Những điều cần biết về tụt lợi và các phương pháp điều trị

Mọi người thường chỉ phát hiện mình bị tụt lợi khi tình trạng đã trở nên nghiêm trọng, khi chân răng bị hở và ảnh hưởng đến tính thẫm mỹ. Để phòng tránh tình trạng này bạn cần biết tụt lợi là gì, nguyên nhân và cách phòng tránh, hoặc cách điều trị khi tình trạng đã trở nên nghiêm trọng. 

Lợi bị tụt có mọc lại được không?

Lợi hay nướu là lớp mô lành bao phủ quanh phần thân răng. Mô lợi khi bị tổn thương lâu dài sẽ thoái hóa, tụt lợi, để lộ phần chân răng.

Tình trạng tụt lợi lộ chân răngTình trạng tụt lợi lộ chân răng

Khác với phần thân răng, chân răng không có lớp men bao phủ. Điều này khiến chân răng bị nhạy cảm và dễ thoái hóa.

Khi mô lợi đã thoái hóa sẽ không mọc trở lại. Tuy nhiên, có thể thực hiện một số liệu trình để hồi phục mô lợi quanh răng.

Bài viết này mô tả các liệu trình điều trị tụt lợi khác nhau và đưa ra các cách giúp làm chậm hoặc dừng quá trình thoái hóa lợi.

Lý do khiến tụt lợi?

Có nhiều yếu tố có thể gây tụt lợi, bao gồm:

Bệnh nha chu

Bệnh nha chu, là cách gọi cho trường hợp nhiễm trùng, viêm lợi và các cơ quan khác trong miệng.

Chảy máu chân răng là triệu chứng thường thấy của bệnh nha chuChảy máu chân răng là triệu chứng thường thấy của bệnh nha chu

Nguyên nhân gây ra bệnh nha chu là do sự tích tụ của vi khuẩn hay còn gọi là mảng bám.

Yếu tố có thể gây ra hoặc góp phần gây bệnh nha chu bao gồm:

  • Chăm sóc răng miệng kém
  • Răng khấp khểnh
  • Lớp trám răng bị bong
  • Cầu răng hoặc răng giả không còn vừa
  • Do yếu tố di truyền
  • Rối loạn hormone do mang thai hoặc uống thuốc tránh thai
  • Các loại thuốc gây khô miệng
  • Các chứng rối loạn hệ miễn dịch
  • Trầm cảm
  • Hút thuốc
 

 

Bệnh nha chu có hai giai đoạn:

I. Viêm lợi

Viêm lợi khiến lợi sưng, đỏ và đôi khi chảy máu. Nếu không điều trị, viêm lợi có thể dẫn đến viêm nha chu.

II. Viêm nha chu

Viêm nha chu là giai đoạn cuối của bệnh nha chu và gây ra tụt lợi.

Khi lợi và các mô liên kết bị tác động và tách khỏi răng, các chỗ trống hình thành dẫn đến sự tích tụ của vi khuẩn. Qua thời gian, các vi khuẩn khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

Nếu lợi bị tụt quá nhiều, có thể dẫn đến tiêu xương, khiến răng lỏng lẻo hoặc rụng ra.

Đánh răng sai hoặc quá mạnh

Đánh răng thường xuyên rất quan trọng trong việc giữ vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, đánh răng không đúng có thể gây tụt lợi. Viền lợi là phần lợi tiếp xúc với thân răng. Đánh răng không đúng cách hoặc quá mạnh có thể tổn thương phần mô này, gây ra nguy cơ viêm lợi và tụt lợi.

Đánh răng không đúng cách có thể gây tổn thương lợiĐánh răng không đúng cách có thể gây tổn thương lợi

Các nhân tố đánh răng sai có thể gây tụt lợi bao gồm:

  • Dùng lực quá mạnh
  • Sử dụng bàn chải có lông cứng
  • Đánh răng theo chiều ngang, rộng

Nghiến răng

Một số người có thói quen nghiến răng khi ngủ. Hành động này tạo áp lực mạnh lên lợi, có thể gây tụt lợi qua thời gian.

Nghiến răng có thể khiến răng bị lung lay, tạo khoảng trống giữa răng và lợi và tích tụ vi khuẩn, lâu dài sẽ gây ra viêm lợi, khiến tình trạng tụt lợi nghiêm trọng hơn.

