Niềng Răng Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì?

Người mới niềng răng ăn gì và khiêng ăn gì là câu hỏi của rất nhiều khách hàng khi mới bắt đầu niềng răng. Rất nhiều băn khoăn vì không biết phải làm làm sao để vừa nạp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể vừa không làm ảnh hưởng hay vướng víu mắc cài. Nếu bạn cũng trong số đó thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Nha Khoa Kim nhé!

Ăn nhai ảnh hưởng gì đến niềng răng?

Trong quá trình niềng răng, bạn nên xây dựng cho mình chế độ ăn uống hợp lý và khoa học. Điều này nhằm hạn chế các vấn đề không mong muốn có thể xảy ra như bung mắc cài, đứt dây cung, chun buộc bị ngả màu,… Từ đó mang lại hiệu quả chỉnh nha như mong muốn cũng như đảm bảo thời gian điều trị như dự kiến.

Ăn nhai ảnh hưởng gì đến niềng răng?

Ăn nhai ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả khi niềng răng

Chưa kể, trong thời gian đầu niềng răng, việc chưa quen với các khí cụ trên răng sẽ dễ làm má, nướu bị trầy xước, chảy máu, khiến hoạt động ăn nhau gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, để làm giảm tần suất ăn nhai cũng như hạn chế những tác động lên răng, từ đó làm giảm đau nhức hiệu quả, bạn nên ăn những thực phẩm phù hợp.

Việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý trong thời gian niềng răng không chỉ giúp cơ thể hấp thu đầy đủ dưỡng chất mà còn hạn chế được tình trạng sụt cân, hóp má làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Niềng răng nên ăn gì?

Ở những ngày đầu, việc chưa quen với khí cụ chỉnh nha có thể làm cản trở hoạt động của môi, lưỡi, hàm, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, người mới niềng răng nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm sau đây:

Thức ăn chín, mềm

Bạn nên ưu tiên ăn những loại thức ăn ở dạng mềm, đã được nấu chín như cháo, súp, bún, phở,…vì chúng dễ nuốt và không phải nhai nhiều nên có thể hạn chế những tác động đến răng miệng. Những thức ăn này cũng cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tránh tình trạng suy nhược.

Sữa và thực phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa như bánh, phô mai, bơ, sữa chua,…cũng là lựa chọn cho những người mới niềng răng. Bởi chúng không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn dễ ăn nhai, không bắt buộc răng hàm phải làm việc quá nhiều.

Trứng và các món ăn từ trứng

Trứng và các món ăn từ trứng như bánh bông lan, bánh flan,…chứa nhiều vitamin D – đây là một dưỡng chất rất tốt cho răng. Vì vậy, người niềng răng không nên bỏ qua các thực phẩm này trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình đâu nhé.

Các loại rau, củ, quả

Người niềng răng nên ăn nhiều rau, củ, quả vì chúng chứa nhiều chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể, có tác dụng tăng sức đề kháng, hạn chế tình trạng suy nhược vì cơn đau nhức dai dẳng khi niềng răng. Ngoài ăn trực tiếp, bạn cũng có thể chế biến thành nước ép, sinh tố để uống

Ngũ cốc dinh dưỡng

Các loại ngũ cốc dinh dưỡng như lúa mì, đậu hũ, sandwich,…rất được lòng những người niềng răng vì chúng không chỉ dễ nhai, nuốt mà còn giúp cơ thể bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng, đặc biệt là tinh bột, cung cấp đủ năng lượng cho bạn hoạt động cả ngày.

Các loại thịt, hải sản

Trong chế độ ăn của người niềng răng, nhất định không thể thiếu thịt và hải sản. Chúng không chỉ là những thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn chứa hàm lượng protein dồi dào, giúp hạn chế tình trạng sụt cân trong suốt quá trình niềng răng.

Ở những ngày đầu mới niềng răng, nếu không thể nhai, bạn có cắt nhỏ, bằm hoặc xay nhuyễn thịt, hải sản để nấu cùng cháo, súp.

Niềng răng nên ăn gì?

Người mới niềng răng nên ăn những loại thực phẩm mềm, loãng và dễ tiêu hóa

Niềng răng kiêng ăn gì?

Để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và đảm bảo hiệu quả niềng răng, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm sau đây:

Thực phẩm dai, cứng

Việc ăn nhai các loại thực phẩm dai, cứng như kẹo, đá lạnh,sườn nướng, bạch tuộc nướng,…sẽ gây ảnh hưởng xấu đến răng hàm cũng như các khí cụ niềng răng khiến răng dễ ê buốt, dịch chuyển, mắc cài và dây cung dễ bị đứt.

Thực phẩm dẻo, dính

Thực phẩm dẻo, dính như bánh dầy, bánh nếp, kẹo cao su, kẹo dẻo,…chính là “khắc tính” của răng niềng. Bởi để nghiền nát các thực phẩm này bắt buộc răng hàm phải tăng tần suất hoạt động, khiến tình trạng đau nhức trở nên trầm trọng hơn.

Chưa kể, thức ăn dẻo, dính còn dễ mắc kẹt trên mắc cài rất khó để vệ sinh. Điều này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại sinh sôi, phát triển gây nên các bệnh lý về răng miệng, điển hình là sâu răng.

Thực phẩm quá nóng/quá lạnh

Trong giai đoạn niềng răng, vì răng đang chịu lực kéo của các khí cụ chỉnh nha nên chân răng sẽ khá yếu so với bình thường. Lúc này, việc ăn các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây ra tình trạng ê buốt, đau nhức răng.

