Hở hàm ếch: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa

Hở hàm ếch là một trong những dạng dị tật bẩm sinh mà trẻ hay gặp phải. Mặc dù không gây tử vong nhưng tình trạng trạng này lại khiến trẻ gặp nhiều khó khăn khi ăn uống, giao tiếp và hòa nhập với xã hội. Vậy hở hàm ếch là gì? Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa ra sao? Cùng Nha Khoa Kim tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.

Hở hàm ếch là gì?

Tật hở hàm ếch thường đi kèm với sứt môi. Sứt môi là tình trạng môi trên phát triển không đều, một phần môi trên khiếm khuyết tạo ra khe nứt ở đường giữa của môi trên. Còn hở hàm ếch là tình trạng vòm miệng bị khiếm khuyết trong quá trình phát triển tạo ra khe hở ở giữa khoang mũi và vòm miệng.

Tật sứt môi và hở hàm ếch thường sẽ có 3 dạng:

  • Hở hàm ếch nhưng không sứt môi
  • Sứt môi nhưng không hở hàm ếch
  • Sứt môi cả hở hàm ếch.

Hở hàm ếch là gì?

Hở hàm ếch là tình trạng vòm miệng bị khiếm khuyết trong quá trình phát triển 

Nguyên nhân gây hở hàm ếch

Nguyên nhân gây hở vòm miệng rất phức tạp, khó xác định một cách rõ ràng. Dị tật này được cho là ảnh hưởng của yếu tố di truyền và yếu tố môi trường.

Thời điểm hình thành môi của thai nhi là vào giữa tuần thứ 4 và thứ 5. Hàm trên được hình thành vào giữa tuần thứ 7 và thứ 8 của thai kỳ. Trong thời điểm này, nếu có các yếu tố bên ngoài tác động xấu đến thai phụ thì nguy cơ cao thai nhi khi sinh ra sẽ gặp phải dị tật sứt môi, hở vòm miệng.

Một số nguyên nhân thường gặp như:

  • Do di truyền, có người cận huyết thống bị dị tật này.
  • Trong khoảng thời gian đầu mang thai, mẹ bị nhiễm virus Rubella, cảm cúm,… từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12.
  • Chế độ ăn thiếu axit folic, vitamin B12 và vitamin B6.
  • Mẹ thường xuyên uống rượu, hút thuốc lá.
  • Bố mẹ mắc bệnh lậu, giang mai không điều trị tận gốc.
  • Thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, nhiễm hóa chất, tia phóng xạ,…

Ngoài ra, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh khác như:

  • Trong thời kỳ mang thai, mẹ thường xuyên bị lo lắng, căng thẳng, suy nghĩ quá nhiều.
  • Mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng.
  • Bố mẹ lớn tuổi, sức khỏe kém.

Nguyên nhân gây hở hàm ếch

Hở hàm ếch thường xuất hiện ở trẻ do nguyên nhân mẹ nhiễm vius, di truyền hoặc các thói quen xấu khác

Sứt môi hở hàm ếch phát hiện khi nào?

Tật khe hở môi hàm có thể phát hiện ra ngay khi sinh và không cần làm các xét nghiệm đặc biệt để chẩn đoán. Ngày nay, dị tật này càng được nhìn thấy trên siêu âm càng sớm càng tốt trước khi thai nhi ra đời.

Siêu âm trước sinh là một xét nghiệm tạo ra hình ảnh của thai nhi khi đang còn trong bụng mẹ bằng cách sử dụng sóng âm thanh. Thông qua việc phân tích các hình ảnh, bác sĩ có thể nhận ra sự khác biệt trong cấu trúc khuôn mặt.

Có thể phát hiện ra tật sứt môi khi siêu âm vào khoảng tuần thứ 13 của thai kỳ. Việc chẩn đoán khe hở môi có thể chính xác và dễ dàng hơn khi thai nhi tiếp tục phát triển. Nếu trẻ bị hở vòm miệng nhưng không bị sứt môi sẽ khó nhìn hơn khi sử dụng siêu âm.

Sứt môi hở hàm ếch phát hiện khi nào?

Sứt môi hở hàm ếch thường được phát hiện ở tuần thứ 13 của thai kỳ

Phương pháp điều trị bệnh hở hàm ếch

Mục đích của việc điều trị hở vòm miệng là giúp trẻ cải thiện khả năng ăn nhai, nói chuyện và để có được diện mạo bình thường. Dựa trên tình trạng cụ thể của trẻ, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật chỉnh sửa nứt môi và vòm miệng để sửa chữa khe hở ban đầu. Sau đó, có thể phẫu thuật tiếp để cải thiện lời nói cũng như cải thiện sự xuất hiện của môi và mũi.