Do chấn thương

Nếu lợi bị tổn thương có thể khiến tụt lợi tại vị trí đó, nguyên nhân như:

  • Té ngã hoặc các tai nạn tương tự
  • Trong quá trình điều trị răng
  • Khi đeo răng giả không vừa, không phù hợp
  • Chơi các môn thể thao va chạm mạnh

Điều trị

Quá trình điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây tụt lợi. Các phương pháp sau có thể giúp gắn lại hoặc hồi phục mô lợi xung quanh răng:

Làm sạch sâu chân răng

Làm sạch chân răng là một trong những phương án được nha sĩ đề xuất đầu tiên đối với trường hợp tụt lợi.

Quá trình này loại bỏ mảng bám và cao răng nằm bên dưới lợi, nơi mà bàn chải đánh răng không tiếp cận được.

Sau đó nha sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng để làm trơn, làm mượt bề mặt chân răng, giúp lợi bám vào răng.

Phẫu thuật ghép lợi

Nha sĩ có thể đề xuất phẫu thuật ghép lợi nếu lợi đã bị tụt quá sâu.

Đối với phẫu thuật ghép lợi, nha sĩ phẫu thuật sẽ lấy một phần mô ở bất kỳ vị trí nào trong miệng để che phần chân răng bị lộ.

Phẫu thuật ghép lợi giúp ngăn việc tiêu xương và ngăn tình trạng tụt lợi trầm trọng hơn. Nó còn có thể bảo vệ các chân răng bị lộ khỏi sâu răng.

 

 

Phòng ngừa

Các cách dưới đây có thể giúp giảm hoặc ngăn chặn quá trình tụt lợi:

Giữ thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn

  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa fluor
  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày sử dụng bàn chải có lông mềm
  • Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn để diệt vi khuẩn và xả sạch các vụn thức ăn
  • Sử dụng bàn chải có kích thước và hình dạng phù hợp để tiếp cận các vùng sâu trong miệng
  • Thay bàn chải đánh răng ít nhất 2 – 4 tháng
  • Thăm khám răng đều đặn

Đánh răng đúng cách

Đánh răng đúng cách có thể ngăn ngừa tụt lợi.

  • Đặt bàn chải ngiêng với viền lợi một góc 45 độ
  • Dùng lực vừa phải, đưa bàn chải lên xuống
  • Chải kỹ mặt ngoài và mặt trong, cũng như bề mặt nhai của răng
  • Giữ bàn chải theo chiều dọc khi chải mặt trong của các răng trước
  • Chải răng trong vòng 2 phút

Bạn cũng nên hỏi nha sĩ các kỹ thuật đánh răng phù hợp cho tình trạng lợi hiện tại

Đeo máng chống nghiến

Đeo máng chống nghiến vào buổi tối có thể giúp ngăn tụt lợi do nghiến răng. Máng chống nghiến phân bố đều lực cắn và có tác dụng như lớp khiên ngăn giữa hàm răng trên và dưới.

Máng chống nghiến giảm áp lực lên răng và lợi khi ngủMáng chống nghiến giảm áp lực lên răng và lợi khi ngủ

Bạn có thể tìm máng chống nghiến tại các tiệm thuốc, tuy nhiên, máng chống nghiến được bác sĩ điều chỉnh sẽ tạo sự vừa vặn và dễ chịu hơn.

Thay các răng giả, phần trám không còn bền

Các loại răng giả trước đây vừa vặn có thể trở nên lỏng lẻo qua thời gian. Điều này có thể xảy ra do nhiều lý do:

  • Xương và nướu tiêu giảm lại qua thời gian
  • Vị trí hàm không khớp
  • Răng giả và lớp trám bị thoái hóa

Răng giả và lớp trám không khít có thể va chạm và gây khó chịu cho lợi, khiến lợi tụt ngay cả khi các răng xung quang vẫn đang khỏe mạnh. Trường hợp này nên thay thế răng giả hoặc lớp trám.

Thăm khám nha sĩ thường xuyên

Thăm khám thường xuyên để phát hiện sớm trường hợp tụt lợi.

Thăm khám cũng sẽ giúp nha sĩ phát hiện và thay thế các lớp trám hoặc răng giả không vừa, là những nguyên nhân gây tụt lợi

Một khi lợi đã tụt sẽ không thể mọc lại. Tuy nhiên, một số liệu trình điều trị có thể gắn và hồi phục mô lợi quanh răng.

Giữ thói quen vệ sinh răng miệng điều đặn và thăm khám răng thường xuyên có thể ngăn ngừa, làm chậm hoặc dừng quá trình tụt lợi

 

 

 

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.