ăn uống hợp lý. Nếu có gì bất thường hoặc nghi ngờ các bệnh lý răng miệng bạn có thể liên hệ đến số hotline 1900 6899 của Nha Khoa Kim để được tư vấn cụ thể và đặt lịch thăm khám sớm nhất.
Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.