Thực phẩm giòn, nhiều vụn

Khi niềng răng, nên tránh ăn những loại thực phẩm giòn, nhiều vụn như bánh mỳ, bánh quy, snack,…Vì vụn thức ăn khi bám sâu trong mắc cài hoặc kẽ răng sẽ rất dễ bị bỏ sót khi vệ sinh. Sau một thời gian sẽ gây nên các bệnh lý về răng miệng làm ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha và kéo dài thời gian điều trị

Thực phẩm nhiều đường, tinh bột

Các loại thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột như bánh kẹo, thức ăn nhanh,…sẽ làm tăng nguy cơ sản sinh axit gây sâu răng cũng như các bệnh lý về răng miệng khác làm kéo dài thời gian và hiệu quả chỉnh nha.

Niềng răng kiêng ăn gì?

Người mới niềng răng nên kiêng ăn những loại thực phẩm dai, cứng, quá nóng hoặc quá lạnh

Cách nhai khi niềng răng

Việc ăn nhai trong quá trình niềng răng, đặc biệt là niềng mắc cài sẽ tương đối khó khăn. Vì vậy, bên cạnh việc cắt nhỏ thức ăn ra thì người niềng răng cũng cần chú ý những cách nhai sau:

Bước 1: Chia nhỏ thức ăn

Việc cắt thức ăn thành những phần nhỏ sẽ giúp giảm áp lực mà răng phải chịu trong quá trình nhai xé thức ăn. Điều này giúp hạn chế bung, gãy và tuột mắc cài. Đồng thời, việc chia nhỏ thức ăn giúp hệ tiêu hóa dễ hấp thụ và tiêu hóa hơn.

Bước 2: Nhai bằng răng hàm

Răng hàm (hay răng cối) là phần răng đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính, vì vậy cũng chỉ có răng hàm mới có thể chịu được áp lực của niềng răng khi nhai. Hạn chế sử dụng răng cửa và các răng nanh trong việc ăn nhai, đặt biệt là giai đoạn đầu khi niềng răng. Lúc này răng còn khá nhạy cảm, việc ăn nhai mạnh sẽ khiến răng có cảm giác đau nhức, khó chịu.

Bước 3: Ăn chậm nhai kỹ

Dưới tác động từ lực siết của mắc cài kết hợp với việc ăn nhai quá mạnh sẽ khiến răng đau nhức, ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp làm dịu cơn đau hiệu quả. Đồng thời, việc ăn chậm và nhai kỹ cũng sẽ giúp hạn chế trường hợp bung và tụt mắc cài khi ăn. 

Lưu ý khi ăn uống trong quá trình niềng răng

Để bảo vệ sức khỏe răng miệng và có kết quả niềng tốt hơn, trong quá trình niềng răng bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Ăn chậm, nhai kỹ, nếu răng vẫn còn đau nhức bạn nên cắt nhỏ thức ăn để tránh những tác động đến răng.
  • Không dùng răng để cắn các vật như nắp chai, nắp lon để tránh làm hỏng khí cụ chỉnh nha.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm và đánh răng ít nhất 4-5 lần/ngày, sau mỗi bữa ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.
  • Dùng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa hoạt chất fluoride để bảo vệ răng chắc khỏe trong suốt quá trình niềng răng.
  • Tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ chỉnh nha, tái đúng lịch hẹn để theo dõi quá trình răng dịch chuyển cũng như kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề bất thường có thể xảy ra đối với răng.

Lưu ý khi ăn uống trong quá trình niềng răng

Cần đảm bảo vệ sinh răng và khi cụ niềng sau ăn uống

Câu hỏi về thực đơn ăn khi niềng răng

Bên cạnh niềng răng ăn gì, kiêng ăn gì, Nha Khoa Kim cũng nhận được rất nhiều câu hỏi khác về chế độ ăn uống khi niềng răng:

Niềng răng bao lâu thì ăn được cơm?

Sau khoảng 2-3 ngày niềng răng, bệnh nhân đã quen dần với các khí cụ chỉnh nha, các cơn đau cũng đã thuyên giảm nên có thể ăn cơm. Tuy nhiên, điều này còn phục thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân. Nếu không cảm thấy đau nhức sau khi đeo khí cụ thì có thể ăn cơm bình thường với thức ăn mềm.

Bữa sáng cho người niềng răng như thế nào?

Để đảm bảo năng lượng hoạt động cho một ngày dài bạn nhất định không được bỏ qua bữa sáng. Đối với người niềng răng, bữa sáng lại càng quan trọng để tránh tình trạng sụt cân ngoài ý muốn. Về cơ bản, bạn có thể ăn bất cứ thứ gì bạn thích, chỉ cần là thực phẩm mềm và đáp ứng được yếu tố về dinh dưỡng.

Niềng răng ăn mì được không?

Mì là loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, không cần sử dụng lực nhai quá nhiều và ít bám dính lên răng sau khi ăn. Vì vậy, đối với người mới niềng răng bạn hoàn toàn có thể bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống của mình.

Niềng răng ăn kem được không?

Trong quá trình niềng răng, chân răng sẽ có phần yếu hơn so với bình thường do lực kéo của mắc cài hoặc khay niềng. Vì vậy, việc ăn thực phẩm quá lạnh như kem sẽ khiến răng bị ê buốt, khó chịu. Tốt nhất là bạn nên hạn chế ăn món ăn này cũng như các loại thực phẩm tương tự khác.

thực đơn cho người niềng răng

Những câu hỏi liên quan đến chố độ ăn uống cho người mới niềng răng

Bài viết trên là toàn bộ những thông tin cần biết về niềng răng nên ăn gì và kiêng gì? Có thể thấy chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng giúp quá trình niềng răng diễn ra hiệu quả và an toàn hơn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ ngay với Nha Khoa Kim qua hotline: 1900-7899 để được tư vấn kỹ hơn nhé!

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.