Hướng dẫn cách vệ sinh răng niềng sạch đúng cách

Niềng răng là giải pháp hiệu quả giúp khắc phục tình trạng khấp khểnh, răng hô được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Trong quá trình niềng răng, để đạt được hiệu quả tốt nhất người niềng cần đảm bảo tốt việc vệ sinh và làm sạch răng miệng. Bởi thức ăn và các mảng bám nếu không được loại bỏ sạch sẽ dẫn đến nguy cơ sâu và kết quả sau niềng. Cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu chi tiết hơn về cách vệ sinh và làm sạch răng miệng khi niềng trong bài viết sau.

Vì sao phải vệ sinh răng miệng kỹ khi niềng răng?

Niềng răng là phương pháp sử dụng khí cụ (dây cung, mắc cài, thun buộc…) chuyên dụng được gắn cố định hoặc tháo lắp trên răng để giúp dịch chuyển và sắp xếp răng về đúng vị trí. Hiện nay có 2 phương pháp niềng chính là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt. 

vệ sinh răng miệng khi niềng răng Niềng răng giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí

Trong quá trình đeo niềng, thức ăn rất dễ bám và mắc lại ở những vị trí có khí cụ. Đó là nguyên nhân hình thành mảng bám và dẫn đến các bệnh lý răng miệng như: hôi miệng, sâu răng… ảnh hưởng tới quá trình niềng răng. Vì thế, người niềng răng cần chăm sóc răng miệng kỹ hơn để duy trì hàm răng khỏe, đảm bảo tiến trình và kết quả điều trị.

Các cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng

Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày thì người niềng răng cần chú ý thêm các điều sau:

Bàn chải đánh răng

Trong quá trình niềng nên sử dụng các loại bàn chải lông mềm chuyên dụng nhằm làm sạch và loại bỏ các mảng bám trên răng hiệu quả. Các bước đánh răng cho người niềng như sau:

  • Bước 1: Dùng bàn chải lông mềm với một lực vừa phải và kem đánh răng có chứa fluor.
  • Bước 2: Đặt bàn chải trên phần răng tiếp giáp nướu, xoay tròn.
  • Bước 3: Đẩy lông bàn chải luồn qua dây thép mắc cài lấy đi thức ăn và mảng bám.

Lưu ý: Bạn phải để lông bàn chải tựa lên nướu và răng. Nếu bạn tựa bàn chải lên dây cung môi, bàn chải ở cách xa nướu, việc chải răng sẽ không hiệu quả.

Bàn chải kẽ

Bàn chải kẽ được thiết kế riêng dành cho việc làm sạch các khe giữa các răng, giúp loại bỏ dễ dàng thức ăn thừa còn đọng lại trên kẽ răng, nơi mà bàn chải thông thường không thể tác động đến được.

Bàn chải kẽ có 2 loại: loại chữ I giúp làm sạch các răng phía trước như răng cửa, loại chữ L giúp làm sạch các răng bên trong như răng hàm.

Cách thực hiện: Đặt đầu bàn chải nghiêng ở vùng chân răng giữa 2 răng, đưa bàn chải luồn bên dưới dây cung môi, chải chậm rãi, nhẹ nhàng.

Sử dụng bàn chải kẽ răngBàn chải kẽ được thiết kế riêng dành cho việc làm sạch các khe giữa các răng

Chỉ nha khoa

Ngoài bàn chải kẽ thì chỉ nha khoa cũng là dụng cụ nha khoa giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thay cho các loại tăm tre truyền thống. Sở hữu kích thước mỏng và nhỏ, chỉ nha khoa giúp làm sạch và loại bỏ các mảng thức ăn bám nơi kẽ răng nhanh chóng mà không gây thưa răng. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy một đoạn chỉ dài khoảng 30 – 45cm.
  • Bước 2: Cuộn hai đầu chỉ vào hai ngón giữa, căng đoạn chỉ này bằng hai ngón cái và ngón trỏ sao cho ở giữa còn một đoạn khoảng 3 – 5cm.
  • Bước 3: Kéo nhẹ nhàng để sợi chỉ chui lọt vào kẽ răng, sau đó uốn sợi chỉ ôm quanh răng.
  • Bước 4: Kéo chỉ lên xuống để làm sạch răng.

▷ Xem chi tiết hơn: Cách dùng tăm chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng đúng cách

Sử dụng chỉ nha khoaChỉ nha khoa là phụ kiện vệ sinh răng miệng hiệu quả

Máy tăm nước

Những tia nước vô cùng nhỏ nhưng lực tác động mạnh của máy tăm nước sẽ đánh bay các mảnh vụn thức ăn còn sót lại trên răng, hiệu quả gấp nhiều lần so với sử dụng bàn chải thông thường.

Khởi động máy tăm nước ở chế độ vừa phải để các tia nước làm sạch từng kẽ răng, cung niềng. Không nên bật máy tăm nước ở mức công suất tối đa, tránh làm cho mắc cài và dây cung bị lệch cũng như sẽ làm tổn thương nướu gây chảy máu.

Sử dụng tăm nước vệ sinh răng niềngMáy tăm nước có hiệu quả làm sạch gấp nhiều lần so với sử dụng bàn chải thông thường

Nước súc miệng

Sử dụng nước súc miệng mỗi ngày giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng, hỗ trợ răng chắc khỏe và trắng sáng hơn, đặ biệt đối với người niềng răng. Thành phần fluoride chứa trong nước súc miệng giúp răng chắc khỏe và hạn chế ê buốt trong quá trình niềng. Theo các bác sĩ, nên sử dụng nước súc miệng 2 lần mỗi ngày sau khi đánh răng xong sẽ giúp bảo vệ răng hiệu quả nhất. 

Vệ sinh và lấy cao răng định kỳ

Thực hiện lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần là điều cần thiết giúp ngăn ngừa và hạn chế tình trạng viêm nha chu hiệu quả. Đặc biệt đối với người niềng răng, các mảng bám dễ hình thành và xuất hiện nhanh hơn người bình thường. Do đó, bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch tại nhà thì lấy cao răng là điều cần thiết.

Lưu ý chăm sóc răng trong quá trình niềng 

Ngoài việc vệ sinh răng miệng sạch thì trong quá trình niềng bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Thực hiện đeo máng niềng đúng thời gian đối với các loại niềng răng bằng khay trong suốt. 
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm quá cứng hoặc quá dai
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứ nhiều đường, tinh bột
  • Khi ăn nên cắt nhỏ thức ăn, hạn chế tác động mạnh lên phần mắt cài
  • Trong giai đoạn đầu khi mới niềng răng nên ăn các loại thực phẩm mềm và loãng như: cháo, súp, canh,… 

Vệ sinh răng niềng sạch và đúng cách giúp hạn chế các biến chứng và bệnh lý răng miệng trong quá trình chỉnh răng. Bên cạnh đó, cần tuân thủ đúng lời dặn của bác sĩ và tái khám răng định kỳ nhằm đảm bảo răng được siết theo đúng lịch trình. Nếu còn thắc mắc gì liên quan đến vấn đề niềng răng và vệ sinh răng miệng thì liên hệ ngay số hotline: 1900 6899 để được Nha Khoa Kim tư vấn kỹ hơn nhé!

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT HẸN THĂM KHÁM

Quý khách vui lòng để lại thông tin, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ trong vòng 3 phút. (Thời gian làm việc của tổng đài từ 7h30 đến 23h30)