Phẫu thuật hở hàm ếch thường được thực hiện lần lượt như sau:

  • Từ 3 đến 6 tháng đầu: Phẫu thuật sửa môi.
  • 12 tháng tuổi hoặc sớm hơn nếu có thể: Phẫu thuật sửa hở hàm ếch.
  • Giữa 2 tuổi và cuối tuổi thiếu niên: Phẫu thuật tiếp theo.

Các biện pháp phẫu thuật sẽ bao gồm:

Sửa môi

Phẫu thuật sửa môi sẽ giúp trẻ cải thiện hình dạng, cấu trúc và chức năng môi bình thường. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành rạch 2 bên khe hở và tạo ra các vạt mô, mục đích là để đóng sự tách biệt trong môi. Sau đó, sẽ khâu các vạt lại với nhau, bao gồm cả cơ môi.

Sửa vòm miệng

Bác sĩ có thể sử dụng các thủ tục khác nhau để đóng tách và xây dựng lại vòm miệng, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhi. Bác sĩ sẽ tiến hành rạch hai bên khe hở và sắp xếp lại các mô, cơ, sau đó khâu kín lại.

Phẫu thuật ống tai

Đối với trẻ em mắc phải dị tật này, có thể đặt ống tai để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tai mãn tính, dẫn đến mất thính giác. Theo đó, bác sĩ sẽ đặt các ống nhỏ hình ống trong màng nhĩ để tạo lỗ mở và ngăn không cho chất lỏng tích tụ.

Phẫu thuật tái tạo ngoại hình

Đây là phẫu thuật bổ sung, được thực hiện để cải thiện hình dáng của miệng, môi và mũi trẻ.

Phương pháp điều trị bệnh hở hàm ếch

Tùy vào tình trạng mà bác sĩ sẽ tiến hành sửa môi và vòm miệng 

Biện pháp phòng ngừa hở hàm ếch

Các nghiên cứu chỉ ra rằng axit folic có thể ngăn ngừa tật hở vòm miệng. Vì thế, phụ nữ nên bổ sung từ 0.4 – 1 mg axit folic cho cơ thể mỗi ngày trước khi mang thai ít nhất một tháng và trong khi mang thai. Bằng cách ăn các loại rau xanh, ngũ cốc,…hay sử dụng viên uống.

Ngoài ra, để phòng bệnh thì trước khi mang thai bố mẹ cần chuẩn bị sức khỏe cho thật tốt:

  • Trong giai đoạn mang thai, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý. Dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, khám thai định kỳ.
  • Không tiếp xúc với các tác nhân tác động xấu đến thai nhi như tia phóng xạ, chất hóa học.
  • Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh suy nghĩ quá nhiều bằng cách tập thể dục như đi bộ, yoga, dưỡng sinh.
  • Cẩn thận khi dùng các loại thuốc trong thời gian mang thai, kể cả vitamin A.
  • Khi có ý định mang thai nên tiêm phòng cách loại vắc-xin đầy đủ như cúm, rubella,…

Biện pháp phòng ngừa hở hàm ếch

Duy trì chế độ ăn uống khoa học và không tự ý sử dụng thuốc trong quá trình mang thai là biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Hy vọng qua những thông tin mà Nha Khoa Kim vừa chia sẻ ở bài viết trên, bố mẹ đã có thể trang bị cho mình các kiến thức hữu ích về hở hàm ếch. Vì đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm, nên nếu trẻ chẳng may gặp phải dị tật này mẹ cũng không cần phải quá lo lắng. Thay vào đó hãy đưa trẻ đến gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời.

Mỗi phòng khám thuộc hệ thống Nha Khoa Kim được Sở Y tế các tỉnh thành thẩm định các danh mục kỹ thuật khác nhau. Quý khách sẽ được thực hiện các dịch vụ theo đúng những danh mục kỹ thuật mà Sở Y tế cho phép. Những danh mục khác sẽ được thực hiện tại bệnh viện.

ĐẶT LỊCH HẸN

Để biết thêm thông tin, Quý Khách vui lòng cung cấp số điện thoại, Nha Khoa Kim sẽ liên hệ đến Quý Khách trong thời gian sớm nhất.